spot_img
27.3 C
Ho Chi Minh City
Thứ năm, 19 Tháng chín, 2024
More

    Thuốc điều trị rối loạn thần kinh thực vật

    spot_img

    Để điều trị rối loạn thần kinh thực vật cần phải tái lập trạng thái cân bằng giữa hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm. Khi điều trị bệnh, cần quan tâm điều trị các nguyên nhân và triệu chứng gây rối loạn thần kinh thực vật.

    Các triệu chứng của rối loạn thần kinh thực vật có thể ảnh hưởng đến nhiều hệ thống cơ thể và khác nhau tùy thuộc vào hệ thống mà chúng ảnh hưởng, như:

    • Vấn đề cân bằng.
    • Buồn nôn, nôn.
    • Sương mù não, hay quên hoặc khó tập trung.
    • Nhịp tim nhanh hoặc chậm.
    • Thay đổi nhu động ruột (táo bón hoặc tiêu chảy).
    • Da nhợt nhạt hoặc nhợt nhạt.
    • Đổ mồ hôi nhiều hoặt ít hơn bình thường hoặc đổ mồ hôi nhiều hơn ở một số bộ phận trên cơ thể.
    • Mắt khô hoặc chảy nước mắt bất thường, các vấn đề về thị lực (mờ mắt hoặc khó điều chỉnh mắt khi thay đổi ánh sáng).
    • Đau nửa đầu hoặc đau đầu thường xuyên.
    • Thay đổi nhiệt độ cơ thể hoặc da.
    • Tâm trạng thất thường hoặc lo lắng…

    Với mỗi trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc cụ thể. Thông thường, có thể dùng một số thuốc để điều trị triệu chứng của rối loạn thần kinh thực vật:

    1. Các thuốc trị triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật

    1.1. Thuốc cải thiện tình trạng mất ngủ, lo âu

    – Tác dụng: Có thể dùng các thuốc chống trầm cảm như amitriptylin, nortriptylin, venlafaxin… Tác dụng của loại thuốc này là giảm lo lắng, an thần ở người bị rối loạn thần kinh thực vật, giúp người sử dụng dễ ngủ và ngủ ngon giấc hơn. Tuy nhiên chỉ nên dùng thuốc trong một thời gian ngắn.

    – Tác dụng phụ: Thường gặp là an thần quá mức, mất định hướng, ra mồ hôi, tăng thèm ăn, chóng mặt, đau đầu; nhịp nhanh, đánh trống ngực, hạ huyết áp thế đứng; giảm tình dục, liệt dương.

    Lưu ý: Thuốc chống chỉ định trên người có tiền sử nhồi máu cơ tim, loạn nhịp tim, suy tim sung huyết, người bị suy gan nặng. Không dùng thuốc cho mẹ bầu (nhất là ở giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ), bà mẹ đang cho con bú.

    Thuốc điều trị rối loạn thần kinh thực vật- Ảnh 2.

    Rối loạn thần kinh thực vật gây ảnh hưởng đến chức năng tự động cơ thể.

    1.2. Thuốc giảm tiết mồ hôi

    – Tác dụng: Các thuốc thường dùng như glycopyrrolate, botulinum toxin… giúp giảm mồ hôi, giúp người bệnh giảm tiết mồ hôi.

    Tác dụng phụ: Có thể gặp một số tác dụng phụ như tiêu chảy, khô miệng, bí tiểu, mờ mắt, thay đổi nhịp tim, nhức đầu, mất vị giác và buồn ngủ. Ngoài ra, glycopyrrolate cũng có thể làm tăng nguy cơ bệnh liên quan đến nhiệt như say nắng.

    1.3. Thuốc giảm các triệu chứng tim mạch

    – Tác dụng: Một số thuốc tim mạch (thuốc chẹn beta Acebutolol, atenolol, betaxolol, bisoprolol, carvedilol…) được lựa chọn để trị rối loạn thần kinh thực vật. Các thuốc này giúp điều chỉnh rối loạn nhịp tim, huyết áp, hạn chế tình trạng hồi hộp, đánh trống ngực… ở người bệnh.

