spot_img
28.9 C
Ho Chi Minh City
Thứ sáu, 20 Tháng chín, 2024
More

    Bị rong kinh cần lưu ý gì khi tập thể dục?

    spot_img

    1. Vai trò của việc tập luyện đối với người bị rong kinh

    Phụ nữ bị rong kinh thường đối mặt với các triệu chứng mệt mỏi, đau bụng… gây ảnh hưởng ít nhiều đến công việc, cuộc sống. Điều này khiến nhiều người cho rằng không nên tập thể dục khi bị rong kinh vì sợ vận động mạnh không tốt cho sức khỏe thời điểm này.

    Thế nhưng, trái ngược với quan điểm nêu trên, các hoạt động thể lực phù hợp như đi bộ, tập thể dục với cường độ nhẹ có thể mang lại những lợi ích cho sức khỏe thể chất và cải thiện tâm trạng.

    – Giúp giảm cơn đau bụng kinh: Một trong những lợi ích lớn nhất của thói quen tập thể dục đều đặn là ít bị đau bụng kinh hơn. Một đánh giá cho thấy tập thể dục 45 đến 60 phút ở bất kỳ cường độ nào (bao gồm yoga và đi bộ nhanh) ít nhất ba lần mỗi tuần làm giảm đáng kể cường độ đau bụng kinh.

    Tập thể dục làm tăng mức độ chất gọi là beta-endorphin trong máu, giúp giảm cơn đau. Các triệu chứng khác của rong kinh cũng có thể giảm bớt như mệt mỏi, tâm trạng chán nản…

    Tập thể dục giúp cải thiện lưu lượng máu, giảm mức độ aldosterone – một loại hormone giúp cơ thể giữ muối và nước – và tăng sản xuất các hợp chất chống viêm. Sự kết hợp này có hiệu quả trong việc làm giảm các triệu chứng như đầy hơi và đau ngực.

    – Cải thiện tâm trạng khó chịu: Nhiều nghiên cứu cho thấy duy trì hoạt động cũng giúp cân bằng tâm trạng trong kỳ kinh. Phụ nữ bị rong kinh thường cảm thấy buồn, tức giận, lo lắng hoặc chán nản. Việc vận động cơ thể có thể giúp cải thiện tâm trạng bằng cách giải phóng endorphin và chất dẫn truyền thần kinh mang lại cảm giác dễ chịu như dopamine, đồng thời thúc đẩy những suy nghĩ tích cực.

    – Điều chỉnh lượng máu kinh: Tập thể dục đều đặn có thể giúp bạn duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh và thúc đẩy sự cân bằng nội tiết tố tối ưu, cả hai đều quan trọng để điều chỉnh lưu lượng máu kinh.

    Nghiên cứu đã thực hiện khảo sát cho thấy những người phụ nữ tránh tập luyện trong kỳ kinh trải qua thời gian hành kinh dài hơn, lượng máu ra nhiều hơn, mệt mỏi và chuột rút nhiều hơn so với những người có tập thể dục. Bởi vậy, tập thể dục có thể hỗ trợ kiểm soát mất máu khi rong kinh.

    Bị rong kinh cần lưu ý gì khi tập thể dục?- Ảnh 1.

    Tập thể dục với cường độ nhẹ có thể mang lại những lợi ích cho sức khỏe thể chất và cải thiện tâm trạng.

    2. Những bài tập phù hợp trong ngày bị rong kinh

    Để cải thiện các triệu chứng của rong kinh, bạn có thể tập:

    2.1. Các bài tập co giãn cơ

    Tác dụng của các bài tập co giãn cơ chính là xoa dịu các cơn đau bụng kinh, hạn chế tối đa việc đau cơ, mỏi cơ. Bên cạnh đó, bài tập giãn cơ còn mang lại hiệu quả giúp cơ thể dẻo dai, khỏe mạnh, mở rộng phạm vi chuyển động và độ linh hoạt của cơ thể.

