spot_img
30.1 C
Ho Chi Minh City
Thứ Ba, 22 Tháng 7, 2025
More

    Đau thắt lưng bệnh gì?

    spot_img

    Nguyên nhân gây đau thắt lưng rất đa dạng thông thường là do các nguyên nhân bệnh lý sau:

    1. Thường gặp nhất là thoái hóa đĩa đệm

    Thoái hóa đĩa đệm là một trong những bệnh lý cột sống thường gặp nhất hiện nay và đang có xu hướng trẻ hóa. Đây là một nguyên nhân phổ biến gây đau cột sống thắt lưng, kèm theo các triệu chứng thần kinh tương ứng.

    Ở Mỹ, mỗi năm có khoảng 2 triệu người phải nghỉ việc vì đau cột sống thắt lưng. Trong khi đó, theo các trung tâm nghiên cứu và thống kê ở Châu Âu và Mỹ thì có tới 70% dân số trong cuộc đời có ít nhất một lần đau thắt lưng.

    Bệnh thường xảy ra ở độ tuổi 30 – 50. Theo thời gian, vòng sụn bên ngoài bị xơ hóa, nhân nhầy của đĩa đệm bị khô, mất tính đàn hồi, thoát vị vào trong ống sống, chèn ép dây thần kinh.

    Đau thắt lưng bệnh gì?- Ảnh 1.

    Thoái hóa đĩa đệm là một trong những bệnh lý cột sống thường gặp nhất hiện nay.

    2. Phồng và thoát vị đĩa đệm

    Các đĩa đệm cột sống bị mài mòn quá nhiều có thể dẫn đến phình đĩa đệm, trong đó lớp bao bọc bên ngoài bị yếu đi và đĩa đệm bị lồi ra ngoài đè lên dây thần kinh.

    3. Viêm xương khớp

    Viêm khớp là một bệnh lý phổ biến của cột sống thắt lưng. Viêm khớp cột sống thường gặp nhiều nhất ở người lớn tuổi, ngoài ra còn xuất hiện ở người béo phì, lao động nặng hoặc bất kỳ ai từng có chấn thương cột sống trước đó. Một khi tình trạng viêm xương khớp xuất hiện, vận động vùng lưng dưới sẽ trở nên hạn chế, cảm giác đau buốt, ê ẩm bắt đầu xuất hiện và tăng dần theo thời gian.

    Triệu chứng này nhận thấy rõ nhất vào buổi sáng sau khi thức dậy, giảm dần sau khi vận động, tăng lên khi làm việc quá sức, thậm chí ngồi trong một thời gian dài cũng mang lại một cảm giác không hề thoải mái.

    Viêm khớp cột sống thắt lưng thường xảy ra ở phần liên kết các đốt sống lại với nhau. Các đốt sống được liên kết với nhau bởi đĩa đệm ở phía trước tủy sống và hai khớp mặt phía sau tủy sống. Nhờ đó ta có thể chuyển động, vặn, xoay chuyển một cách linh hoạt, trơn tru hơn.

    4. Trượt đốt sống

    Là hiện tượng đốt sống trên bị trước ra phía trước hoặc phía sau so với đốt sống dưới. Khi tình trạng này xuất hiện sẽ khiến cho người bệnh cảm thấy đau nhức ở vùng thắt lưng. Các hoạt động đi lại hàng ngày diễn ra vô cùng khó khăn. Những cơn đau có thể lan dần xuống một hoặc hai chân của người bệnh.

    5. Hẹp ống sống thắt lưng

    Hẹp ống sống thắt lưng là bệnh lý cơ xương khớp thường gặp. Là tình trạng ống sống trong xương sống bị thu hẹp lại và bắt đầu chèn ép lên tủy sống hoặc các rễ thần kinh. Điều này thường do gai xương gây ra, những người bị hẹp cột sống có thể gặp tình trạng đau lưng, tuy nhiên mức độ đau sẽ khác nhau tùy thuộc vào mức độ viêm khớp.

    6. Viêm cột sống dính khớp

    Ở những người trẻ tuổi, đau thắt lưng có thể liên quan đến tình trạng viêm được gọi là viêm cột sống dính khớp. Những người bị tình trạng này thường bị cứng lưng vào buổi sáng và cơn đau cải thiện khi hoạt động.

    7. Đau lưng nghề nghiệp

    Bao gồm tư thế không tốt khi ngồi hoặc đứng tại nơi làm việc, ngồi hoặc đứng trong thời gian dài, lái xe đường dài, nâng không đúng kỹ thuật, nâng thường xuyên và nâng vật quá nặng.

