spot_img
27.3 C
Ho Chi Minh City
Thứ năm, 19 Tháng chín, 2024
More

    Điều trị tinh trùng yếu như thế nào?

    spot_img

    1. Tinh trùng yếu là gì?

    Bình thường khi tinh trùng được xuất ra, phần lớn tinh trùng đều di động được và di động khá nhanh với vận tốc trung bình là 1-4 mm/phút.

    Tinh trùng yếu là những tinh trùng vận động chậm chạp rời rạc và yếu ớt, thậm chí nhiều trường hợp tinh trùng chỉ ngúc ngoắc tại chỗ mà không di chuyển được. Điều này đồng nghĩa phải tốn mất nhiều thời gian tinh trùng mới đến nơi gặp trứng hoặc có thể không thể đến được nơi trứng đã đợi sẵn (1/3 ngoài vòi trứng).

    Theo phân loại của WHO được coi là tinh trùng yếu khi tinh trùng di động (bao gồm cả tiến tới và không tiến tới) có tỷ lệ dưới 42%.

    2. Phân loại di động của tinh trùng

    Thông thường trong một mẫu tinh dịch xuất ra không phải là tất cả tinh trùng trong mẫu đều có thể di động tốt. Chỉ có khoảng 30-40% những con di động tiến tới, chính những con này mới có khả năng thụ thai, đồng thời có khoảng 60-70% các con tinh trùng di động chậm, tinh trùng bất động và cả tinh trùng chết.

    một người đàn ông đang ngồi trên giường với vẻ mặt buồn

    Tinh trùng yếu là một trong những nguyên nhân gây vô sinh.

    Theo phân loại về xét nghiệm tinh dịch đồ 2021 của WHO phận ra làm ba loại:

    – Di động tiến tới (Progesive motility – PR): Là những những con bơi nhanh bơi thẳng đường chim bay và những con di động bơi nhanh theo hình vòng cung lớn (tinh trùng loại A).

    – Di động không tiến tới (Non progesive motility – NP): Những con di động theo hình vòng cung nhỏ, hình Zig-zag, con di động chậm mãi không đến đích, con di động ngoeo nguẩy tại chỗ.

    – Tinh trùng bất động (Immotile – IM): Là những con nằm im tại chỗ bao gồm cả những con tinh trùng sống (khi hồi sức thì mới di động) và những con tinh trùng chết.

    3. Nguyên nhân làm cho tinh trùng yếu

    Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau và còn nhiều nguyên nhân chưa biết rõ. Tuy nhiên một số nguyên nhân hiển hiện là:

    • Thiếu dinh dưỡng;
    • Rối loạn nội tiết sinh sản;
    • Giãn tĩnh mạch tinh;
    • Nhiễm trùng đường sinh dục;
    • Nhiễm độc;
    • Tinh dịch có độ nhớt cao;
    • Sau chấn thương, sau phẫu thuật can thiệp trên tinh hoàn và cấu trúc đường dẫn tinh;
    • Sử dụng các loại thuốc ảnh hưởng đến tinh trùng như ma túy, cần sa, các thuốc tăng đồng hóa…

    4. Các phương pháp điều trị tinh trùng yếu

    Tinh trùng yếu là hậu quả của nhiều yếu tố bệnh sinh khác nhau. Việc loại trừ và xử lý triệt để các yếu tố bệnh nguyên là yếu tố tiên quyết cho việc cải thiện chất lượng tinh trùng.

    những viên thuốc

    Tùy từng trường hợp bác sĩ sẽ cho dùng các sản phẩm cụ thể…

    Tùy thuộc vào nguyên nhân khác nhau mà có các hướng giải pháp khác nhau như:

    – Điều chỉnh rối loạn nội tiết sinh sản để luôn đảm bảo các hormone hướng sinh dục và testosterone ở ngưỡng bình thường, đồng thời các hormone khác ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh (estradiol, prolactin, T3, T4…) đều ở ngưỡng bình thường.

    – Sử dụng kháng sinh, kháng viêm khi có nhiễm trùng, khi có tình trạng viêm mạn tính đường sinh dục như: Kháng sinh nhóm quinolone, marcrolid, cyclin, hay dùng thuốc kháng viêm corticoid, non steroid để điều trị viêm.