    – Tác dụng phụ: Thuốc có thể gây hạ huyết áp, chậm nhịp tim, co thắt phế quản, rối loạn cương dương…

    1.4. Thuốc giảm các triệu chứng tiêu hóa

    – Tác dụng: Các thuốc nhóm này có thể ngăn ngừa các tình trạng khó tiêu, ợ hơi, đau bụng, táo bón, tiêu chảy. Có thể sử dụng các thuốc làm rỗng dạ dày, thuốc nhuận tràng, thuốc cầm tiêu chảy…

    -Tác dụng phụ: Có thể gây một số tác dụng phụ như buồn ngủ, táo bón, kích thích đường tiêu hóa, buồn nôn…

    Ngoài ra, người bệnh cũng nên thay đổi chế độ ăn uống: Tăng cường chất xơ và chất lỏng trong khẩu phần ăn, với mục đích tránh đầy hơi, đầy bụng.

    1.5. Thuốc giảm các triệu chứng ở đường tiết niệu

    – Tác dụng: Các thuốc nhóm này (berhanecho, tolterodine…) giúp cải thiện tình trạng bàng quang hoạt động quá mức, cải thiện khả năng tiểu tiện của người bệnh.

    – Tác dụng phụ: Có thể gây đau đầu, đau bụng, đầy hơi, buồn nôn, đỏ bừng mặt, khô miệng, mệt mỏi, táo bón…

    2. Lưu ý khi điều trị rối loạn thần kinh thực vật

    Để việc dùng thuốc trị rối loạn thần kinh thực vật đạt hiệu quả cao, cần lưu ý:

    – Không tự ý dùng thuốc điều trị khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

    – Tuân thủ tuyệt đối hướng dẫn dùng thuốc của bác sĩ: Không tự ý tăng/giảm/ngừng dùng thuốc khi chưa có ý kiến của bác sĩ.

    – Không lạm dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê, trà đặc..

    – Cần kiểm soát căng thẳng và tâm trạng.

    – Có thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.

    – Khi có bất kỳ triệu chứng bất thường nào, cần báo ngay cho bác sĩ để được thăm khám, tư vấn và có phác đồ điều trị kịp thời.

    Xem thêm video đang được quan tâm:

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển- Ảnh 1.

    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển

    (Thông tin sức khỏe) - Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể, bao gồm...

    bạn Nên đọc!

    Thuốc điều trị rối loạn thần kinh thực vật

    Để điều trị rối loạn thần kinh thực vật cần phải tái lập trạng thái cân bằng giữa hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm. Khi điều trị bệnh, cần quan tâm điều trị các nguyên nhân và triệu chứng gây rối loạn thần kinh thực vật.

    Các triệu chứng của rối loạn thần kinh thực vật có thể ảnh hưởng đến nhiều hệ thống cơ thể và khác nhau tùy thuộc vào hệ thống mà chúng ảnh hưởng, như:

    • Vấn đề cân bằng.
    • Buồn nôn, nôn.
    • Sương mù não, hay quên hoặc khó tập trung.
    • Nhịp tim nhanh hoặc chậm.
    • Thay đổi nhu động ruột (táo bón hoặc tiêu chảy).
    • Da nhợt nhạt hoặc nhợt nhạt.
    • Đổ mồ hôi nhiều hoặt ít hơn bình thường hoặc đổ mồ hôi nhiều hơn ở một số bộ phận trên cơ thể.
    • Mắt khô hoặc chảy nước mắt bất thường, các vấn đề về thị lực (mờ mắt hoặc khó điều chỉnh mắt khi thay đổi ánh sáng).
    • Đau nửa đầu hoặc đau đầu thường xuyên.
    • Thay đổi nhiệt độ cơ thể hoặc da.
    • Tâm trạng thất thường hoặc lo lắng…

    Với mỗi trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc cụ thể. Thông thường, có thể dùng một số thuốc để điều trị triệu chứng của rối loạn thần kinh thực vật:

    1. Các thuốc trị triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật

    1.1. Thuốc cải thiện tình trạng mất ngủ, lo âu

    – Tác dụng: Có thể dùng các thuốc chống trầm cảm như amitriptylin, nortriptylin, venlafaxin… Tác dụng của loại thuốc này là giảm lo lắng, an thần ở người bị rối loạn thần kinh thực vật, giúp người sử dụng dễ ngủ và ngủ ngon giấc hơn. Tuy nhiên chỉ nên dùng thuốc trong một thời gian ngắn.

