spot_img
28.9 C
Ho Chi Minh City
Thứ sáu, 20 Tháng chín, 2024
More

    Nguy cơ cao bùng phát bệnh sởi, ho gà ở các tỉnh phía Nam

    spot_img

    Tại Hội nghị tăng cường phòng, chống dịch khu vực phía Nam năm 2024 diễn ra tại Viện Pasteur TPCHM chiều 11/6, TS.BS Nguyễn Vũ Thượng – Phó Viện trưởng Viện Pasteur TPHCM cho biết, tính từ đầu năm tới nay, toàn phía Nam ghi nhận 41 ca bệnh ho gà và 317 trường hợp nghi ngờ sởi. Riêng TPHCM ghi nhận 30 ca bệnh ho gà và 16 ca mắc sởi. 

    Đáng chú ý, nhiều tỉnh miền Tây ghi nhận ca mắc sởi trong cộng đồng rất cao.

    Phó Viện trưởng Viện Pasteur TPHCM nhận định, hiện nay các bệnh có vaccine phòng bệnh tại TPHCM cũng như các tỉnh phía Nam đang có xu hướng tăng cao.

    TS.BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu – Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM lý giải, các bệnh truyền nhiễm đang tăng cao do “khoảng trống miễn dịch”. Từ năm 2021 đến nay, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhiều trẻ em không được tiêm vaccine đầy đủ và đúng lịch vậy nên độ bao phủ vaccine thấp.

    Nguy cơ cao bùng phát bệnh sởi, ho gà ở các tỉnh phía Nam- Ảnh 1.

    PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương – Thứ trưởng Bộ Y tế chỉ đạo tại hội nghị. Ảnh: Phạm Thương.

    “Tình trạng này rất đáng lo ngại. Để phòng chống dịch bệnh có hiệu quả, chúng ta cần có những biện pháp mạnh mẽ và kịp thời như mở rộng độ tuổi tiêm chủng, mở rộng đối tượng tiêm chủng trong chương trình tiêm chủng mở rộng… để khống chế dịch, hạn chế lây lan dịch bệnh có hiệu quả hơn”, TS.BS Nguyễn Vũ Thượng nhận định.

    Đối với bệnh sốt xuất huyết, trong 6 tháng đầu năm 2024, bệnh sốt xuất huyết ở các tỉnh phía Nam đang ở mức thấp. TPHCM ghi nhận 3.677 ca sốt xuất huyết, giảm 53% so với cùng kỳ năm 2023. Tuy nhiên, Phó Viện trưởng Viện Pasteur TPHCM cho rằng, các địa phương không được chủ quan vì mùa mưa tới, dịch bệnh sẽ có biến động và nguy cơ bùng dịch rất cao.

    Về bệnh tay chân miệng, TS.BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu – Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM cho biết, từ đầu năm tới nay TPHCM ghi nhận 6.120 ca tay chân miệng, tăng 21% so với trung bình 5 năm trước.

    Nguy cơ cao bùng phát bệnh sởi, ho gà ở các tỉnh phía Nam- Ảnh 2.

    Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: Phạm Thương.

    Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương yêu cầu các địa phương cần tăng cường các biện pháp phòng chống các dịch bệnh hiện hữu như sởi, ho gà… và các dịch bệnh mới nổi trên thế giới.

    Các địa phương tuyệt đối không chủ quan trước dịch bệnh đặc biệt là dịch sốt xuất huyết và tay chân miệng khi số ca mắc đang ngày một tăng cao và mùa mưa đang tới; Các địa phương cần tập trung dự báo tình hình dịch bệnh trên địa bàn; tiến hành đánh giá, rà soát khả năng phòng, chống dịch, lên kịch bản ứng phó sẵn sàng cho công tác thu dung, điều trị các bệnh có nguy cơ lây truyền.

    Đối với các bệnh không có vaccine trong chương trình tiêm chủng mở rộng, các tỉnh cần chủ động tham mưu UBND tỉnh mua dự trữ vaccine, thuốc điều trị để phòng bệnh một cách hiệu quả nhất. Tránh tình trạng có dịch bệnh là đẩy về các bệnh viện tuyến cuối, tuyến trung ương.

    Các bệnh viện tuyến cuối thực hiện hướng dẫn, tập huấn, chỉ đạo các bệnh viện tỉnh phương pháp phòng dịch để chủ động chống dịch.

    Các Cục, Vụ trực thuộc Bộ Y tế nghiên cứu, tham khảo ý kiến chuyên môn với Tổ chức Y tế Thế giới nhanh chóng tham mưu hướng dẫn cho các địa phương về việc mở rộng các đối tượng tiêm chủng để đảm bảo phòng chống dịch. Đồng thời tham mưu tổ chức chiến dịch tiêm vaccine sởi.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Ngày Dinh dưỡng cộng đồng VN lần 3: Chương trình gắn kết cộng đồng vì một Việt Nam khỏe mạnh- Ảnh 1.