    Ngoài ra, tình trạng đau lưng không đặc hiệu. Hầu hết hơn 85% đều các bác sĩ chẩn đoán gọi là đau thắt lưng “không đặc hiệu”, có nghĩa là cơn đau không rõ ràng do một bệnh cụ thể, bất thường hoặc chấn thương nghiêm trọng của cột sống gây ra. Loại đau này thường biểu hiện sự căng một hoặc nhiều cơ ở lưng dưới.

    Đau thắt lưng bệnh gì?- Ảnh 2.

    Vâtj lý trị liệu làm giảm cơn đau thắt lưng.

    Một số nguyên nhân nghiêm trọng khác cũng gây tình trạng đau thắt lưng trong đó có thể gặp như nhiễm trùng, khối u cột sống hoặc rối loạn gọi là “hội chứng chùm đuôi ngựa”, ngoài đau lưng thì sẽ gây yếu chân và rối loạn chức năng ruột hoặc bàng quang.

    Đau thắt lưng là vấn đề thường gặp, chẩn đoán xác định dựa vào triệu chứng lâm sàng và các chẩn đoán hình ảnh như: Chụp X-quang cột sống thắt lưng; CT và MRI cột sống thắt lưng nếu có các yếu tố nguy cơ hoặc dấu hiệu nhiễm trùng hoặc ung thư, phẫu thuật sẽ được xem xét, hoặc nếu cơn đau thắt lưng kéo dài.

    Vì vậy, khi có biểu hiện đau thắt lưng, người bệnh cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn cụ thể. Với các trường hợp đơn giản bác sĩ sẽ yêu cầu nghỉ ngơi, luyện bài tập kéo căng và mở rộng, tăng cường sức mạnh, thể dục toàn thân. Ngoài ra, để giảm đau có các biện pháp khác như: kéo giãn cột sống; châm cứu; xoa bóp; thuốc giảm đau…

    Phẫu thuật là cần thiết nếu có bằng chứng hội chứng chùm đuôi ngựa hoặc một tình trạng nghiêm trọng khác ở lưng như khối u tủy sống hoặc nhiễm trùng, hoặc suy nhược nghiêm trọng do hẹp ống sống hoặc chèn ép rễ thần kinh.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    7 loại thực phẩm cải thiện tiêu hóa và tăng cường sức khỏe đường ruột- Ảnh 1.

    7 loại thực phẩm cải thiện tiêu hóa và tăng cường sức khỏe đường ruột

    (Thông tin sức khỏe) - Đầy hơi, táo bón, tiêu chảy… là những dấu hiệu cảnh báo sức khỏe đường tiêu hóa không tốt....
    Ăn gì buổi sáng để tăng cường đốt mỡ cả ngày?- Ảnh 1.

    Ăn gì buổi sáng để tăng cường đốt mỡ cả ngày?

    (Thông tin sức khỏe) - Khởi đầu ngày mới bằng những thực phẩm phù hợp không chỉ giúp bạn no lâu mà còn thúc...
    7 loại thực phẩm cải thiện tiêu hóa và tăng cường sức khỏe đường ruột- Ảnh 1.

    7 loại thực phẩm cải thiện tiêu hóa và tăng cường sức khỏe đường ruột

    (Thông tin sức khỏe) - Đầy hơi, táo bón, tiêu chảy… là những dấu hiệu cảnh báo sức khỏe đường tiêu hóa không tốt....
    Ăn gì buổi sáng để tăng cường đốt mỡ cả ngày?- Ảnh 1.

    Ăn gì buổi sáng để tăng cường đốt mỡ cả ngày?

    (Thông tin sức khỏe) - Khởi đầu ngày mới bằng những thực phẩm phù hợp không chỉ giúp bạn no lâu mà còn thúc...
    6 bài tập tốt nhất giảm mỡ và tăng cơ bắp tự nhiên tại nhà- Ảnh 1.

    6 bài tập tốt nhất giảm mỡ và tăng cơ bắp tự nhiên tại nhà

    (Thông tin sức khỏe) - Giảm mỡ thừa và tăng cơ bắp là mục tiêu của tập luyện. Bạn không cần phải đến phòng...

    bạn Nên đọc!

    7 loại thực phẩm cải thiện tiêu hóa và tăng cường sức khỏe đường ruột

    (Thông tin sức khỏe) - Đầy hơi, táo bón, tiêu chảy… là những dấu hiệu cảnh báo sức khỏe đường tiêu hóa không tốt. Việc xem xét lại chế độ ăn uống, những gì bạn ăn đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe đường ruột.

