spot_img
26.7 C
Ho Chi Minh City
Thứ sáu, 20 Tháng chín, 2024
More

    Chán ăn, mệt mỏi, buồn nôn… cảnh giác với hạ natri máu

    spot_img

    Nguyên nhân thường gặp gây hạ natri máu

    Hạ natri máu xảy ra khi nồng độ natri trong máu thấp hơn ngưỡng bình thường 135 – 145 mEq/L. Natri có vai trò giúp duy trì huyết áp bình thường, hỗ trợ hoạt động của các dây thần kinh, cơ bắp và điều chỉnh cân bằng lượng nước trong và ngoài tế bào.

    Hạ natri máu là tình trạng phổ biến thường gặp trên lâm sàng, có nhiều nguyên nhân gây hạ natri máu, trong đó thường gặp:

    • Do tác dụng phụ khi sử dụng một số loại thuốc: Thuốc chống trầm cảm, thuốc lợi tiểu, thuốc giảm đau…
    • Mắc hội chứng tăng tiết hormone chống bài niệu (ADH) khiến ADH được sản xuất nhiều hơn bình thường.
    • Do mất nước do nôn mạn tính, nôn nặng, tiêu chảy, bỏng, mồ hôi, chấn thương…
    • Do uống quá nhiều nước làm thận tăng bài tiết nước, loãng lượng natri trong máu.
    • Do thay đổi nội tiết tố, suy tuyến thượng thận.
    • Do mắc một số bệnh lý. Nếu người bệnh có các vấn đề về tim, gan, thận (mắc suy tim sung huyết…), xơ gan cổ trướng, hội chứng thận hư mất protein… cũng có thể dẫn đến tình trạng hạ natri máu.
    • Do mắc bệnh lý như: Đái tháo nhạt, hội chứng Cushing.
    Chán ăn, mệt mỏi, buồn nôn… cảnh giác với hạ natri máu- Ảnh 2.

    Mệt mỏi, buồn nôn… là một trong những biểu hiện của hạ natri máu.

    Ai dễ mắc hạ natri máu?

    Những đối tượng có nguy cơ hạ natri máu là những bệnh nhân có bệnh mạn tính: Suy thận, suy tim, xơ gan…

    • Các bệnh nhân có tình trạng mất dịch cấp: Nôn nhiều, đi ngoài phân lỏng nhiều lần…
    • Các bệnh nhân điều trị các thuốc lợi niệu.
    • Các bệnh nhân có bệnh lý liên quan đến tuyến hormone trong cơ thể.

    Biểu hiện hạ natri máu

    Các triệu chứng cơ năng thường gặp khi bị hạ natri máu là: Chán ăn, buồn nôn, nôn, sợ nước. Nặng hơn là mệt mỏi, đau đầu, lẫn lộn, mê sảng, rối loạn ý thức, hôn mê, cơn co giật…

    Các triệu chứng của tăng thể tích nước ngoài tế bào (phù, cổ chướng) hoặc mất nước ngoài tế bào (giảm cân, da khô, nhăn nheo…) kèm theo sẽ có giá trị để chẩn đoán nguyên nhân. Tuy vậy, các triệu chứng lâm sàng thường không điển hình, nên ban đầu nhiều bệnh nhân chủ quan. Các triệu chứng thường nhẹ, hoặc không có triệu chứng trong trường hợp giảm natri máu mạn tính.

    Ngoài ra, sự xuất hiện các triệu chứng của rối loạn nước kèm theo có giá trị để chẩn đoán nguyên nhân: Tăng thể tích nước ngoài tế bào (phù, cổ trướng) hoặc mất nước ngoài tế bào (giảm cân, da khô, nhăn nheo…).

    Điều trị hạ natri máu thế nào?

    Tùy vào từng nguyên nhân, tính chất và mức độ của hạ natri máu mà bệnh nhân được điều trị theo các hướng thích hợp.

    Nếu bệnh nhân ứ nước như trong suy tim, suy thận thì hạn chế nước và muối. Nếu những bệnh nhân hạ natri nặng có tình trạng mất dịch thì bù chủ yếu là dung dịch muối đẳng trương.