    – Tác dụng phụ: Thường gặp là an thần quá mức, mất định hướng, ra mồ hôi, tăng thèm ăn, chóng mặt, đau đầu; nhịp nhanh, đánh trống ngực, hạ huyết áp thế đứng; giảm tình dục, liệt dương.

    Lưu ý: Thuốc chống chỉ định trên người có tiền sử nhồi máu cơ tim, loạn nhịp tim, suy tim sung huyết, người bị suy gan nặng. Không dùng thuốc cho mẹ bầu (nhất là ở giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ), bà mẹ đang cho con bú.

    Thuốc điều trị rối loạn thần kinh thực vật- Ảnh 2.

    Rối loạn thần kinh thực vật gây ảnh hưởng đến chức năng tự động cơ thể.

    1.2. Thuốc giảm tiết mồ hôi

    – Tác dụng: Các thuốc thường dùng như glycopyrrolate, botulinum toxin… giúp giảm mồ hôi, giúp người bệnh giảm tiết mồ hôi.

    Tác dụng phụ: Có thể gặp một số tác dụng phụ như tiêu chảy, khô miệng, bí tiểu, mờ mắt, thay đổi nhịp tim, nhức đầu, mất vị giác và buồn ngủ. Ngoài ra, glycopyrrolate cũng có thể làm tăng nguy cơ bệnh liên quan đến nhiệt như say nắng.

    1.3. Thuốc giảm các triệu chứng tim mạch

    – Tác dụng: Một số thuốc tim mạch (thuốc chẹn beta Acebutolol, atenolol, betaxolol, bisoprolol, carvedilol…) được lựa chọn để trị rối loạn thần kinh thực vật. Các thuốc này giúp điều chỉnh rối loạn nhịp tim, huyết áp, hạn chế tình trạng hồi hộp, đánh trống ngực… ở người bệnh.

    – Tác dụng phụ: Thuốc có thể gây hạ huyết áp, chậm nhịp tim, co thắt phế quản, rối loạn cương dương…

    1.4. Thuốc giảm các triệu chứng tiêu hóa

    – Tác dụng: Các thuốc nhóm này có thể ngăn ngừa các tình trạng khó tiêu, ợ hơi, đau bụng, táo bón, tiêu chảy. Có thể sử dụng các thuốc làm rỗng dạ dày, thuốc nhuận tràng, thuốc cầm tiêu chảy…

    -Tác dụng phụ: Có thể gây một số tác dụng phụ như buồn ngủ, táo bón, kích thích đường tiêu hóa, buồn nôn…

    Ngoài ra, người bệnh cũng nên thay đổi chế độ ăn uống: Tăng cường chất xơ và chất lỏng trong khẩu phần ăn, với mục đích tránh đầy hơi, đầy bụng.

    1.5. Thuốc giảm các triệu chứng ở đường tiết niệu

    – Tác dụng: Các thuốc nhóm này (berhanecho, tolterodine…) giúp cải thiện tình trạng bàng quang hoạt động quá mức, cải thiện khả năng tiểu tiện của người bệnh.

    – Tác dụng phụ: Có thể gây đau đầu, đau bụng, đầy hơi, buồn nôn, đỏ bừng mặt, khô miệng, mệt mỏi, táo bón…

    2. Lưu ý khi điều trị rối loạn thần kinh thực vật

    Để việc dùng thuốc trị rối loạn thần kinh thực vật đạt hiệu quả cao, cần lưu ý:

    – Không tự ý dùng thuốc điều trị khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

    – Tuân thủ tuyệt đối hướng dẫn dùng thuốc của bác sĩ: Không tự ý tăng/giảm/ngừng dùng thuốc khi chưa có ý kiến của bác sĩ.

    – Không lạm dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê, trà đặc..

    – Cần kiểm soát căng thẳng và tâm trạng.

    – Có thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.

    – Khi có bất kỳ triệu chứng bất thường nào, cần báo ngay cho bác sĩ để được thăm khám, tư vấn và có phác đồ điều trị kịp thời.

    Xem thêm video đang được quan tâm:

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển- Ảnh 1.

    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển

    (Thông tin sức khỏe) - Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể, bao gồm...

    bạn Nên đọc!