spot_img
28.9 C
Ho Chi Minh City
Thứ sáu, 20 Tháng chín, 2024
More

    Đau vùng thượng vị có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh trọng

    spot_img

    Vùng thượng vị nằm ở đâu?

    Vùng thượng vị là vị trí từ trên rốn trở lên đến dưới xương ức 2 bên là xương sườn của cơ thể.

    Đau ở vùng thượng vị thường làm bệnh nhân cảm thấy rất mệt mỏi và khó chịu. ở mỗi người tình trạng đau sẽ có những biểu hiện khác nhau và mức độ không giống nhau. Bệnh nhân có thể là đau âm ỉ thỉnh thoảng, hoặc có thể sẽ đau quặn, kéo dài liên tục, đau khu trú ở vùng thượng vị, hoặc có thể đau lan ra sau lưng,…

    Thông thường, đau vùng thượng vị sẽ đi kèm thêm nhiều dấu hiệu khác như: ợ hơi, ợ chua, nóng rát vùng cổ, ngực, buồn nôn,…

    Đau vùng thượng vị cảnh báo nhiều dấu hiệu bất thường về sức khỏe

    Đau vùng thượng vị cảnh báo nhiều dấu hiệu đáng lo về sức khỏe

    Những dấu hiệu đau vùng thượng vị hay gặp

    Bệnh thường có những biểu hiện:

    • Có thể đau từng cơn: Cơn đau từng cơn xuất hiện ở vùng thượng vị. Cơn đau có thể ngắn nhưng lặp lại nhiều lần trong ngày. Đôi khi lan sang các vùng khác khiến người bệnh khó chịu, mệt mỏi.
    • Có thể đau âm ỉ: thường kéo dài từ 15 – 20 phút và lặp lại nhiều lần trong ngày, đau âm ỉ bên trong chứ không theo cơn. Và có thể đau nhiều hơn nếu vận động mạnh hoặc khi quá đói hoặc quá no. Cơn đau có thể kèm theo các triệu chứng khác: buồn nôn và nôn, trào ngược và ợ chua, chướng bụng.
    • Bệnh nhân nóng vùng thượng vị: Ở vùng trên bụng và dưới xương ức. Cảm giác này có thể xuất hiện bất cứ thời điểm nào trong ngày kèm theo dấu hiệu mệt mỏi, chướng bụng.
    • Bệnh nhân đau nhói, đau quặn thượng vị: Có cảm giác quặn lên rất đau đớn nhưng ngắn và không kéo dài. Vì thế nên sẽ khiến người bệnh chủ quan với cơn đau cấp tính.

    Đau vùng thượng vị có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh trọng

    Đau vùng thượng vị không do bệnh lý

    Những nguyên nhân thường gặp gây đau vùng thượng vị không phải bệnh lý như:

    – Thói quen ăn uống không khoa học.

    Thường gặp ở những người thường xuyên sử dụng chất kích thích: rượu, bia. Thói quen này lâu dần khiến niêm mạc dạ dày bị tổn thương và gây ra những cơn đau kéo dài vùng thượng vị. Nếu tình trạng này nếu không được điều trị sớm có thể gây viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày rất nguy hiểm.

    Tình trạng đau vùng thượng vị cũng có thể do người bệnh ăn quá no, dạ dày quá sức đã chèn ép lên vùng thượng vị và gây đau.

    – Do mang thai: Nếu bệnh nhân trong tình trạng ốm nghén, hay lo lắng khi mang thai cũng dễ làm tăng tiết dịch acid trong dạ dày và kích thích đau thượng vị. Ngoài ra, khi thai gây chèn ép vào dạ dày cũng có thể gây đau vùng thượng vị.

    Ăn uống thiếu khoa học cũng gây đau vùng thượng vị

    Ăn uống thiếu khoa học cũng gây đau vùng thượng vị.

    Nguyên nhân do các bệnh lý

    Cơn đau vùng thượng vị cũng là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý bất thường trong cơ thể bệnh nhân. Chính vì thế khi có bất cứ triệu chứng đau vùng này, bệnh nhân cần đi khám ngay để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.