    Với những bệnh nhân hạ natri máu nặng có thể tích dịch ngoại bào bình thường khi bù muối ưu trương với hạ natri máu không thiếu dịch cần tính toán và điều chỉnh.

    Hạ natri máu cấp tính (phát triển trong vòng 48 giờ) có mức độ nghiêm trọng và tỷ lệ tử vong cao hơn nhiều so với hạ natri máu mạn tính (diễn biến chậm trong nhiều ngày) nên xử lý quyết liệt và kịp thời hơn.

    Với trường hợp hạ natri ở mức độ nhẹ, vừa do ảnh hưởng từ chế độ ăn uống hay sử dụng thuốc, bác sĩ thường đưa ra khuyến cáo về việc giảm sử dụng chất lỏng hay điều chỉnh lượng thuốc đang sử dụng để phù hợp với tình hình sức khỏe, ổn định nồng độ natri trong máu.

    Với trường hợp nặng, cấp tính, người bệnh cần được điều trị cấp cứu, các bác sĩ sẽ xử trí và sử dụng thuốc để kiểm soát triệu chứng, đặc biệt là với các triệu chứng như co giật, buồn nôn, đau đầu

    Lời khuyên từ bác sĩ

    Hạ natri máu nằm trong nhiều bệnh cảnh và bệnh nhân thường trong tình trạng không điển hình hoặc tình cờ đi khám phát hiện. Do đó, kiểm tra sức khỏe và xét nghiệm tổng quát là cần thiết, đặc biệt những người có bệnh mạn tính hoặc điều trị nhiều thuốc.

    Với những người bị nôn, đi ngoài phân lỏng nhiều lần có thể bù dịch và điện giải qua chế phẩm oresol là giải pháp an toàn.

    Hạ natri máu nếu không được điều trị kịp thời, phù hợp có thể sẽ gây ra biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng người bệnh. Bởi vậy, ngay khi phát hiện các triệu chứng của giảm natri máu, người bệnh cần được thăm khám, cấp cứu bởi bác sĩ có chuyên môn để được xử trí, điều trị kịp thời, bảo vệ sức khỏe tối ưu.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển- Ảnh 1.

    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển

    (Thông tin sức khỏe) - Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể, bao gồm...

    bạn Nên đọc!

    Chán ăn, mệt mỏi, buồn nôn… cảnh giác với hạ natri máu

    Nguyên nhân thường gặp gây hạ natri máu

    Hạ natri máu xảy ra khi nồng độ natri trong máu thấp hơn ngưỡng bình thường 135 – 145 mEq/L. Natri có vai trò giúp duy trì huyết áp bình thường, hỗ trợ hoạt động của các dây thần kinh, cơ bắp và điều chỉnh cân bằng lượng nước trong và ngoài tế bào.

    Hạ natri máu là tình trạng phổ biến thường gặp trên lâm sàng, có nhiều nguyên nhân gây hạ natri máu, trong đó thường gặp:

    • Do tác dụng phụ khi sử dụng một số loại thuốc: Thuốc chống trầm cảm, thuốc lợi tiểu, thuốc giảm đau…
    • Mắc hội chứng tăng tiết hormone chống bài niệu (ADH) khiến ADH được sản xuất nhiều hơn bình thường.
    • Do mất nước do nôn mạn tính, nôn nặng, tiêu chảy, bỏng, mồ hôi, chấn thương…
    • Do uống quá nhiều nước làm thận tăng bài tiết nước, loãng lượng natri trong máu.
    • Do thay đổi nội tiết tố, suy tuyến thượng thận.
    • Do mắc một số bệnh lý. Nếu người bệnh có các vấn đề về tim, gan, thận (mắc suy tim sung huyết…), xơ gan cổ trướng, hội chứng thận hư mất protein… cũng có thể dẫn đến tình trạng hạ natri máu.
    • Do mắc bệnh lý như: Đái tháo nhạt, hội chứng Cushing.
    Chán ăn, mệt mỏi, buồn nôn… cảnh giác với hạ natri máu- Ảnh 2.

    Mệt mỏi, buồn nôn… là một trong những biểu hiện của hạ natri máu.

    Ai dễ mắc hạ natri máu?

