spot_img
27.3 C
Ho Chi Minh City
Thứ bảy, 21 Tháng chín, 2024
More

    Rửa mặt bằng nước vo gạo có tác dụng gì?

    spot_img

    1. Rửa mặt bằng nước vo gạo giúp làm sáng da

    Nước vo gạo có thành phần chính là cám gạo với hàm lượng vitamin B5 cao, có khả năng làm sáng những vùng da xỉn màu, thâm sạm. Do đó, duy trì thói quen rửa mặt bằng nước vo gạo có thể đem lại một làn da trắng sáng và mịn màng.

    Ngoài ra, bạn có thể dùng bông phấn thấm đẫm nước vo gạo đã lắng, được gạn bỏ nước trong để vỗ nhẹ lên khắp mặt. Cách này cũng có thể giúp đưa các dưỡng chất trong nước vo gạo thấm vào da và phát huy tác dụng.

    Rửa mặt bằng nước vo gạo có tác dụng gì?- Ảnh 1.

    Nước vo gạo có thành phần chính là cám gạo và vitamin B5, có khả năng làm sáng những vùng da xỉn màu, thâm sạm.

    2. Nước vo gạo giúp hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa mụn trứng cá

    Mụn trứng cá hình thành do những nang lông trên da bị tắc nghẽn bởi sự tăng tiết dầu và tích tụ tế bào chết. Nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách, làn da có thể bị tổn thương nặng hơn, mụn lan rộng hơn và để lại sẹo trên da.

    Để chăm sóc và vệ sinh da mụn, bạn có thể dùng nước vo gạo. Nước gạo sau khi vo 2 lần có độ pH trong khoảng 7,2, có tính kiềm yếu rất thích hợp để làm sạch da. Có thể dùng nước vo gạo thay thế sữa rửa mặt để rửa sạch bã nhờn và tế bào chết. Đặc biệt với những người có làn da dầu, bị mụn, việc rửa mặt bằng nước vo gạo có thể loại bỏ bụi bẩn, thông thoáng lỗ chân lông mà không gây kích ứng da.

    Bạn cũng có thể đun sôi nước vo gạo với một ít muối rồi xoa lên da, vừa có tác dụng làm sạch da, vừa ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây mụn, ngăn ngừa và điều trị viêm da.

    3. Rửa mặt bằng nước vo gạo giúp ngăn ngừa lão hóa

    Nước vo gạo có chứa chất inositol, rất tốt cho việc ngăn ngừa lão hóa, có thể làm giảm kích thước nếp nhăn và tăng độ đàn hồi cho da. Vitamin E có trong nước vo gạo giúp cải thiện quá trình trao đổi chất của tế bào, giúp giữ ẩm cho da. Sử dụng lâu dài sẽ giữ cho da luôn tươi trẻ…

    Bên cạnh đó, để tăng cường hiệu quả dưỡng da, có thể thêm mật ong vào nước vo gạo mang lại tác dụng dưỡng ẩm, se khít lỗ chân lông. Làn da được cấp ẩm đầy đủ sẽ luôn duy trì trạng thái cân bằng, hạn chế sự xuất hiện của các dấu hiệu tuổi tác như nếp nhăn, đốm nâu…

    Rửa mặt bằng nước vo gạo có tác dụng gì?- Ảnh 2.

    Nước vo gạo thường an toàn khi sử dụng trên hầu hết mọi loại da.

    4. Một số lưu ý khi rửa mặt bằng nước vo gạo

    Nước vo gạo thường an toàn khi sử dụng trên hầu hết mọi loại da, bao gồm cả da nhạy cảm. Tuy nhiên, không dùng nước vo gạo đã lên men vì có thể gây kích ứng da. Do đó, bạn nên sử dụng nước vo gạo trong ngày, khi vitamin và dưỡng chất trong nước vo gạo chưa bị chuyển hóa thành các loại chất khác.

    Tốt nhất, nên rửa mặt bằng nước vo gạo vào buổi tối và làm ấm nước vo gạo ở nhiệt độ 40 – 50 độ C. Việc này cũng làm tăng tỷ lệ hấp thụ các dưỡng chất trong nước gạo vào da và nâng cao hiệu quả sử dụng.

    Ngoài ra, việc lạm dụng rửa mặt bằng nước vo gạo quá thường xuyên cũng không tốt. Nước vo gạo có khả năng loại bỏ tế bào da chết, vì vậy nếu dùng hàng ngày sẽ làm tổn thương hàng rào bảo vệ da. Bạn chỉ nên rửa mặt bằng nước vo gạo từ hai đến ba lần mỗi tuần.

