spot_img
27.3 C
Ho Chi Minh City
Thứ sáu, 20 Tháng chín, 2024
More

    Khô miệng liên quan đến bệnh gì?

    spot_img

    Khô miệng là vấn đề thường gặp và ảnh hưởng đến sức khỏe. Các nghiên cứu cho thấy rằng hàng triệu người có thể bị ảnh hưởng bởi chứng khô miệng. Khô miệng thường xảy ra ở phụ nữ hơn ở nam giới.

    Lý do của điều này chưa rõ ràng nhưng được cho là do sự khác nhau của hormon và tuổi tác. Khô miệng cũng thường xảy ra ở người già hơn người trẻ hay người trung niên. Có thể người già mắc nhiều chứng bệnh mãn tính, sử dụng thuốc kéo dài. Chứng khô miệng tăng lên có liên quan với việc tăng số lượng thuốc sử dụng và việc giảm tình trạng sức khỏe toàn diện.

    Biểu hiện khô miệng có dễ nhận biết

    Dấu hiệu đầu tiên của khô miệng là họng và niêm mạc cảm thấy khô rát, đôi khi gây ra cảm giác nóng rát, lưỡi giảm vị giác. Khó khăn trong việc nhai, nuốt và nói.

    Bốn triệu chứng lâm sàng biểu hiện khô miệng trong đó là:

    • Khô môi.
    • Khô niêm mạc má.
    • Không có khả năng tiết nước bọt ra từ các tuyến nước bọt chính.
    • Chỉ số răng sâu, mất, trám tăng.

    Bệnh lý liên quan đến khô miệng

    Khô miệng liên quan đến bệnh gì?- Ảnh 1.

    Biểu hiện khô miệng dễ nhận biết.

    Khô miệng thường xuất hiện cùng với giảm nước bọt. Những thuộc tính có điều kiện này gây ra sự suy yếu về chức năng của khoang miệng theo thời gian. Bệnh nhân có thể có khó khăn trong việc nhai và nuốt những thức ăn khô bởi vì khó làm ẩm thức ăn.

    Tuy vậy, khô miệng hiếm khi là một triệu chứng đơn độc. Các triệu chứng vùng miệng luôn kết hợp theo sau hiện tượng khô miệng mạn tính, kéo dài; Các triệu chứng toàn thân thường có liên quan với khô miệng và là biểu hiện của nhiều rối loạn toàn thân.

    Họ thường thấy khát, phải nhấp nước để dễ dàng nuốt, và có thể để nước bên cạnh giường ngủ vào ban đêm. Họ thấy khó khăn khi mang hàm giả. Thông thường có sự loãng hoặc mất đi lớp bảo vệ niêm mạc miệng, và bệnh nhân có thể thấy nhạy cảm đặc biệt với thức ăn mặn hay cay. Ngoài ra, có thể có cảm giác châm chích hay nóng bỏng niêm mạc miệng, đặc biệt ở lưỡi.

    Rất nhiều nghiên cứu cho thấy khô miệng và thiểu giảm nước bọt gây ra sự gia tăng đáng kể đối với tỉ lệ sâu răng, trong nhiều trường hợp, nó trở nên trầm trọng và lan tràn. Rõ ràng việc giảm thể tích nước bọt tương đương với những thay đổi trong cấu tạo của hệ sinh thái vi khuẩn trong miệng. Sự thay đổi chủ yếu từ một môi trường nhiều kiềm sang môi trường nhiều axit tạo điều kiện vi khuẩn gây sâu răng phát triển. Nó bao gồm sự gia tăng về số lượng chủng Steptococcus mutans, Lactobacullus, Actinomyces viscosus và Streptococcus mitis và, sự gia tăng tổng lượng vi khuẩn yếm khí.

    Khô miệng có thể là biểu hiện kết hợp với một loạt các bệnh toàn thân và thường liên quan tới các cơ quan khác, hay gặp nhất là mũi, mắt, da, âm đạo. Vùng mắt và âm đạo có cảm giác bị kim châm, rát bỏng và có thể có gia tăng sự nhiễm trùng. Khô miệng và nhiều triệu chứng kết hợp của nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sống của bệnh nhân. Các triệu chứng này ảnh hưởng đến các giác quan cơ bản như vị giác, xúc giác, và thị giác.

    Khô miệng được điều trị như thế nào?

