spot_img
25.6 C
Ho Chi Minh City
Thứ sáu, 20 Tháng chín, 2024
More

    ‘Bệnh viện Thống Nhất đã nỗ lực phi thường trong công tác ghép thận’

    spot_img

    Ngày 24/4, Bệnh viện Thống Nhất (TPHCM) tổ chức Hội nghị sơ kết giai đoạn 1 công tác ghép thận. 

    Tại hội nghị, PGS.TS Lê Đình Thanh – Giám đốc Bệnh viện Thống Nhất cho biết, đến thời điểm hiện tại bệnh viện đã ghép thận thành công cho 12 ca. Đây là cơ sở, khởi đầu để bệnh viện tiếp tục ghép các bộ phận cơ thể người khác, sắp tới đây là ghép gan. Việc chuyển giao đào tạo kỹ thuật ghép thận từ Bệnh viện Chợ Rẫy cho Bệnh viện Thống Nhất cũng được nâng lên mức độ A – cao nhất.

    “Việc triển khai thành công kỹ thuật ghép thận từ Bệnh viện Chợ Rẫy cho Bệnh viện Thống Nhất giúp bệnh viện giải quyết nhu cầu ghép thận ngày càng nhiều, tăng khả năng sống cho người bệnh. Đây cũng là khởi đầu để bệnh viện tiếp tục thực hiện ghép gan và ghép các bộ phận cơ thể người khác trong thời gian sắp tới. Việc chuyển giao đào tạo kỹ thuật ghép thận từ Bệnh viện Chợ Rẫy cho đơn vị sẽ được nâng lên mức độ cao nhất”, Giám đốc Bệnh viện Thống Nhất nhận định.

    Được biết, Bệnh viện Thống Nhất triển khai ca ghép thận đầu tiên vào tháng 5/2022 cho một nam thiếu niên 17 tuổi (ngụ TPHCM), bị bệnh lý hội chứng thận hư đã điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 1. 

    Đến nay, sau 2 năm, bệnh viện đã ghép thận thành công cho 12 bệnh nhân. Ca thứ 12 vừa được thực hiện vào ngày 23/4 vừa qua. Trong 12 ca ghép, có hai cặp ghép không cùng huyết thống là vợ hiến thận cho chồng. Hiện các cặp ghép đều khỏe mạnh.

    'Bệnh viện Thống Nhất đã nỗ lực phi thường trong công tác ghép thận'- Ảnh 1.

    PGS.TS Lương Ngọc Khuê – Cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) đánh giá cao những nỗ lực và thành công của Bệnh viện Thống Nhất trong thời gian qua.

    PGS.TS Lương Ngọc Khuê – Cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) đánh giá, 12 ca ghép thận không phải số nhiều nhưng là bước ngoặt chuyên môn của Bệnh viện Thống Nhất trong công tác ghép thận và chăm sóc sức khỏe người dân.

    Cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh tự hào chia sẻ: “Bệnh viện Thống Nhất đã thực hiện nghiêm túc, chưa nhận bất kỳ phản ánh nào liên quan đến vấn đề pháp lý, chuyên môn. Đây là nỗ lực phi thường khi những năm trước bệnh viện có rất nhiều khó khăn”.

    'Bệnh viện Thống Nhất đã nỗ lực phi thường trong công tác ghép thận'- Ảnh 2.

    Sau 2 năm triển khai, Bệnh viện Thống Nhất đã thực hiện thành công 12 ca ghép thận.

    BSCKII Phạm Thanh Việt – Phó Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, Bệnh viện Chợ Rẫy đã thực hiện thành công 1.280 ca ghép thận và nhiều ca ghép các bộ phận cơ thể người khác.

    Phó Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy mong rằng, Bệnh viện Thống Nhất hãy xem đơn vị như chỗ dựa tinh thần trong hoạt động hiến ghép các bộ phận cơ thể người, góp phần đem lại nhiều sự sống hơn nữa cho người dân.

    Cũng theo BSCKII Phạm Thanh Việt, hoạt động vận động hiến ghép mô – tạng, nhất là từ người cho chết não là rất cần thiết. Bệnh viện Chợ Rẫy vận động được 46 trường hợp hiến tạng từ người chết não. Và hiện nay, trên thế giới hiếm có nơi đâu thực hiện được việc chuyển tạng từ nơi hiến đến nơi nhận, cách xa hàng trăm cây số bằng máy bay dân dụng.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Mỡ máu hay còn gọi là lipid máu là chất béo có trong máu, bao gồm cholesterol và chất béo trung tính - Triglyceride.