    – Viêm loét dạ dày: những cơn đau vùng thượng vị thường là dấu hiệu đầu tiên của người bị viêm dạ dày. Đa số trường hợp viêm dạ dày nguyên nhân chủ yếu gây là do vi khuẩn HP. Ngoài ra do chế độ ăn uống hoặc sinh hoạt không khoa học, lạm dụng các loại thuốc chống viêm, giảm đau cũng là nguyên nhân gây nên căn bệnh này.

    – Trào ngược dạ dày tá tràng: Bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản thường xuyên bị đau vùng thượng vị bởi axit ở trong dạ dày trào ngược lên ống thực quản khiến người bệnh cảm thấy buồn nôn, khó chịu và đau tức vùng này.

    Cơn đau có thể lan sang nhiều vị trí khác trên cơ thể như: cánh tay, lưng. Kèm theo ợ chua, nóng rát vùng cổ, buồn nôn và nôn.

    – Do mắc các bệnh lý nghiêm trọng ở dạ dày: loét dạ dày, thủng dạ dày, ung thư dạ dày,… cũng đều gây đau cả vùng thượng vị. (Ví dụ: thủng dạ dày thì đau thượng vị dữ dội. Bệnh nhân cảm giác như có dao đâm vào bụng, bụng căng cứng như gỗ và đặc biệt không có tư thế giảm đau. Cơn đau không chỉ có ở thượng vị mà có thể đau lan ra khắp ổ bụng, ngực….)

    Các vấn đề bất thường ở mật: cũng gây đau vùng thượng vị, điển hình là tình trạng viêm túi mật cấp, gây ra đau quặn bụng ở vùng thượng vị hoặc hạ sườn phải, sốt, vàng da,…

    Ngoài ra, đau thượng vị có thể gặp ở viêm tụy cấp, ngộ độc thức ăn,…

    Tóm lại: Đau vùng thượng vị là tình trạng đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể do lối sống sinh hoạt không khoa học nhưng cũng có thể do các bệnh lý. Cơn đau vùng thượng vị cũng là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý bất thường trong cơ thể bệnh nhân. Chính vì thế khi có bất cứ triệu chứng đau vùng này, bệnh nhân cần đi khám ngay để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Bị nước ăn chân bôi thuốc gì cho nhanh khỏi?- Ảnh 1.

    Bị nước ăn chân bôi thuốc gì cho nhanh khỏi?

    (Thông tin sức khỏe) - Nước ăn chân hay là nấm kẽ chân là một bệnh thường phát triển trong mùa mưa, lũ. Do...

    Giun đũa chó mèo nguy hiểm như thế nào đến cơ thể?

    (Thông tin sức khỏe) - Giun đũa chó mèo (Toxocara canis ở chó và Toxocara cati ở mèo) là một loại ký sinh trùng...
    Bị nước ăn chân bôi thuốc gì cho nhanh khỏi?- Ảnh 1.

    Bị nước ăn chân bôi thuốc gì cho nhanh khỏi?

    (Thông tin sức khỏe) - Nước ăn chân hay là nấm kẽ chân là một bệnh thường phát triển trong mùa mưa, lũ. Do...

    Giun đũa chó mèo nguy hiểm như thế nào đến cơ thể?

    (Thông tin sức khỏe) - Giun đũa chó mèo (Toxocara canis ở chó và Toxocara cati ở mèo) là một loại ký sinh trùng...

    Biểu hiện nhận biết các giai đoạn của bệnh xơ gan

    (Thông tin sức khỏe) - Xơ gan là một bệnh mạn tính của gan được đặc trưng bởi sự thay thế mô gan bằng...

    bạn Nên đọc!

    Bị nước ăn chân bôi thuốc gì cho nhanh khỏi?

    (Thông tin sức khỏe) - Nước ăn chân hay là nấm kẽ chân là một bệnh thường phát triển trong mùa mưa, lũ. Do khí hậu ẩm ướt tạo điều kiện cho nấm trichophyton rubrum phát triển và gây bệnh ở các kẽ ngón chân. Điều trị bệnh không khó, nhưng cần biết dùng thuốc đúng mới mang lại hiệu quả.