    Đừng quên thoa kem chống nắng và áp dụng các biện pháp bảo vệ da khác để che chắn cho làn da khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Mặc dù nước vo gạo giúp làm sáng da, mờ thâm sạm, nhưng nếu không được bảo vệ đúng cách, da rất dễ bị bắt nắng, dẫn đến xỉn màu, thiếu sức sống.

    Mời bạn đọc xem tiếp video:

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Người bệnh động kinh có nên tập dục?- Ảnh 1.

    Người bệnh động kinh có nên tập dục?

    (Thông tin sức khỏe) - Người bệnh động kinh có nên tập luyện thể dục thể thao, tập luyện môn gì cho thích hợp,...
    ipiccyimage-39-23231039

    Bài thuốc chữa bệnh từ cây, quả sung

    (Thông tin sức khỏe) - Quả sung khô và tươi có tác dụng chữa bệnh dạ dày, viêm họng, táo bón… Ngoài ra, lá...
    Người bệnh động kinh có nên tập dục?- Ảnh 1.

    Người bệnh động kinh có nên tập dục?

    (Thông tin sức khỏe) - Người bệnh động kinh có nên tập luyện thể dục thể thao, tập luyện môn gì cho thích hợp,...
    ipiccyimage-39-23231039

    Bài thuốc chữa bệnh từ cây, quả sung

    (Thông tin sức khỏe) - Quả sung khô và tươi có tác dụng chữa bệnh dạ dày, viêm họng, táo bón… Ngoài ra, lá...
    Có nên sử dụng kem chống nắng làm kem lót nền trang điểm?- Ảnh 1.

    Có nên sử dụng kem chống nắng làm kem lót nền trang điểm?

    (Thông tin sức khỏe) - Kết hợp các bước chăm sóc da khi trang điểm không chỉ tiết kiệm thời gian mà còn giúp...

    bạn Nên đọc!

    Người bệnh động kinh có nên tập dục?

    (Thông tin sức khỏe) - Người bệnh động kinh có nên tập luyện thể dục thể thao, tập luyện môn gì cho thích hợp, … Đó là những câu hỏi mà bệnh nhân động kinh cũng như người nhà luôn quan tâm và cần phải giải đáp thắc mắc.

    Rửa mặt bằng nước vo gạo có tác dụng gì?

    1. Rửa mặt bằng nước vo gạo giúp làm sáng da

    Nước vo gạo có thành phần chính là cám gạo với hàm lượng vitamin B5 cao, có khả năng làm sáng những vùng da xỉn màu, thâm sạm. Do đó, duy trì thói quen rửa mặt bằng nước vo gạo có thể đem lại một làn da trắng sáng và mịn màng.

    Ngoài ra, bạn có thể dùng bông phấn thấm đẫm nước vo gạo đã lắng, được gạn bỏ nước trong để vỗ nhẹ lên khắp mặt. Cách này cũng có thể giúp đưa các dưỡng chất trong nước vo gạo thấm vào da và phát huy tác dụng.

    Rửa mặt bằng nước vo gạo có tác dụng gì?- Ảnh 1.

    Nước vo gạo có thành phần chính là cám gạo và vitamin B5, có khả năng làm sáng những vùng da xỉn màu, thâm sạm.

    2. Nước vo gạo giúp hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa mụn trứng cá

    Mụn trứng cá hình thành do những nang lông trên da bị tắc nghẽn bởi sự tăng tiết dầu và tích tụ tế bào chết. Nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách, làn da có thể bị tổn thương nặng hơn, mụn lan rộng hơn và để lại sẹo trên da.

    Để chăm sóc và vệ sinh da mụn, bạn có thể dùng nước vo gạo. Nước gạo sau khi vo 2 lần có độ pH trong khoảng 7,2, có tính kiềm yếu rất thích hợp để làm sạch da. Có thể dùng nước vo gạo thay thế sữa rửa mặt để rửa sạch bã nhờn và tế bào chết. Đặc biệt với những người có làn da dầu, bị mụn, việc rửa mặt bằng nước vo gạo có thể loại bỏ bụi bẩn, thông thoáng lỗ chân lông mà không gây kích ứng da.

    Bạn cũng có thể đun sôi nước vo gạo với một ít muối rồi xoa lên da, vừa có tác dụng làm sạch da, vừa ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây mụn, ngăn ngừa và điều trị viêm da.