    Vì sao kiêng ăn dầu mỡ, các chất béo mà mỡ máu vẫn cao?

    (Thông tin sức khỏe) - Mỡ máu (hay còn gọi lipid máu) là chất béo có trong máu, bao gồm cholesterol và chất béo...
    Thực hư chiêu bài "up-sale" bắt buộc đặt túi khi treo sa trễ? - Ảnh 1.

    Thực hư chiêu bài “up-sale” bắt buộc đặt túi khi treo sa trễ?

    Đa phần chị em đi tư vấn treo sa trễ đều được tư vấn phải kết hợp với đặt túi khiến chi phí phẫu...
    Mỡ máu hay còn gọi là lipid máu là chất béo có trong máu, bao gồm cholesterol và chất béo trung tính - Triglyceride.

    Vì sao kiêng ăn dầu mỡ, các chất béo mà mỡ máu vẫn cao?

    (Thông tin sức khỏe) - Mỡ máu (hay còn gọi lipid máu) là chất béo có trong máu, bao gồm cholesterol và chất béo...
    Thực hư chiêu bài "up-sale" bắt buộc đặt túi khi treo sa trễ? - Ảnh 1.

    Thực hư chiêu bài “up-sale” bắt buộc đặt túi khi treo sa trễ?

    Đa phần chị em đi tư vấn treo sa trễ đều được tư vấn phải kết hợp với đặt túi khiến chi phí phẫu...
    Điểm đến trị liệu mùa thu đông "gây sốt" tại Quảng Ninh- Ảnh 1.

    Điểm đến trị liệu mùa thu đông “gây sốt” tại Quảng Ninh

    Nghỉ dưỡng thượng hạng kết hợp chăm sóc sức khỏe, với những lợi ích từ mạch nguồn khoáng nóng quý hiếm tại Quang Hanh,...

    bạn Nên đọc!

    Vì sao kiêng ăn dầu mỡ, các chất béo mà mỡ máu vẫn cao?

    (Thông tin sức khỏe) - Mỡ máu (hay còn gọi lipid máu) là chất béo có trong máu, bao gồm cholesterol và chất béo trung tính - Triglyceride. Có nhiều trường hợp dù đã kiêng ăn dầu mỡ, các chất béo mà mỡ máu vẫn cao là vì sao?

    ‘Bệnh viện Thống Nhất đã nỗ lực phi thường trong công tác ghép thận’

    Ngày 24/4, Bệnh viện Thống Nhất (TPHCM) tổ chức Hội nghị sơ kết giai đoạn 1 công tác ghép thận. 

    Tại hội nghị, PGS.TS Lê Đình Thanh – Giám đốc Bệnh viện Thống Nhất cho biết, đến thời điểm hiện tại bệnh viện đã ghép thận thành công cho 12 ca. Đây là cơ sở, khởi đầu để bệnh viện tiếp tục ghép các bộ phận cơ thể người khác, sắp tới đây là ghép gan. Việc chuyển giao đào tạo kỹ thuật ghép thận từ Bệnh viện Chợ Rẫy cho Bệnh viện Thống Nhất cũng được nâng lên mức độ A – cao nhất.

    “Việc triển khai thành công kỹ thuật ghép thận từ Bệnh viện Chợ Rẫy cho Bệnh viện Thống Nhất giúp bệnh viện giải quyết nhu cầu ghép thận ngày càng nhiều, tăng khả năng sống cho người bệnh. Đây cũng là khởi đầu để bệnh viện tiếp tục thực hiện ghép gan và ghép các bộ phận cơ thể người khác trong thời gian sắp tới. Việc chuyển giao đào tạo kỹ thuật ghép thận từ Bệnh viện Chợ Rẫy cho đơn vị sẽ được nâng lên mức độ cao nhất”, Giám đốc Bệnh viện Thống Nhất nhận định.

    Được biết, Bệnh viện Thống Nhất triển khai ca ghép thận đầu tiên vào tháng 5/2022 cho một nam thiếu niên 17 tuổi (ngụ TPHCM), bị bệnh lý hội chứng thận hư đã điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 1. 

    Đến nay, sau 2 năm, bệnh viện đã ghép thận thành công cho 12 bệnh nhân. Ca thứ 12 vừa được thực hiện vào ngày 23/4 vừa qua. Trong 12 ca ghép, có hai cặp ghép không cùng huyết thống là vợ hiến thận cho chồng. Hiện các cặp ghép đều khỏe mạnh.