    Ngày Dinh dưỡng cộng đồng VN lần 3: Chương trình gắn kết cộng đồng vì một Việt Nam khỏe mạnh

    (Thông tin sức khỏe) - Báo Sức khỏe và Đời sống với sự đồng hành của Herbalife Việt Nam tổ chức chương trình Ngày...
    thịt cá phô mai trứng gà đậu thực phẩm giàu protein khái niệm

    6 cách duy trì cân nặng khỏe mạnh ở tuổi 50

    (Thông tin sức khỏe) - Cân nặng có ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe, nhất là khi già đi. Tuy nhiên, một số...
    Ngày Dinh dưỡng cộng đồng VN lần 3: Chương trình gắn kết cộng đồng vì một Việt Nam khỏe mạnh- Ảnh 1.

    Ngày Dinh dưỡng cộng đồng VN lần 3: Chương trình gắn kết cộng đồng vì một Việt Nam khỏe mạnh

    (Thông tin sức khỏe) - Báo Sức khỏe và Đời sống với sự đồng hành của Herbalife Việt Nam tổ chức chương trình Ngày...
    thịt cá phô mai trứng gà đậu thực phẩm giàu protein khái niệm

    6 cách duy trì cân nặng khỏe mạnh ở tuổi 50

    (Thông tin sức khỏe) - Cân nặng có ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe, nhất là khi già đi. Tuy nhiên, một số...
    Bị nước ăn chân bôi thuốc gì cho nhanh khỏi?- Ảnh 1.

    Bị nước ăn chân bôi thuốc gì cho nhanh khỏi?

    (Thông tin sức khỏe) - Nước ăn chân hay là nấm kẽ chân là một bệnh thường phát triển trong mùa mưa, lũ. Do...

    bạn Nên đọc!

    Ngày Dinh dưỡng cộng đồng VN lần 3: Chương trình gắn kết cộng đồng vì một Việt Nam khỏe mạnh

    (Thông tin sức khỏe) - Báo Sức khỏe và Đời sống với sự đồng hành của Herbalife Việt Nam tổ chức chương trình Ngày Dinh dưỡng cộng đồng Việt Nam lần 3 hưởng ứng chủ đề “Tuổi trẻ Thủ đô – Khỏe để bảo vệ Tổ quốc”, tiến tới Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô (10/10).

    Nguy cơ cao bùng phát bệnh sởi, ho gà ở các tỉnh phía Nam

    Tại Hội nghị tăng cường phòng, chống dịch khu vực phía Nam năm 2024 diễn ra tại Viện Pasteur TPCHM chiều 11/6, TS.BS Nguyễn Vũ Thượng – Phó Viện trưởng Viện Pasteur TPHCM cho biết, tính từ đầu năm tới nay, toàn phía Nam ghi nhận 41 ca bệnh ho gà và 317 trường hợp nghi ngờ sởi. Riêng TPHCM ghi nhận 30 ca bệnh ho gà và 16 ca mắc sởi. 

    Đáng chú ý, nhiều tỉnh miền Tây ghi nhận ca mắc sởi trong cộng đồng rất cao.

    Phó Viện trưởng Viện Pasteur TPHCM nhận định, hiện nay các bệnh có vaccine phòng bệnh tại TPHCM cũng như các tỉnh phía Nam đang có xu hướng tăng cao.

    TS.BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu – Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM lý giải, các bệnh truyền nhiễm đang tăng cao do “khoảng trống miễn dịch”. Từ năm 2021 đến nay, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhiều trẻ em không được tiêm vaccine đầy đủ và đúng lịch vậy nên độ bao phủ vaccine thấp.

    Nguy cơ cao bùng phát bệnh sởi, ho gà ở các tỉnh phía Nam- Ảnh 1.

    PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương – Thứ trưởng Bộ Y tế chỉ đạo tại hội nghị. Ảnh: Phạm Thương.

    “Tình trạng này rất đáng lo ngại. Để phòng chống dịch bệnh có hiệu quả, chúng ta cần có những biện pháp mạnh mẽ và kịp thời như mở rộng độ tuổi tiêm chủng, mở rộng đối tượng tiêm chủng trong chương trình tiêm chủng mở rộng… để khống chế dịch, hạn chế lây lan dịch bệnh có hiệu quả hơn”, TS.BS Nguyễn Vũ Thượng nhận định.

    Đối với bệnh sốt xuất huyết, trong 6 tháng đầu năm 2024, bệnh sốt xuất huyết ở các tỉnh phía Nam đang ở mức thấp. TPHCM ghi nhận 3.677 ca sốt xuất huyết, giảm 53% so với cùng kỳ năm 2023. Tuy nhiên, Phó Viện trưởng Viện Pasteur TPHCM cho rằng, các địa phương không được chủ quan vì mùa mưa tới, dịch bệnh sẽ có biến động và nguy cơ bùng dịch rất cao.