    Những đối tượng có nguy cơ hạ natri máu là những bệnh nhân có bệnh mạn tính: Suy thận, suy tim, xơ gan…

    • Các bệnh nhân có tình trạng mất dịch cấp: Nôn nhiều, đi ngoài phân lỏng nhiều lần…
    • Các bệnh nhân điều trị các thuốc lợi niệu.
    • Các bệnh nhân có bệnh lý liên quan đến tuyến hormone trong cơ thể.

    Biểu hiện hạ natri máu

    Các triệu chứng cơ năng thường gặp khi bị hạ natri máu là: Chán ăn, buồn nôn, nôn, sợ nước. Nặng hơn là mệt mỏi, đau đầu, lẫn lộn, mê sảng, rối loạn ý thức, hôn mê, cơn co giật…

    Các triệu chứng của tăng thể tích nước ngoài tế bào (phù, cổ chướng) hoặc mất nước ngoài tế bào (giảm cân, da khô, nhăn nheo…) kèm theo sẽ có giá trị để chẩn đoán nguyên nhân. Tuy vậy, các triệu chứng lâm sàng thường không điển hình, nên ban đầu nhiều bệnh nhân chủ quan. Các triệu chứng thường nhẹ, hoặc không có triệu chứng trong trường hợp giảm natri máu mạn tính.

    Ngoài ra, sự xuất hiện các triệu chứng của rối loạn nước kèm theo có giá trị để chẩn đoán nguyên nhân: Tăng thể tích nước ngoài tế bào (phù, cổ trướng) hoặc mất nước ngoài tế bào (giảm cân, da khô, nhăn nheo…).

    Điều trị hạ natri máu thế nào?

    Tùy vào từng nguyên nhân, tính chất và mức độ của hạ natri máu mà bệnh nhân được điều trị theo các hướng thích hợp.

    Nếu bệnh nhân ứ nước như trong suy tim, suy thận thì hạn chế nước và muối. Nếu những bệnh nhân hạ natri nặng có tình trạng mất dịch thì bù chủ yếu là dung dịch muối đẳng trương.

    Với những bệnh nhân hạ natri máu nặng có thể tích dịch ngoại bào bình thường khi bù muối ưu trương với hạ natri máu không thiếu dịch cần tính toán và điều chỉnh.

    Hạ natri máu cấp tính (phát triển trong vòng 48 giờ) có mức độ nghiêm trọng và tỷ lệ tử vong cao hơn nhiều so với hạ natri máu mạn tính (diễn biến chậm trong nhiều ngày) nên xử lý quyết liệt và kịp thời hơn.

    Với trường hợp hạ natri ở mức độ nhẹ, vừa do ảnh hưởng từ chế độ ăn uống hay sử dụng thuốc, bác sĩ thường đưa ra khuyến cáo về việc giảm sử dụng chất lỏng hay điều chỉnh lượng thuốc đang sử dụng để phù hợp với tình hình sức khỏe, ổn định nồng độ natri trong máu.

    Với trường hợp nặng, cấp tính, người bệnh cần được điều trị cấp cứu, các bác sĩ sẽ xử trí và sử dụng thuốc để kiểm soát triệu chứng, đặc biệt là với các triệu chứng như co giật, buồn nôn, đau đầu

    Lời khuyên từ bác sĩ

    Hạ natri máu nằm trong nhiều bệnh cảnh và bệnh nhân thường trong tình trạng không điển hình hoặc tình cờ đi khám phát hiện. Do đó, kiểm tra sức khỏe và xét nghiệm tổng quát là cần thiết, đặc biệt những người có bệnh mạn tính hoặc điều trị nhiều thuốc.

    Với những người bị nôn, đi ngoài phân lỏng nhiều lần có thể bù dịch và điện giải qua chế phẩm oresol là giải pháp an toàn.

    Hạ natri máu nếu không được điều trị kịp thời, phù hợp có thể sẽ gây ra biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng người bệnh. Bởi vậy, ngay khi phát hiện các triệu chứng của giảm natri máu, người bệnh cần được thăm khám, cấp cứu bởi bác sĩ có chuyên môn để được xử trí, điều trị kịp thời, bảo vệ sức khỏe tối ưu.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển- Ảnh 1.

    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển

    (Thông tin sức khỏe) - Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể, bao gồm...

    bạn Nên đọc!