spot_img
26.7 C
Ho Chi Minh City
Thứ sáu, 20 Tháng chín, 2024
More

    Những điều cần lưu ý khi nối mi

    spot_img

    1. Nối mi có an toàn không?

    Nối mi là kỹ thuật gắn từng sợi mi giả vào mi thật bằng một loại keo chuyên dụng để giúp hàng mi trông dài và dày hơn. Hiện nay có rất nhiều kỹ thuật gắn mi khác nhau, trong đó phổ biến nhất có thể kể đến:

    – Nối mi cơ bản: Nối một sợi mi giả lên một sợi mi thật. Kỹ thuật này thường sử dụng sợi mỏng nhẹ, đem lại hiệu ứng tự nhiên, dễ chịu.

    – Nối mi nâng cao: Kỹ thuật này thường dành cho những người ưa chuộng đôi hàng mi dày gợi cảm. Kỹ thuật viên sẽ lấy một cụm mi gồm từ 2 sợi mi trở lên nối lên lông mi thật để tạo độ đen và dày, giúp mắt có chiều sâu, trông quyến rũ hơn.

    – Nối mi kết hợp 2 kỹ thuật trên: Tạo điểm nhấn cho đôi mắt.

    Nhìn chung, quá trình thực hiện diễn ra tương đối nhẹ nhàng, không gây đau đớn. Tuy nhiên, cần tìm hiểu kỹ càng và lựa chọn cơ sở làm đẹp uy tín, chất lượng để tránh các nguy cơ dị ứng hoặc nhiễm trùng.

    Ngoài ra, một số bất lợi có thể gặp khi nối mi như:

    + Dị ứng: Bản thân việc nối mi không gây ra tác hại, nhưng do keo dán chứa thành phần như formaldehyde có thể gây ra kích ứng và dị ứng. Trường hợp nhẹ, tình trạng dị ứng sẽ dịu dần, sẽ hết sau vài ngày đến 1 tuần. Nếu nặng hơn có thể khiến da quanh mắt đỏ, mí mắt sưng phồng kéo dài, cần phải điều trị.

    + Rụng lông mi: Sau nối mi, lông mi tự nhiên dễ bị rụng theo lực kéo của lông mi giả được gắn. Quá trình này thường xảy ra sau khoảng 2-3 tuần nối mi.

    + Đau hoặc ngứa mắt: Với hàng mi giả dày và dài, bạn khó có thể vệ sinh sạch hoàn toàn khỏi các bụi bám, dễ dẫn đến đau, ngứa mắt, thậm chí viêm bờ mi

    Những điều cần lưu ý khi nối mi- Ảnh 1.

    Nối mi là kỹ thuật gắn từng sợi mi giả vào mi thật bằng một loại keo chuyên dụng để giúp hàng mi trông dài và dày hơn.

    2. Lưu ý để hạn chế tác hại của nối mi

    Để giữ cho hàng mi nối bền, đẹp, đồng thời hạn chế tác hại khi nối mi, bạn cần lưu ý:

    – Trong 24 giờ sau khi nối mi, nên hạn chế để mắt tiếp xúc trực tiếp với nước để giữ độ bền. Sau đó, mỗi khi rửa mặt, dùng chổi masscara sạch để chải lông mi, giúp lông mi luôn thẳng hàng, không bị dính lộn xộn vào nhau.

    – Dù có ngứa, cũng không nên dụi mắt, vì có thể khiến keo dán bị bong, hàng mi xô lệch… Không tự gỡ mi giả vì có thể khiến rụng mi thật nhiều hơn.

    – Không nên sử dụng các sản phẩm tẩy trang có chứa dầu bởi nó có thể khiến lông mi dễ rụng hơn. Khi tẩy trang, hãy sử dụng sản phẩm tẩy trang không chứa dầu để làm sạch các lớp trang điểm mắt.

    – Sử dụng serum dưỡng mi sẽ giúp mi khỏe hơn, hạn chế tình trạng gãy rụng lông mi.

    – Đeo kính khi ra ngoài để bảo vệ hàng mi khỏi bụi bẩn.

    – Bỏ qua bước bấm mi và chải mascara khi trang điểm.

    Những điều cần lưu ý khi nối mi- Ảnh 2.

    Sử dụng serum dưỡng mi sẽ giúp mi khỏe hơn và hạn chế tình trạng gãy rụng lông mi.

    3. Những giải pháp thay thế

    Không nên thực hiện nối mi liên tục vì sẽ gây ảnh hưởng đến mắt, mí mắt và vùng da quanh mắt. Thay vào đó, bạn có thể lựa chọn các giải pháp thay thế:

    – Sử dụng mi giả: Hiện nay trên thị trường có nhiều loại mi giả khác nhau giúp việc gắn và gỡ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

    – Chuốt mascara: Đây là sản phẩm chuốt mi có chứa các sợi nylon siêu mảnh, khi chuốt sẽ bám vào lông mi của bạn để tạo ra hiệu ứng nối mi hết sức tự nhiên và không gây cảm giác nặng nề cho mắt.