    'Bệnh viện Thống Nhất đã nỗ lực phi thường trong công tác ghép thận'- Ảnh 1.

    PGS.TS Lương Ngọc Khuê – Cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) đánh giá cao những nỗ lực và thành công của Bệnh viện Thống Nhất trong thời gian qua.

    PGS.TS Lương Ngọc Khuê – Cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) đánh giá, 12 ca ghép thận không phải số nhiều nhưng là bước ngoặt chuyên môn của Bệnh viện Thống Nhất trong công tác ghép thận và chăm sóc sức khỏe người dân.

    Cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh tự hào chia sẻ: “Bệnh viện Thống Nhất đã thực hiện nghiêm túc, chưa nhận bất kỳ phản ánh nào liên quan đến vấn đề pháp lý, chuyên môn. Đây là nỗ lực phi thường khi những năm trước bệnh viện có rất nhiều khó khăn”.

    'Bệnh viện Thống Nhất đã nỗ lực phi thường trong công tác ghép thận'- Ảnh 2.

    Sau 2 năm triển khai, Bệnh viện Thống Nhất đã thực hiện thành công 12 ca ghép thận.

    BSCKII Phạm Thanh Việt – Phó Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, Bệnh viện Chợ Rẫy đã thực hiện thành công 1.280 ca ghép thận và nhiều ca ghép các bộ phận cơ thể người khác.

    Phó Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy mong rằng, Bệnh viện Thống Nhất hãy xem đơn vị như chỗ dựa tinh thần trong hoạt động hiến ghép các bộ phận cơ thể người, góp phần đem lại nhiều sự sống hơn nữa cho người dân.

    Cũng theo BSCKII Phạm Thanh Việt, hoạt động vận động hiến ghép mô – tạng, nhất là từ người cho chết não là rất cần thiết. Bệnh viện Chợ Rẫy vận động được 46 trường hợp hiến tạng từ người chết não. Và hiện nay, trên thế giới hiếm có nơi đâu thực hiện được việc chuyển tạng từ nơi hiến đến nơi nhận, cách xa hàng trăm cây số bằng máy bay dân dụng.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Mỡ máu hay còn gọi là lipid máu là chất béo có trong máu, bao gồm cholesterol và chất béo trung tính - Triglyceride.

    Vì sao kiêng ăn dầu mỡ, các chất béo mà mỡ máu vẫn cao?

    (Thông tin sức khỏe) - Mỡ máu (hay còn gọi lipid máu) là chất béo có trong máu, bao gồm cholesterol và chất béo...
    Thực hư chiêu bài "up-sale" bắt buộc đặt túi khi treo sa trễ? - Ảnh 1.

    Thực hư chiêu bài “up-sale” bắt buộc đặt túi khi treo sa trễ?

    Đa phần chị em đi tư vấn treo sa trễ đều được tư vấn phải kết hợp với đặt túi khiến chi phí phẫu...
    Mỡ máu hay còn gọi là lipid máu là chất béo có trong máu, bao gồm cholesterol và chất béo trung tính - Triglyceride.

    Vì sao kiêng ăn dầu mỡ, các chất béo mà mỡ máu vẫn cao?

    (Thông tin sức khỏe) - Mỡ máu (hay còn gọi lipid máu) là chất béo có trong máu, bao gồm cholesterol và chất béo...
    Thực hư chiêu bài "up-sale" bắt buộc đặt túi khi treo sa trễ? - Ảnh 1.

    Thực hư chiêu bài “up-sale” bắt buộc đặt túi khi treo sa trễ?

    Đa phần chị em đi tư vấn treo sa trễ đều được tư vấn phải kết hợp với đặt túi khiến chi phí phẫu...
    Điểm đến trị liệu mùa thu đông "gây sốt" tại Quảng Ninh- Ảnh 1.

    Điểm đến trị liệu mùa thu đông “gây sốt” tại Quảng Ninh

    Nghỉ dưỡng thượng hạng kết hợp chăm sóc sức khỏe, với những lợi ích từ mạch nguồn khoáng nóng quý hiếm tại Quang Hanh,...

    bạn Nên đọc!

    Vì sao kiêng ăn dầu mỡ, các chất béo mà mỡ máu vẫn cao?

    (Thông tin sức khỏe) - Mỡ máu (hay còn gọi lipid máu) là chất béo có trong máu, bao gồm cholesterol và chất béo trung tính - Triglyceride. Có nhiều trường hợp dù đã kiêng ăn dầu mỡ, các chất béo mà mỡ máu vẫn cao là vì sao?