    Điều trị chứng khô miệng phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng này. Nếu nghi ngờ bản thân bị khô miệng, nên tới cơ sở y tế có chuyên khoa răng hàm mặt để được kiểm tra và tư vấn điều trị. Nếu khô miệng do tác dụng phụ của thuốc, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh thay thế loại thuốc khác hoặc điều chỉnh liều.

    Nếu tuyến nước bọt không hoạt động hiệu quả nhưng vẫn có thể sản xuất một ít nước bọt, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc để hỗ trợ tuyến nước bọt hoạt động tốt hơn. Nhiều trường hợp có thể cần phải sử dụng nước bọt nhân tạo để giữ cho miệng luôn ẩm ướt.

    Khô miệng liên quan đến bệnh gì?- Ảnh 2.

    Nên uống nước thường xuyên phòng khô miệng.

    Người bị khô miệng nên làm gì ?

    Ngoài việc đến thăm khám để được điều trị thích hợp, tại nhà bệnh nhân nên uống nhiều nước. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng mất nước là một trong những yếu tố chính gây khô miệng. Vì thế, tăng lượng nước uống hàng ngày có thể giúp điều trị mất nước nhẹ.

    Đánh răng hàng ngày bằng kem đánh răng có chất fluoride và bàn chải có lông mềm. Nếu lông bàn chải khô cứng gây đau rát, hãy thử ngâm bàn chải trong nước ấm. Tránh sử dụng chỉ nha khoa nếu răng chảy máu hoặc đau nhức.

    Cần thay đổi thói quen thở bằng miệng vì có thể làm cho khô miệng tồi tệ hơn và gây ra các vấn đề sức khỏe răng miệng khác. Hãy thử tập thở bằng mũi thay vì miệng trong những tình huống đặc biệt, chẳng hạn như khi tập thể dục.

    Người bị khô miệng nên tránh các loại thức ăn dính và có đường. Nếu ăn những thực phẩm này, cần đánh răng ngay sau đó. Ngoài ra các thực phẩm có vị cay, mặn cũng có thể gây đau và khó chịu cho những người bị nứt nẻ môi, lưỡi do khô miệng.

    Bên cạnh đó cũng nên tránh các loại đồ uống có chứa caffein và rượu vì chúng có khả năng gây khô miệng.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển- Ảnh 1.

    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển

    (Thông tin sức khỏe) - Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể, bao gồm...

    bạn Nên đọc!

    Khô miệng liên quan đến bệnh gì?

    Khô miệng là vấn đề thường gặp và ảnh hưởng đến sức khỏe. Các nghiên cứu cho thấy rằng hàng triệu người có thể bị ảnh hưởng bởi chứng khô miệng. Khô miệng thường xảy ra ở phụ nữ hơn ở nam giới.

    Lý do của điều này chưa rõ ràng nhưng được cho là do sự khác nhau của hormon và tuổi tác. Khô miệng cũng thường xảy ra ở người già hơn người trẻ hay người trung niên. Có thể người già mắc nhiều chứng bệnh mãn tính, sử dụng thuốc kéo dài. Chứng khô miệng tăng lên có liên quan với việc tăng số lượng thuốc sử dụng và việc giảm tình trạng sức khỏe toàn diện.

    Biểu hiện khô miệng có dễ nhận biết

    Dấu hiệu đầu tiên của khô miệng là họng và niêm mạc cảm thấy khô rát, đôi khi gây ra cảm giác nóng rát, lưỡi giảm vị giác. Khó khăn trong việc nhai, nuốt và nói.

    Bốn triệu chứng lâm sàng biểu hiện khô miệng trong đó là:

    • Khô môi.
    • Khô niêm mạc má.
    • Không có khả năng tiết nước bọt ra từ các tuyến nước bọt chính.
    • Chỉ số răng sâu, mất, trám tăng.

    Bệnh lý liên quan đến khô miệng

    Khô miệng liên quan đến bệnh gì?- Ảnh 1.

    Biểu hiện khô miệng dễ nhận biết.

    Khô miệng thường xuất hiện cùng với giảm nước bọt. Những thuộc tính có điều kiện này gây ra sự suy yếu về chức năng của khoang miệng theo thời gian. Bệnh nhân có thể có khó khăn trong việc nhai và nuốt những thức ăn khô bởi vì khó làm ẩm thức ăn.

    Tuy vậy, khô miệng hiếm khi là một triệu chứng đơn độc. Các triệu chứng vùng miệng luôn kết hợp theo sau hiện tượng khô miệng mạn tính, kéo dài; Các triệu chứng toàn thân thường có liên quan với khô miệng và là biểu hiện của nhiều rối loạn toàn thân.