    – Serum dưỡng mi: Dưỡng mi sẽ giúp lông mi phát triển khỏe mạnh và tự nhiên, tuy sẽ tốn nhiều thời gian để chăm sóc nhưng mang lại hiệu quả về lâu dài.

    – Uốn mi: Các kỹ thuật viên sẽ bôi thuốc uốn vào lông mi thật sau đó dùng trục cuốn để tạo ra hiệu ứng cong vuốt như mong muốn.

    Mời bạn đọc xem thêm:

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Mỡ máu hay còn gọi là lipid máu là chất béo có trong máu, bao gồm cholesterol và chất béo trung tính - Triglyceride.

    Vì sao kiêng ăn dầu mỡ, các chất béo mà mỡ máu vẫn cao?

    (Thông tin sức khỏe) - Mỡ máu (hay còn gọi lipid máu) là chất béo có trong máu, bao gồm cholesterol và chất béo...
    Thực hư chiêu bài "up-sale" bắt buộc đặt túi khi treo sa trễ? - Ảnh 1.

    Thực hư chiêu bài “up-sale” bắt buộc đặt túi khi treo sa trễ?

    Đa phần chị em đi tư vấn treo sa trễ đều được tư vấn phải kết hợp với đặt túi khiến chi phí phẫu...
    Mỡ máu hay còn gọi là lipid máu là chất béo có trong máu, bao gồm cholesterol và chất béo trung tính - Triglyceride.

    Vì sao kiêng ăn dầu mỡ, các chất béo mà mỡ máu vẫn cao?

    (Thông tin sức khỏe) - Mỡ máu (hay còn gọi lipid máu) là chất béo có trong máu, bao gồm cholesterol và chất béo...
    Thực hư chiêu bài "up-sale" bắt buộc đặt túi khi treo sa trễ? - Ảnh 1.

    Thực hư chiêu bài “up-sale” bắt buộc đặt túi khi treo sa trễ?

    Đa phần chị em đi tư vấn treo sa trễ đều được tư vấn phải kết hợp với đặt túi khiến chi phí phẫu...
    Điểm đến trị liệu mùa thu đông "gây sốt" tại Quảng Ninh- Ảnh 1.

    Điểm đến trị liệu mùa thu đông “gây sốt” tại Quảng Ninh

    Nghỉ dưỡng thượng hạng kết hợp chăm sóc sức khỏe, với những lợi ích từ mạch nguồn khoáng nóng quý hiếm tại Quang Hanh,...

    bạn Nên đọc!

    Vì sao kiêng ăn dầu mỡ, các chất béo mà mỡ máu vẫn cao?

    (Thông tin sức khỏe) - Mỡ máu (hay còn gọi lipid máu) là chất béo có trong máu, bao gồm cholesterol và chất béo trung tính - Triglyceride. Có nhiều trường hợp dù đã kiêng ăn dầu mỡ, các chất béo mà mỡ máu vẫn cao là vì sao?

    Những điều cần lưu ý khi nối mi

    1. Nối mi có an toàn không?

    Nối mi là kỹ thuật gắn từng sợi mi giả vào mi thật bằng một loại keo chuyên dụng để giúp hàng mi trông dài và dày hơn. Hiện nay có rất nhiều kỹ thuật gắn mi khác nhau, trong đó phổ biến nhất có thể kể đến:

    – Nối mi cơ bản: Nối một sợi mi giả lên một sợi mi thật. Kỹ thuật này thường sử dụng sợi mỏng nhẹ, đem lại hiệu ứng tự nhiên, dễ chịu.

    – Nối mi nâng cao: Kỹ thuật này thường dành cho những người ưa chuộng đôi hàng mi dày gợi cảm. Kỹ thuật viên sẽ lấy một cụm mi gồm từ 2 sợi mi trở lên nối lên lông mi thật để tạo độ đen và dày, giúp mắt có chiều sâu, trông quyến rũ hơn.

    – Nối mi kết hợp 2 kỹ thuật trên: Tạo điểm nhấn cho đôi mắt.

    Nhìn chung, quá trình thực hiện diễn ra tương đối nhẹ nhàng, không gây đau đớn. Tuy nhiên, cần tìm hiểu kỹ càng và lựa chọn cơ sở làm đẹp uy tín, chất lượng để tránh các nguy cơ dị ứng hoặc nhiễm trùng.

    Ngoài ra, một số bất lợi có thể gặp khi nối mi như:

    + Dị ứng: Bản thân việc nối mi không gây ra tác hại, nhưng do keo dán chứa thành phần như formaldehyde có thể gây ra kích ứng và dị ứng. Trường hợp nhẹ, tình trạng dị ứng sẽ dịu dần, sẽ hết sau vài ngày đến 1 tuần. Nếu nặng hơn có thể khiến da quanh mắt đỏ, mí mắt sưng phồng kéo dài, cần phải điều trị.

    + Rụng lông mi: Sau nối mi, lông mi tự nhiên dễ bị rụng theo lực kéo của lông mi giả được gắn. Quá trình này thường xảy ra sau khoảng 2-3 tuần nối mi.