    Đau thắt lưng bệnh gì?

    Nguyên nhân gây đau thắt lưng rất đa dạng thông thường là do các nguyên nhân bệnh lý sau:

    1. Thường gặp nhất là thoái hóa đĩa đệm

    Thoái hóa đĩa đệm là một trong những bệnh lý cột sống thường gặp nhất hiện nay và đang có xu hướng trẻ hóa. Đây là một nguyên nhân phổ biến gây đau cột sống thắt lưng, kèm theo các triệu chứng thần kinh tương ứng.

    Ở Mỹ, mỗi năm có khoảng 2 triệu người phải nghỉ việc vì đau cột sống thắt lưng. Trong khi đó, theo các trung tâm nghiên cứu và thống kê ở Châu Âu và Mỹ thì có tới 70% dân số trong cuộc đời có ít nhất một lần đau thắt lưng.

    Bệnh thường xảy ra ở độ tuổi 30 – 50. Theo thời gian, vòng sụn bên ngoài bị xơ hóa, nhân nhầy của đĩa đệm bị khô, mất tính đàn hồi, thoát vị vào trong ống sống, chèn ép dây thần kinh.

    Đau thắt lưng bệnh gì?- Ảnh 1.

    Thoái hóa đĩa đệm là một trong những bệnh lý cột sống thường gặp nhất hiện nay.

    2. Phồng và thoát vị đĩa đệm

    Các đĩa đệm cột sống bị mài mòn quá nhiều có thể dẫn đến phình đĩa đệm, trong đó lớp bao bọc bên ngoài bị yếu đi và đĩa đệm bị lồi ra ngoài đè lên dây thần kinh.

    3. Viêm xương khớp

    Viêm khớp là một bệnh lý phổ biến của cột sống thắt lưng. Viêm khớp cột sống thường gặp nhiều nhất ở người lớn tuổi, ngoài ra còn xuất hiện ở người béo phì, lao động nặng hoặc bất kỳ ai từng có chấn thương cột sống trước đó. Một khi tình trạng viêm xương khớp xuất hiện, vận động vùng lưng dưới sẽ trở nên hạn chế, cảm giác đau buốt, ê ẩm bắt đầu xuất hiện và tăng dần theo thời gian.

    Triệu chứng này nhận thấy rõ nhất vào buổi sáng sau khi thức dậy, giảm dần sau khi vận động, tăng lên khi làm việc quá sức, thậm chí ngồi trong một thời gian dài cũng mang lại một cảm giác không hề thoải mái.

    Viêm khớp cột sống thắt lưng thường xảy ra ở phần liên kết các đốt sống lại với nhau. Các đốt sống được liên kết với nhau bởi đĩa đệm ở phía trước tủy sống và hai khớp mặt phía sau tủy sống. Nhờ đó ta có thể chuyển động, vặn, xoay chuyển một cách linh hoạt, trơn tru hơn.

    4. Trượt đốt sống

    Là hiện tượng đốt sống trên bị trước ra phía trước hoặc phía sau so với đốt sống dưới. Khi tình trạng này xuất hiện sẽ khiến cho người bệnh cảm thấy đau nhức ở vùng thắt lưng. Các hoạt động đi lại hàng ngày diễn ra vô cùng khó khăn. Những cơn đau có thể lan dần xuống một hoặc hai chân của người bệnh.

    5. Hẹp ống sống thắt lưng

    Hẹp ống sống thắt lưng là bệnh lý cơ xương khớp thường gặp. Là tình trạng ống sống trong xương sống bị thu hẹp lại và bắt đầu chèn ép lên tủy sống hoặc các rễ thần kinh. Điều này thường do gai xương gây ra, những người bị hẹp cột sống có thể gặp tình trạng đau lưng, tuy nhiên mức độ đau sẽ khác nhau tùy thuộc vào mức độ viêm khớp.

    6. Viêm cột sống dính khớp

    Ở những người trẻ tuổi, đau thắt lưng có thể liên quan đến tình trạng viêm được gọi là viêm cột sống dính khớp. Những người bị tình trạng này thường bị cứng lưng vào buổi sáng và cơn đau cải thiện khi hoạt động.

    7. Đau lưng nghề nghiệp

    Bao gồm tư thế không tốt khi ngồi hoặc đứng tại nơi làm việc, ngồi hoặc đứng trong thời gian dài, lái xe đường dài, nâng không đúng kỹ thuật, nâng thường xuyên và nâng vật quá nặng.