    Đau vùng thượng vị có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh trọng

    Vùng thượng vị nằm ở đâu?

    Vùng thượng vị là vị trí từ trên rốn trở lên đến dưới xương ức 2 bên là xương sườn của cơ thể.

    Đau ở vùng thượng vị thường làm bệnh nhân cảm thấy rất mệt mỏi và khó chịu. ở mỗi người tình trạng đau sẽ có những biểu hiện khác nhau và mức độ không giống nhau. Bệnh nhân có thể là đau âm ỉ thỉnh thoảng, hoặc có thể sẽ đau quặn, kéo dài liên tục, đau khu trú ở vùng thượng vị, hoặc có thể đau lan ra sau lưng,…

    Thông thường, đau vùng thượng vị sẽ đi kèm thêm nhiều dấu hiệu khác như: ợ hơi, ợ chua, nóng rát vùng cổ, ngực, buồn nôn,…

    Đau vùng thượng vị cảnh báo nhiều dấu hiệu bất thường về sức khỏe

    Đau vùng thượng vị cảnh báo nhiều dấu hiệu đáng lo về sức khỏe

    Những dấu hiệu đau vùng thượng vị hay gặp

    Bệnh thường có những biểu hiện:

    • Có thể đau từng cơn: Cơn đau từng cơn xuất hiện ở vùng thượng vị. Cơn đau có thể ngắn nhưng lặp lại nhiều lần trong ngày. Đôi khi lan sang các vùng khác khiến người bệnh khó chịu, mệt mỏi.
    • Có thể đau âm ỉ: thường kéo dài từ 15 – 20 phút và lặp lại nhiều lần trong ngày, đau âm ỉ bên trong chứ không theo cơn. Và có thể đau nhiều hơn nếu vận động mạnh hoặc khi quá đói hoặc quá no. Cơn đau có thể kèm theo các triệu chứng khác: buồn nôn và nôn, trào ngược và ợ chua, chướng bụng.
    • Bệnh nhân nóng vùng thượng vị: Ở vùng trên bụng và dưới xương ức. Cảm giác này có thể xuất hiện bất cứ thời điểm nào trong ngày kèm theo dấu hiệu mệt mỏi, chướng bụng.
    • Bệnh nhân đau nhói, đau quặn thượng vị: Có cảm giác quặn lên rất đau đớn nhưng ngắn và không kéo dài. Vì thế nên sẽ khiến người bệnh chủ quan với cơn đau cấp tính.

    Đau vùng thượng vị có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh trọng

    Đau vùng thượng vị không do bệnh lý

    Những nguyên nhân thường gặp gây đau vùng thượng vị không phải bệnh lý như:

    – Thói quen ăn uống không khoa học.

    Thường gặp ở những người thường xuyên sử dụng chất kích thích: rượu, bia. Thói quen này lâu dần khiến niêm mạc dạ dày bị tổn thương và gây ra những cơn đau kéo dài vùng thượng vị. Nếu tình trạng này nếu không được điều trị sớm có thể gây viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày rất nguy hiểm.

    Tình trạng đau vùng thượng vị cũng có thể do người bệnh ăn quá no, dạ dày quá sức đã chèn ép lên vùng thượng vị và gây đau.

    – Do mang thai: Nếu bệnh nhân trong tình trạng ốm nghén, hay lo lắng khi mang thai cũng dễ làm tăng tiết dịch acid trong dạ dày và kích thích đau thượng vị. Ngoài ra, khi thai gây chèn ép vào dạ dày cũng có thể gây đau vùng thượng vị.

    Ăn uống thiếu khoa học cũng gây đau vùng thượng vị

    Ăn uống thiếu khoa học cũng gây đau vùng thượng vị.

    Nguyên nhân do các bệnh lý

    Cơn đau vùng thượng vị cũng là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý bất thường trong cơ thể bệnh nhân. Chính vì thế khi có bất cứ triệu chứng đau vùng này, bệnh nhân cần đi khám ngay để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.