    – Phẫu thuật giãn tĩnh mạch tinh, giúp giải quyết ứ trệ máu, giảm nhiệt độ tinh hoàn

    – Tránh tiếp xúc nguồn tác nhân môi trường độc hại: Thuốc trừ sâu, hóa chất, sóng rada, tia X, tránh tiếp xúc với nguồn nhiệt cao như tắm nước trên 37 độ, xông hơi…

    – Bổ sung dinh dưỡng chuyên biệt cho tinh trùng:

    • Bổ sung năng lượng cho tinh trùng: Đường (glucose, fructose, myoinositol…), các acid amin (L-arginine, L-carnitin, Lysin…)
    • Bổ sung các thành phần làm hoàn thiện cấu trúc màng tế bào như: Myoinositol, L- carnitine, selenium, acid folic…
    • Bổ sung các vitamin và khoáng chất như: Vitamin A, vitamin B, vitamin C, kẽm…
    • Bổ sung các thành phần chống gốc oxy hóa mạnh như: Selenium, coenzyn Q10, gluthation…

    Việc bổ sung các thực phẩm dinh dưỡng cho tinh trùng có thể sử dụng đơn chất theo từng nhóm trên hoặc có thể sử dụng phối hợp, trong các công có sẵn như tổ hợp: Myoinositol, selenium, acid folic, vitamin E, L-arginine, L-carnitine, N – acetyl cysteine (andrositol plus) được chứng minh có sự cải thiện khá tốt…

    5. Một số lưu ý khi điều trị tinh trùng yếu

    – Người bệnh cần dùng thuốc và tuân thủ các biện pháp do bác sĩ chỉ định.

    – Ngoài các biện pháp trên cần thay đổi lối sống:

    • Ăn uống bồi bổ – nhiều đạm, lựa chọn thực phẩm tươi, sạch và bổ dưỡng.
    • Bỏ thuốc là, rượu bia, bỏ các chất ma túy.
    • Uống nhiều nước.
    • Thể dục, vận động thường xuyên trên 30 -60 phút mỗi ngày.
    • Làm việc ngủ nghỉ hợp lý ngủ khoảng 7-8h mỗi ngày.
    • Giảm cân nếu thừa cân béo phì.
    • Chăm sóc vệ sinh bộ phận sinh dục hàng ngày luôn giữ cho “cậu nhỏ” khô thoáng sạch sẽ, vệ sinh trước và sau khi quan hệ…

    Mời độc giả xem thêm:

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển- Ảnh 1.

    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển

    (Thông tin sức khỏe) - Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể, bao gồm...

    bạn Nên đọc!

    Điều trị tinh trùng yếu như thế nào?

    1. Tinh trùng yếu là gì?

    Bình thường khi tinh trùng được xuất ra, phần lớn tinh trùng đều di động được và di động khá nhanh với vận tốc trung bình là 1-4 mm/phút.

    Tinh trùng yếu là những tinh trùng vận động chậm chạp rời rạc và yếu ớt, thậm chí nhiều trường hợp tinh trùng chỉ ngúc ngoắc tại chỗ mà không di chuyển được. Điều này đồng nghĩa phải tốn mất nhiều thời gian tinh trùng mới đến nơi gặp trứng hoặc có thể không thể đến được nơi trứng đã đợi sẵn (1/3 ngoài vòi trứng).

    Theo phân loại của WHO được coi là tinh trùng yếu khi tinh trùng di động (bao gồm cả tiến tới và không tiến tới) có tỷ lệ dưới 42%.

    2. Phân loại di động của tinh trùng

    Thông thường trong một mẫu tinh dịch xuất ra không phải là tất cả tinh trùng trong mẫu đều có thể di động tốt. Chỉ có khoảng 30-40% những con di động tiến tới, chính những con này mới có khả năng thụ thai, đồng thời có khoảng 60-70% các con tinh trùng di động chậm, tinh trùng bất động và cả tinh trùng chết.

    một người đàn ông đang ngồi trên giường với vẻ mặt buồn

    Tinh trùng yếu là một trong những nguyên nhân gây vô sinh.

    Theo phân loại về xét nghiệm tinh dịch đồ 2021 của WHO phận ra làm ba loại:

    – Di động tiến tới (Progesive motility – PR): Là những những con bơi nhanh bơi thẳng đường chim bay và những con di động bơi nhanh theo hình vòng cung lớn (tinh trùng loại A).

    – Di động không tiến tới (Non progesive motility – NP): Những con di động theo hình vòng cung nhỏ, hình Zig-zag, con di động chậm mãi không đến đích, con di động ngoeo nguẩy tại chỗ.

    – Tinh trùng bất động (Immotile – IM): Là những con nằm im tại chỗ bao gồm cả những con tinh trùng sống (khi hồi sức thì mới di động) và những con tinh trùng chết.