    Trong yoga có các tư thế con mèo, tư thế phục hồi, tư thế đầu gối chạm ngực để thả lỏng cơ bụng,… rất phù hợp để làm giảm đau bụng kinh cũng như các triệu chứng khó chịu do rong kinh gây ra.

    2.2. Đi bộ

    Đi bộ là một hình thức vận động nhẹ nhàng, phù hợp để tập thể dục trong những ngày bị rong kinh. Tác dụng của đi bộ là giúp cải thiện tâm trạng và giảm bớt các triệu chứng khó chịu trong người, đồng thời hạn chế cục máu đông hay máu đen.

    2.3. Yoga và pilates

    Các bài tập yoga và pilates có cường độ vừa phải, mang lại hiệu quả thư giãn cơ thể và cải thiện các triệu chứng khó chịu của rong kinh. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, bạn nên tập dưới sự hướng dẫn của huấn luyện viên chuyên nghiệp, tránh tập sai kỹ thuật có thể dẫn đến chấn thương.

    3. Một số lưu ý khi tập luyện đối với người bị rong kinh

    Tập thể dục có thể giúp giảm bớt sự khó chịu, cải thiện sức khỏe tổng thể và giữ cho serotonin lưu thông trong cơ thể. Hãy chọn những bài tập không khiến bạn quá sức, không gây thêm căng thẳng cho cơ thể hoặc làm tăng thêm các triệu chứng khó chịu, đồng thời nên giảm cường độ.

    Cơ thể mỗi người khác nhau và bạn có thể thấy rằng mình có ít nhiều năng lượng trong mỗi ngày, nguyên nhân là do sự dao động nội tiết tố. Mặc dù không nên bỏ qua việc tập thể dục nhưng cũng có thể thay đổi thói quen dựa trên cảm giác của mình. Theo nguyên tắc chung, đừng ép bản thân đến mức tối đa nếu cơ thể bạn đang báo hiệu cần nghỉ ngơi.

    Cố gắng quá sức bằng cách tham gia các bài tập cường độ cao như chạy đường dài có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.

    Ngoài ra, trong quá trình tập luyện, cần đảm bảo giữ vệ sinh đúng cách, lựa chọn loại băng vệ sinh và đồ lót phù hợp giúp cơ thể cảm thấy thoải mái và được bảo vệ tốt nhất trong quá trình tập luyện.

    Mời bạn đọc xem thêm:

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Cảnh giác các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa thường mắc sau bão lũ

    (Thông tin sức khỏe) - Sau mưa, bão, lũ lụt, đất, bụi, rác, chất thải, vi sinh vật... hòa vào dòng nước, làm ô...
    Nhận biết các loại chàm da thường gặp- Ảnh 1.

    Nhận biết các loại chàm da thường gặp

    (Thông tin sức khỏe) - Bệnh chàm hay còn gọi eczema, là một trong những căn bệnh ngoài da rất dễ mắc phải do...

    Cảnh giác các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa thường mắc sau bão lũ

    (Thông tin sức khỏe) - Sau mưa, bão, lũ lụt, đất, bụi, rác, chất thải, vi sinh vật... hòa vào dòng nước, làm ô...
    Nhận biết các loại chàm da thường gặp- Ảnh 1.

    Nhận biết các loại chàm da thường gặp

    (Thông tin sức khỏe) - Bệnh chàm hay còn gọi eczema, là một trong những căn bệnh ngoài da rất dễ mắc phải do...
    Những điều cần kiêng kỵ trong ăn uống vào mùa thu- Ảnh 1.

    Những điều cần kiêng kỵ trong ăn uống vào mùa thu

    (Thông tin sức khỏe) - Thời tiết thu thường khô hanh làm cho cơ thể dễ bị mất nước, khô da, táo bón và...

    bạn Nên đọc!

    Cảnh giác các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa thường mắc sau bão lũ

    (Thông tin sức khỏe) - Sau mưa, bão, lũ lụt, đất, bụi, rác, chất thải, vi sinh vật... hòa vào dòng nước, làm ô nhiễm môi trường và lây lan bệnh tật. Bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa xuất hiện do sử dụng nguồn nước không hợp vệ sinh, thực phẩm bị ô nhiễm.