    – Viêm loét dạ dày: những cơn đau vùng thượng vị thường là dấu hiệu đầu tiên của người bị viêm dạ dày. Đa số trường hợp viêm dạ dày nguyên nhân chủ yếu gây là do vi khuẩn HP. Ngoài ra do chế độ ăn uống hoặc sinh hoạt không khoa học, lạm dụng các loại thuốc chống viêm, giảm đau cũng là nguyên nhân gây nên căn bệnh này.

    – Trào ngược dạ dày tá tràng: Bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản thường xuyên bị đau vùng thượng vị bởi axit ở trong dạ dày trào ngược lên ống thực quản khiến người bệnh cảm thấy buồn nôn, khó chịu và đau tức vùng này.

    Cơn đau có thể lan sang nhiều vị trí khác trên cơ thể như: cánh tay, lưng. Kèm theo ợ chua, nóng rát vùng cổ, buồn nôn và nôn.

    – Do mắc các bệnh lý nghiêm trọng ở dạ dày: loét dạ dày, thủng dạ dày, ung thư dạ dày,… cũng đều gây đau cả vùng thượng vị. (Ví dụ: thủng dạ dày thì đau thượng vị dữ dội. Bệnh nhân cảm giác như có dao đâm vào bụng, bụng căng cứng như gỗ và đặc biệt không có tư thế giảm đau. Cơn đau không chỉ có ở thượng vị mà có thể đau lan ra khắp ổ bụng, ngực….)

    Các vấn đề bất thường ở mật: cũng gây đau vùng thượng vị, điển hình là tình trạng viêm túi mật cấp, gây ra đau quặn bụng ở vùng thượng vị hoặc hạ sườn phải, sốt, vàng da,…

    Ngoài ra, đau thượng vị có thể gặp ở viêm tụy cấp, ngộ độc thức ăn,…

    Tóm lại: Đau vùng thượng vị là tình trạng đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể do lối sống sinh hoạt không khoa học nhưng cũng có thể do các bệnh lý. Cơn đau vùng thượng vị cũng là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý bất thường trong cơ thể bệnh nhân. Chính vì thế khi có bất cứ triệu chứng đau vùng này, bệnh nhân cần đi khám ngay để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Bị nước ăn chân bôi thuốc gì cho nhanh khỏi?- Ảnh 1.

    Bị nước ăn chân bôi thuốc gì cho nhanh khỏi?

    (Thông tin sức khỏe) - Nước ăn chân hay là nấm kẽ chân là một bệnh thường phát triển trong mùa mưa, lũ. Do...

    Giun đũa chó mèo nguy hiểm như thế nào đến cơ thể?

    (Thông tin sức khỏe) - Giun đũa chó mèo (Toxocara canis ở chó và Toxocara cati ở mèo) là một loại ký sinh trùng...
    Bị nước ăn chân bôi thuốc gì cho nhanh khỏi?- Ảnh 1.

    Bị nước ăn chân bôi thuốc gì cho nhanh khỏi?

    (Thông tin sức khỏe) - Nước ăn chân hay là nấm kẽ chân là một bệnh thường phát triển trong mùa mưa, lũ. Do...

    Giun đũa chó mèo nguy hiểm như thế nào đến cơ thể?

    (Thông tin sức khỏe) - Giun đũa chó mèo (Toxocara canis ở chó và Toxocara cati ở mèo) là một loại ký sinh trùng...

    Biểu hiện nhận biết các giai đoạn của bệnh xơ gan

    (Thông tin sức khỏe) - Xơ gan là một bệnh mạn tính của gan được đặc trưng bởi sự thay thế mô gan bằng...

    bạn Nên đọc!

    Bị nước ăn chân bôi thuốc gì cho nhanh khỏi?

    (Thông tin sức khỏe) - Nước ăn chân hay là nấm kẽ chân là một bệnh thường phát triển trong mùa mưa, lũ. Do khí hậu ẩm ướt tạo điều kiện cho nấm trichophyton rubrum phát triển và gây bệnh ở các kẽ ngón chân. Điều trị bệnh không khó, nhưng cần biết dùng thuốc đúng mới mang lại hiệu quả.