    3. Nguyên nhân làm cho tinh trùng yếu

    Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau và còn nhiều nguyên nhân chưa biết rõ. Tuy nhiên một số nguyên nhân hiển hiện là:

    • Thiếu dinh dưỡng;
    • Rối loạn nội tiết sinh sản;
    • Giãn tĩnh mạch tinh;
    • Nhiễm trùng đường sinh dục;
    • Nhiễm độc;
    • Tinh dịch có độ nhớt cao;
    • Sau chấn thương, sau phẫu thuật can thiệp trên tinh hoàn và cấu trúc đường dẫn tinh;
    • Sử dụng các loại thuốc ảnh hưởng đến tinh trùng như ma túy, cần sa, các thuốc tăng đồng hóa…

    4. Các phương pháp điều trị tinh trùng yếu

    Tinh trùng yếu là hậu quả của nhiều yếu tố bệnh sinh khác nhau. Việc loại trừ và xử lý triệt để các yếu tố bệnh nguyên là yếu tố tiên quyết cho việc cải thiện chất lượng tinh trùng.

    những viên thuốc

    Tùy từng trường hợp bác sĩ sẽ cho dùng các sản phẩm cụ thể…

    Tùy thuộc vào nguyên nhân khác nhau mà có các hướng giải pháp khác nhau như:

    – Điều chỉnh rối loạn nội tiết sinh sản để luôn đảm bảo các hormone hướng sinh dục và testosterone ở ngưỡng bình thường, đồng thời các hormone khác ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh (estradiol, prolactin, T3, T4…) đều ở ngưỡng bình thường.

    – Sử dụng kháng sinh, kháng viêm khi có nhiễm trùng, khi có tình trạng viêm mạn tính đường sinh dục như: Kháng sinh nhóm quinolone, marcrolid, cyclin, hay dùng thuốc kháng viêm corticoid, non steroid để điều trị viêm.

    – Phẫu thuật giãn tĩnh mạch tinh, giúp giải quyết ứ trệ máu, giảm nhiệt độ tinh hoàn

    – Tránh tiếp xúc nguồn tác nhân môi trường độc hại: Thuốc trừ sâu, hóa chất, sóng rada, tia X, tránh tiếp xúc với nguồn nhiệt cao như tắm nước trên 37 độ, xông hơi…

    – Bổ sung dinh dưỡng chuyên biệt cho tinh trùng:

    • Bổ sung năng lượng cho tinh trùng: Đường (glucose, fructose, myoinositol…), các acid amin (L-arginine, L-carnitin, Lysin…)
    • Bổ sung các thành phần làm hoàn thiện cấu trúc màng tế bào như: Myoinositol, L- carnitine, selenium, acid folic…
    • Bổ sung các vitamin và khoáng chất như: Vitamin A, vitamin B, vitamin C, kẽm…
    • Bổ sung các thành phần chống gốc oxy hóa mạnh như: Selenium, coenzyn Q10, gluthation…

    Việc bổ sung các thực phẩm dinh dưỡng cho tinh trùng có thể sử dụng đơn chất theo từng nhóm trên hoặc có thể sử dụng phối hợp, trong các công có sẵn như tổ hợp: Myoinositol, selenium, acid folic, vitamin E, L-arginine, L-carnitine, N – acetyl cysteine (andrositol plus) được chứng minh có sự cải thiện khá tốt…

    5. Một số lưu ý khi điều trị tinh trùng yếu

    – Người bệnh cần dùng thuốc và tuân thủ các biện pháp do bác sĩ chỉ định.

    – Ngoài các biện pháp trên cần thay đổi lối sống:

    • Ăn uống bồi bổ – nhiều đạm, lựa chọn thực phẩm tươi, sạch và bổ dưỡng.
    • Bỏ thuốc là, rượu bia, bỏ các chất ma túy.
    • Uống nhiều nước.
    • Thể dục, vận động thường xuyên trên 30 -60 phút mỗi ngày.
    • Làm việc ngủ nghỉ hợp lý ngủ khoảng 7-8h mỗi ngày.
    • Giảm cân nếu thừa cân béo phì.
    • Chăm sóc vệ sinh bộ phận sinh dục hàng ngày luôn giữ cho “cậu nhỏ” khô thoáng sạch sẽ, vệ sinh trước và sau khi quan hệ…

    Mời độc giả xem thêm:

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển- Ảnh 1.

    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển

    (Thông tin sức khỏe) - Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể, bao gồm...

    bạn Nên đọc!