    Bị rong kinh cần lưu ý gì khi tập thể dục?

    1. Vai trò của việc tập luyện đối với người bị rong kinh

    Phụ nữ bị rong kinh thường đối mặt với các triệu chứng mệt mỏi, đau bụng… gây ảnh hưởng ít nhiều đến công việc, cuộc sống. Điều này khiến nhiều người cho rằng không nên tập thể dục khi bị rong kinh vì sợ vận động mạnh không tốt cho sức khỏe thời điểm này.

    Thế nhưng, trái ngược với quan điểm nêu trên, các hoạt động thể lực phù hợp như đi bộ, tập thể dục với cường độ nhẹ có thể mang lại những lợi ích cho sức khỏe thể chất và cải thiện tâm trạng.

    – Giúp giảm cơn đau bụng kinh: Một trong những lợi ích lớn nhất của thói quen tập thể dục đều đặn là ít bị đau bụng kinh hơn. Một đánh giá cho thấy tập thể dục 45 đến 60 phút ở bất kỳ cường độ nào (bao gồm yoga và đi bộ nhanh) ít nhất ba lần mỗi tuần làm giảm đáng kể cường độ đau bụng kinh.

    Tập thể dục làm tăng mức độ chất gọi là beta-endorphin trong máu, giúp giảm cơn đau. Các triệu chứng khác của rong kinh cũng có thể giảm bớt như mệt mỏi, tâm trạng chán nản…

    Tập thể dục giúp cải thiện lưu lượng máu, giảm mức độ aldosterone – một loại hormone giúp cơ thể giữ muối và nước – và tăng sản xuất các hợp chất chống viêm. Sự kết hợp này có hiệu quả trong việc làm giảm các triệu chứng như đầy hơi và đau ngực.

    – Cải thiện tâm trạng khó chịu: Nhiều nghiên cứu cho thấy duy trì hoạt động cũng giúp cân bằng tâm trạng trong kỳ kinh. Phụ nữ bị rong kinh thường cảm thấy buồn, tức giận, lo lắng hoặc chán nản. Việc vận động cơ thể có thể giúp cải thiện tâm trạng bằng cách giải phóng endorphin và chất dẫn truyền thần kinh mang lại cảm giác dễ chịu như dopamine, đồng thời thúc đẩy những suy nghĩ tích cực.

    – Điều chỉnh lượng máu kinh: Tập thể dục đều đặn có thể giúp bạn duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh và thúc đẩy sự cân bằng nội tiết tố tối ưu, cả hai đều quan trọng để điều chỉnh lưu lượng máu kinh.

    Nghiên cứu đã thực hiện khảo sát cho thấy những người phụ nữ tránh tập luyện trong kỳ kinh trải qua thời gian hành kinh dài hơn, lượng máu ra nhiều hơn, mệt mỏi và chuột rút nhiều hơn so với những người có tập thể dục. Bởi vậy, tập thể dục có thể hỗ trợ kiểm soát mất máu khi rong kinh.

    Bị rong kinh cần lưu ý gì khi tập thể dục?- Ảnh 1.

    Tập thể dục với cường độ nhẹ có thể mang lại những lợi ích cho sức khỏe thể chất và cải thiện tâm trạng.

    2. Những bài tập phù hợp trong ngày bị rong kinh

    Để cải thiện các triệu chứng của rong kinh, bạn có thể tập:

    2.1. Các bài tập co giãn cơ

    Tác dụng của các bài tập co giãn cơ chính là xoa dịu các cơn đau bụng kinh, hạn chế tối đa việc đau cơ, mỏi cơ. Bên cạnh đó, bài tập giãn cơ còn mang lại hiệu quả giúp cơ thể dẻo dai, khỏe mạnh, mở rộng phạm vi chuyển động và độ linh hoạt của cơ thể.

    Trong yoga có các tư thế con mèo, tư thế phục hồi, tư thế đầu gối chạm ngực để thả lỏng cơ bụng,… rất phù hợp để làm giảm đau bụng kinh cũng như các triệu chứng khó chịu do rong kinh gây ra.