    Họ thường thấy khát, phải nhấp nước để dễ dàng nuốt, và có thể để nước bên cạnh giường ngủ vào ban đêm. Họ thấy khó khăn khi mang hàm giả. Thông thường có sự loãng hoặc mất đi lớp bảo vệ niêm mạc miệng, và bệnh nhân có thể thấy nhạy cảm đặc biệt với thức ăn mặn hay cay. Ngoài ra, có thể có cảm giác châm chích hay nóng bỏng niêm mạc miệng, đặc biệt ở lưỡi.

    Rất nhiều nghiên cứu cho thấy khô miệng và thiểu giảm nước bọt gây ra sự gia tăng đáng kể đối với tỉ lệ sâu răng, trong nhiều trường hợp, nó trở nên trầm trọng và lan tràn. Rõ ràng việc giảm thể tích nước bọt tương đương với những thay đổi trong cấu tạo của hệ sinh thái vi khuẩn trong miệng. Sự thay đổi chủ yếu từ một môi trường nhiều kiềm sang môi trường nhiều axit tạo điều kiện vi khuẩn gây sâu răng phát triển. Nó bao gồm sự gia tăng về số lượng chủng Steptococcus mutans, Lactobacullus, Actinomyces viscosus và Streptococcus mitis và, sự gia tăng tổng lượng vi khuẩn yếm khí.

    Khô miệng có thể là biểu hiện kết hợp với một loạt các bệnh toàn thân và thường liên quan tới các cơ quan khác, hay gặp nhất là mũi, mắt, da, âm đạo. Vùng mắt và âm đạo có cảm giác bị kim châm, rát bỏng và có thể có gia tăng sự nhiễm trùng. Khô miệng và nhiều triệu chứng kết hợp của nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sống của bệnh nhân. Các triệu chứng này ảnh hưởng đến các giác quan cơ bản như vị giác, xúc giác, và thị giác.

    Khô miệng được điều trị như thế nào?

    Điều trị chứng khô miệng phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng này. Nếu nghi ngờ bản thân bị khô miệng, nên tới cơ sở y tế có chuyên khoa răng hàm mặt để được kiểm tra và tư vấn điều trị. Nếu khô miệng do tác dụng phụ của thuốc, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh thay thế loại thuốc khác hoặc điều chỉnh liều.

    Nếu tuyến nước bọt không hoạt động hiệu quả nhưng vẫn có thể sản xuất một ít nước bọt, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc để hỗ trợ tuyến nước bọt hoạt động tốt hơn. Nhiều trường hợp có thể cần phải sử dụng nước bọt nhân tạo để giữ cho miệng luôn ẩm ướt.

    Khô miệng liên quan đến bệnh gì?- Ảnh 2.

    Nên uống nước thường xuyên phòng khô miệng.

    Người bị khô miệng nên làm gì ?

    Ngoài việc đến thăm khám để được điều trị thích hợp, tại nhà bệnh nhân nên uống nhiều nước. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng mất nước là một trong những yếu tố chính gây khô miệng. Vì thế, tăng lượng nước uống hàng ngày có thể giúp điều trị mất nước nhẹ.

    Đánh răng hàng ngày bằng kem đánh răng có chất fluoride và bàn chải có lông mềm. Nếu lông bàn chải khô cứng gây đau rát, hãy thử ngâm bàn chải trong nước ấm. Tránh sử dụng chỉ nha khoa nếu răng chảy máu hoặc đau nhức.

    Cần thay đổi thói quen thở bằng miệng vì có thể làm cho khô miệng tồi tệ hơn và gây ra các vấn đề sức khỏe răng miệng khác. Hãy thử tập thở bằng mũi thay vì miệng trong những tình huống đặc biệt, chẳng hạn như khi tập thể dục.

    Người bị khô miệng nên tránh các loại thức ăn dính và có đường. Nếu ăn những thực phẩm này, cần đánh răng ngay sau đó. Ngoài ra các thực phẩm có vị cay, mặn cũng có thể gây đau và khó chịu cho những người bị nứt nẻ môi, lưỡi do khô miệng.

    Bên cạnh đó cũng nên tránh các loại đồ uống có chứa caffein và rượu vì chúng có khả năng gây khô miệng.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển- Ảnh 1.

    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển

    (Thông tin sức khỏe) - Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể, bao gồm...

    bạn Nên đọc!