    Về bệnh tay chân miệng, TS.BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu – Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM cho biết, từ đầu năm tới nay TPHCM ghi nhận 6.120 ca tay chân miệng, tăng 21% so với trung bình 5 năm trước.

    Nguy cơ cao bùng phát bệnh sởi, ho gà ở các tỉnh phía Nam- Ảnh 2.

    Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: Phạm Thương.

    Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương yêu cầu các địa phương cần tăng cường các biện pháp phòng chống các dịch bệnh hiện hữu như sởi, ho gà… và các dịch bệnh mới nổi trên thế giới.

    Các địa phương tuyệt đối không chủ quan trước dịch bệnh đặc biệt là dịch sốt xuất huyết và tay chân miệng khi số ca mắc đang ngày một tăng cao và mùa mưa đang tới; Các địa phương cần tập trung dự báo tình hình dịch bệnh trên địa bàn; tiến hành đánh giá, rà soát khả năng phòng, chống dịch, lên kịch bản ứng phó sẵn sàng cho công tác thu dung, điều trị các bệnh có nguy cơ lây truyền.

    Đối với các bệnh không có vaccine trong chương trình tiêm chủng mở rộng, các tỉnh cần chủ động tham mưu UBND tỉnh mua dự trữ vaccine, thuốc điều trị để phòng bệnh một cách hiệu quả nhất. Tránh tình trạng có dịch bệnh là đẩy về các bệnh viện tuyến cuối, tuyến trung ương.

    Các bệnh viện tuyến cuối thực hiện hướng dẫn, tập huấn, chỉ đạo các bệnh viện tỉnh phương pháp phòng dịch để chủ động chống dịch.

    Các Cục, Vụ trực thuộc Bộ Y tế nghiên cứu, tham khảo ý kiến chuyên môn với Tổ chức Y tế Thế giới nhanh chóng tham mưu hướng dẫn cho các địa phương về việc mở rộng các đối tượng tiêm chủng để đảm bảo phòng chống dịch. Đồng thời tham mưu tổ chức chiến dịch tiêm vaccine sởi.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Ngày Dinh dưỡng cộng đồng VN lần 3: Chương trình gắn kết cộng đồng vì một Việt Nam khỏe mạnh- Ảnh 1.

    Ngày Dinh dưỡng cộng đồng VN lần 3: Chương trình gắn kết cộng đồng vì một Việt Nam khỏe mạnh

    (Thông tin sức khỏe) - Báo Sức khỏe và Đời sống với sự đồng hành của Herbalife Việt Nam tổ chức chương trình Ngày...
    thịt cá phô mai trứng gà đậu thực phẩm giàu protein khái niệm

    6 cách duy trì cân nặng khỏe mạnh ở tuổi 50

    (Thông tin sức khỏe) - Cân nặng có ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe, nhất là khi già đi. Tuy nhiên, một số...
    Ngày Dinh dưỡng cộng đồng VN lần 3: Chương trình gắn kết cộng đồng vì một Việt Nam khỏe mạnh- Ảnh 1.

    Ngày Dinh dưỡng cộng đồng VN lần 3: Chương trình gắn kết cộng đồng vì một Việt Nam khỏe mạnh

    (Thông tin sức khỏe) - Báo Sức khỏe và Đời sống với sự đồng hành của Herbalife Việt Nam tổ chức chương trình Ngày...
    thịt cá phô mai trứng gà đậu thực phẩm giàu protein khái niệm

    6 cách duy trì cân nặng khỏe mạnh ở tuổi 50

    (Thông tin sức khỏe) - Cân nặng có ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe, nhất là khi già đi. Tuy nhiên, một số...
    Bị nước ăn chân bôi thuốc gì cho nhanh khỏi?- Ảnh 1.

    Bị nước ăn chân bôi thuốc gì cho nhanh khỏi?

    (Thông tin sức khỏe) - Nước ăn chân hay là nấm kẽ chân là một bệnh thường phát triển trong mùa mưa, lũ. Do...

    bạn Nên đọc!

    Ngày Dinh dưỡng cộng đồng VN lần 3: Chương trình gắn kết cộng đồng vì một Việt Nam khỏe mạnh

    (Thông tin sức khỏe) - Báo Sức khỏe và Đời sống với sự đồng hành của Herbalife Việt Nam tổ chức chương trình Ngày Dinh dưỡng cộng đồng Việt Nam lần 3 hưởng ứng chủ đề “Tuổi trẻ Thủ đô – Khỏe để bảo vệ Tổ quốc”, tiến tới Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô (10/10).