    Ngoài ra, tình trạng đau lưng không đặc hiệu. Hầu hết hơn 85% đều các bác sĩ chẩn đoán gọi là đau thắt lưng “không đặc hiệu”, có nghĩa là cơn đau không rõ ràng do một bệnh cụ thể, bất thường hoặc chấn thương nghiêm trọng của cột sống gây ra. Loại đau này thường biểu hiện sự căng một hoặc nhiều cơ ở lưng dưới.

    Đau thắt lưng bệnh gì?- Ảnh 2.

    Vâtj lý trị liệu làm giảm cơn đau thắt lưng.

    Một số nguyên nhân nghiêm trọng khác cũng gây tình trạng đau thắt lưng trong đó có thể gặp như nhiễm trùng, khối u cột sống hoặc rối loạn gọi là “hội chứng chùm đuôi ngựa”, ngoài đau lưng thì sẽ gây yếu chân và rối loạn chức năng ruột hoặc bàng quang.

    Đau thắt lưng là vấn đề thường gặp, chẩn đoán xác định dựa vào triệu chứng lâm sàng và các chẩn đoán hình ảnh như: Chụp X-quang cột sống thắt lưng; CT và MRI cột sống thắt lưng nếu có các yếu tố nguy cơ hoặc dấu hiệu nhiễm trùng hoặc ung thư, phẫu thuật sẽ được xem xét, hoặc nếu cơn đau thắt lưng kéo dài.

    Vì vậy, khi có biểu hiện đau thắt lưng, người bệnh cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn cụ thể. Với các trường hợp đơn giản bác sĩ sẽ yêu cầu nghỉ ngơi, luyện bài tập kéo căng và mở rộng, tăng cường sức mạnh, thể dục toàn thân. Ngoài ra, để giảm đau có các biện pháp khác như: kéo giãn cột sống; châm cứu; xoa bóp; thuốc giảm đau…

    Phẫu thuật là cần thiết nếu có bằng chứng hội chứng chùm đuôi ngựa hoặc một tình trạng nghiêm trọng khác ở lưng như khối u tủy sống hoặc nhiễm trùng, hoặc suy nhược nghiêm trọng do hẹp ống sống hoặc chèn ép rễ thần kinh.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    7 loại thực phẩm cải thiện tiêu hóa và tăng cường sức khỏe đường ruột- Ảnh 1.

    7 loại thực phẩm cải thiện tiêu hóa và tăng cường sức khỏe đường ruột

    (Thông tin sức khỏe) - Đầy hơi, táo bón, tiêu chảy… là những dấu hiệu cảnh báo sức khỏe đường tiêu hóa không tốt....
    Ăn gì buổi sáng để tăng cường đốt mỡ cả ngày?- Ảnh 1.

    Ăn gì buổi sáng để tăng cường đốt mỡ cả ngày?

    (Thông tin sức khỏe) - Khởi đầu ngày mới bằng những thực phẩm phù hợp không chỉ giúp bạn no lâu mà còn thúc...
    7 loại thực phẩm cải thiện tiêu hóa và tăng cường sức khỏe đường ruột- Ảnh 1.

    7 loại thực phẩm cải thiện tiêu hóa và tăng cường sức khỏe đường ruột

    (Thông tin sức khỏe) - Đầy hơi, táo bón, tiêu chảy… là những dấu hiệu cảnh báo sức khỏe đường tiêu hóa không tốt....
    Ăn gì buổi sáng để tăng cường đốt mỡ cả ngày?- Ảnh 1.

    Ăn gì buổi sáng để tăng cường đốt mỡ cả ngày?

    (Thông tin sức khỏe) - Khởi đầu ngày mới bằng những thực phẩm phù hợp không chỉ giúp bạn no lâu mà còn thúc...
    6 bài tập tốt nhất giảm mỡ và tăng cơ bắp tự nhiên tại nhà- Ảnh 1.

    6 bài tập tốt nhất giảm mỡ và tăng cơ bắp tự nhiên tại nhà

    (Thông tin sức khỏe) - Giảm mỡ thừa và tăng cơ bắp là mục tiêu của tập luyện. Bạn không cần phải đến phòng...

    bạn Nên đọc!

    7 loại thực phẩm cải thiện tiêu hóa và tăng cường sức khỏe đường ruột

    (Thông tin sức khỏe) - Đầy hơi, táo bón, tiêu chảy… là những dấu hiệu cảnh báo sức khỏe đường tiêu hóa không tốt. Việc xem xét lại chế độ ăn uống, những gì bạn ăn đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe đường ruột.