    3. Rửa mặt bằng nước vo gạo giúp ngăn ngừa lão hóa

    Nước vo gạo có chứa chất inositol, rất tốt cho việc ngăn ngừa lão hóa, có thể làm giảm kích thước nếp nhăn và tăng độ đàn hồi cho da. Vitamin E có trong nước vo gạo giúp cải thiện quá trình trao đổi chất của tế bào, giúp giữ ẩm cho da. Sử dụng lâu dài sẽ giữ cho da luôn tươi trẻ…

    Bên cạnh đó, để tăng cường hiệu quả dưỡng da, có thể thêm mật ong vào nước vo gạo mang lại tác dụng dưỡng ẩm, se khít lỗ chân lông. Làn da được cấp ẩm đầy đủ sẽ luôn duy trì trạng thái cân bằng, hạn chế sự xuất hiện của các dấu hiệu tuổi tác như nếp nhăn, đốm nâu…

    Rửa mặt bằng nước vo gạo có tác dụng gì?- Ảnh 2.

    Nước vo gạo thường an toàn khi sử dụng trên hầu hết mọi loại da.

    4. Một số lưu ý khi rửa mặt bằng nước vo gạo

    Nước vo gạo thường an toàn khi sử dụng trên hầu hết mọi loại da, bao gồm cả da nhạy cảm. Tuy nhiên, không dùng nước vo gạo đã lên men vì có thể gây kích ứng da. Do đó, bạn nên sử dụng nước vo gạo trong ngày, khi vitamin và dưỡng chất trong nước vo gạo chưa bị chuyển hóa thành các loại chất khác.

    Tốt nhất, nên rửa mặt bằng nước vo gạo vào buổi tối và làm ấm nước vo gạo ở nhiệt độ 40 – 50 độ C. Việc này cũng làm tăng tỷ lệ hấp thụ các dưỡng chất trong nước gạo vào da và nâng cao hiệu quả sử dụng.

    Ngoài ra, việc lạm dụng rửa mặt bằng nước vo gạo quá thường xuyên cũng không tốt. Nước vo gạo có khả năng loại bỏ tế bào da chết, vì vậy nếu dùng hàng ngày sẽ làm tổn thương hàng rào bảo vệ da. Bạn chỉ nên rửa mặt bằng nước vo gạo từ hai đến ba lần mỗi tuần.

    Đừng quên thoa kem chống nắng và áp dụng các biện pháp bảo vệ da khác để che chắn cho làn da khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Mặc dù nước vo gạo giúp làm sáng da, mờ thâm sạm, nhưng nếu không được bảo vệ đúng cách, da rất dễ bị bắt nắng, dẫn đến xỉn màu, thiếu sức sống.

    Mời bạn đọc xem tiếp video:

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Người bệnh động kinh có nên tập dục?- Ảnh 1.

    Người bệnh động kinh có nên tập dục?

    (Thông tin sức khỏe) - Người bệnh động kinh có nên tập luyện thể dục thể thao, tập luyện môn gì cho thích hợp,...
    ipiccyimage-39-23231039

    Bài thuốc chữa bệnh từ cây, quả sung

    (Thông tin sức khỏe) - Quả sung khô và tươi có tác dụng chữa bệnh dạ dày, viêm họng, táo bón… Ngoài ra, lá...
    Người bệnh động kinh có nên tập dục?- Ảnh 1.

    Người bệnh động kinh có nên tập dục?

    (Thông tin sức khỏe) - Người bệnh động kinh có nên tập luyện thể dục thể thao, tập luyện môn gì cho thích hợp,...
    ipiccyimage-39-23231039

    Bài thuốc chữa bệnh từ cây, quả sung

    (Thông tin sức khỏe) - Quả sung khô và tươi có tác dụng chữa bệnh dạ dày, viêm họng, táo bón… Ngoài ra, lá...
    Có nên sử dụng kem chống nắng làm kem lót nền trang điểm?- Ảnh 1.

    Có nên sử dụng kem chống nắng làm kem lót nền trang điểm?

    (Thông tin sức khỏe) - Kết hợp các bước chăm sóc da khi trang điểm không chỉ tiết kiệm thời gian mà còn giúp...

    bạn Nên đọc!

    Người bệnh động kinh có nên tập dục?

    (Thông tin sức khỏe) - Người bệnh động kinh có nên tập luyện thể dục thể thao, tập luyện môn gì cho thích hợp, … Đó là những câu hỏi mà bệnh nhân động kinh cũng như người nhà luôn quan tâm và cần phải giải đáp thắc mắc.