    2.2. Đi bộ

    Đi bộ là một hình thức vận động nhẹ nhàng, phù hợp để tập thể dục trong những ngày bị rong kinh. Tác dụng của đi bộ là giúp cải thiện tâm trạng và giảm bớt các triệu chứng khó chịu trong người, đồng thời hạn chế cục máu đông hay máu đen.

    2.3. Yoga và pilates

    Các bài tập yoga và pilates có cường độ vừa phải, mang lại hiệu quả thư giãn cơ thể và cải thiện các triệu chứng khó chịu của rong kinh. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, bạn nên tập dưới sự hướng dẫn của huấn luyện viên chuyên nghiệp, tránh tập sai kỹ thuật có thể dẫn đến chấn thương.

    3. Một số lưu ý khi tập luyện đối với người bị rong kinh

    Tập thể dục có thể giúp giảm bớt sự khó chịu, cải thiện sức khỏe tổng thể và giữ cho serotonin lưu thông trong cơ thể. Hãy chọn những bài tập không khiến bạn quá sức, không gây thêm căng thẳng cho cơ thể hoặc làm tăng thêm các triệu chứng khó chịu, đồng thời nên giảm cường độ.

    Cơ thể mỗi người khác nhau và bạn có thể thấy rằng mình có ít nhiều năng lượng trong mỗi ngày, nguyên nhân là do sự dao động nội tiết tố. Mặc dù không nên bỏ qua việc tập thể dục nhưng cũng có thể thay đổi thói quen dựa trên cảm giác của mình. Theo nguyên tắc chung, đừng ép bản thân đến mức tối đa nếu cơ thể bạn đang báo hiệu cần nghỉ ngơi.

    Cố gắng quá sức bằng cách tham gia các bài tập cường độ cao như chạy đường dài có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.

    Ngoài ra, trong quá trình tập luyện, cần đảm bảo giữ vệ sinh đúng cách, lựa chọn loại băng vệ sinh và đồ lót phù hợp giúp cơ thể cảm thấy thoải mái và được bảo vệ tốt nhất trong quá trình tập luyện.

    Mời bạn đọc xem thêm:

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Cảnh giác các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa thường mắc sau bão lũ

    (Thông tin sức khỏe) - Sau mưa, bão, lũ lụt, đất, bụi, rác, chất thải, vi sinh vật... hòa vào dòng nước, làm ô...
    Nhận biết các loại chàm da thường gặp- Ảnh 1.

    Nhận biết các loại chàm da thường gặp

    (Thông tin sức khỏe) - Bệnh chàm hay còn gọi eczema, là một trong những căn bệnh ngoài da rất dễ mắc phải do...

    Cảnh giác các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa thường mắc sau bão lũ

    (Thông tin sức khỏe) - Sau mưa, bão, lũ lụt, đất, bụi, rác, chất thải, vi sinh vật... hòa vào dòng nước, làm ô...
    Nhận biết các loại chàm da thường gặp- Ảnh 1.

    Nhận biết các loại chàm da thường gặp

    (Thông tin sức khỏe) - Bệnh chàm hay còn gọi eczema, là một trong những căn bệnh ngoài da rất dễ mắc phải do...
    Những điều cần kiêng kỵ trong ăn uống vào mùa thu- Ảnh 1.

    Những điều cần kiêng kỵ trong ăn uống vào mùa thu

    (Thông tin sức khỏe) - Thời tiết thu thường khô hanh làm cho cơ thể dễ bị mất nước, khô da, táo bón và...

    bạn Nên đọc!

    Cảnh giác các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa thường mắc sau bão lũ

    (Thông tin sức khỏe) - Sau mưa, bão, lũ lụt, đất, bụi, rác, chất thải, vi sinh vật... hòa vào dòng nước, làm ô nhiễm môi trường và lây lan bệnh tật. Bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa xuất hiện do sử dụng nguồn nước không hợp vệ sinh, thực phẩm bị ô nhiễm.