    + Đau hoặc ngứa mắt: Với hàng mi giả dày và dài, bạn khó có thể vệ sinh sạch hoàn toàn khỏi các bụi bám, dễ dẫn đến đau, ngứa mắt, thậm chí viêm bờ mi

    Những điều cần lưu ý khi nối mi- Ảnh 1.

    Nối mi là kỹ thuật gắn từng sợi mi giả vào mi thật bằng một loại keo chuyên dụng để giúp hàng mi trông dài và dày hơn.

    2. Lưu ý để hạn chế tác hại của nối mi

    Để giữ cho hàng mi nối bền, đẹp, đồng thời hạn chế tác hại khi nối mi, bạn cần lưu ý:

    – Trong 24 giờ sau khi nối mi, nên hạn chế để mắt tiếp xúc trực tiếp với nước để giữ độ bền. Sau đó, mỗi khi rửa mặt, dùng chổi masscara sạch để chải lông mi, giúp lông mi luôn thẳng hàng, không bị dính lộn xộn vào nhau.

    – Dù có ngứa, cũng không nên dụi mắt, vì có thể khiến keo dán bị bong, hàng mi xô lệch… Không tự gỡ mi giả vì có thể khiến rụng mi thật nhiều hơn.

    – Không nên sử dụng các sản phẩm tẩy trang có chứa dầu bởi nó có thể khiến lông mi dễ rụng hơn. Khi tẩy trang, hãy sử dụng sản phẩm tẩy trang không chứa dầu để làm sạch các lớp trang điểm mắt.

    – Sử dụng serum dưỡng mi sẽ giúp mi khỏe hơn, hạn chế tình trạng gãy rụng lông mi.

    – Đeo kính khi ra ngoài để bảo vệ hàng mi khỏi bụi bẩn.

    – Bỏ qua bước bấm mi và chải mascara khi trang điểm.

    Những điều cần lưu ý khi nối mi- Ảnh 2.

    Sử dụng serum dưỡng mi sẽ giúp mi khỏe hơn và hạn chế tình trạng gãy rụng lông mi.

    3. Những giải pháp thay thế

    Không nên thực hiện nối mi liên tục vì sẽ gây ảnh hưởng đến mắt, mí mắt và vùng da quanh mắt. Thay vào đó, bạn có thể lựa chọn các giải pháp thay thế:

    – Sử dụng mi giả: Hiện nay trên thị trường có nhiều loại mi giả khác nhau giúp việc gắn và gỡ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

    – Chuốt mascara: Đây là sản phẩm chuốt mi có chứa các sợi nylon siêu mảnh, khi chuốt sẽ bám vào lông mi của bạn để tạo ra hiệu ứng nối mi hết sức tự nhiên và không gây cảm giác nặng nề cho mắt.

    – Serum dưỡng mi: Dưỡng mi sẽ giúp lông mi phát triển khỏe mạnh và tự nhiên, tuy sẽ tốn nhiều thời gian để chăm sóc nhưng mang lại hiệu quả về lâu dài.

    – Uốn mi: Các kỹ thuật viên sẽ bôi thuốc uốn vào lông mi thật sau đó dùng trục cuốn để tạo ra hiệu ứng cong vuốt như mong muốn.

    Mời bạn đọc xem thêm:

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Mỡ máu hay còn gọi là lipid máu là chất béo có trong máu, bao gồm cholesterol và chất béo trung tính - Triglyceride.

    Vì sao kiêng ăn dầu mỡ, các chất béo mà mỡ máu vẫn cao?

    (Thông tin sức khỏe) - Mỡ máu (hay còn gọi lipid máu) là chất béo có trong máu, bao gồm cholesterol và chất béo...
    Thực hư chiêu bài "up-sale" bắt buộc đặt túi khi treo sa trễ? - Ảnh 1.

    Thực hư chiêu bài “up-sale” bắt buộc đặt túi khi treo sa trễ?

    Đa phần chị em đi tư vấn treo sa trễ đều được tư vấn phải kết hợp với đặt túi khiến chi phí phẫu...
    Mỡ máu hay còn gọi là lipid máu là chất béo có trong máu, bao gồm cholesterol và chất béo trung tính - Triglyceride.

    Vì sao kiêng ăn dầu mỡ, các chất béo mà mỡ máu vẫn cao?

    (Thông tin sức khỏe) - Mỡ máu (hay còn gọi lipid máu) là chất béo có trong máu, bao gồm cholesterol và chất béo...
    Thực hư chiêu bài "up-sale" bắt buộc đặt túi khi treo sa trễ? - Ảnh 1.

    Thực hư chiêu bài “up-sale” bắt buộc đặt túi khi treo sa trễ?

    Đa phần chị em đi tư vấn treo sa trễ đều được tư vấn phải kết hợp với đặt túi khiến chi phí phẫu...
    Điểm đến trị liệu mùa thu đông "gây sốt" tại Quảng Ninh- Ảnh 1.

    Điểm đến trị liệu mùa thu đông “gây sốt” tại Quảng Ninh

    Nghỉ dưỡng thượng hạng kết hợp chăm sóc sức khỏe, với những lợi ích từ mạch nguồn khoáng nóng quý hiếm tại Quang Hanh,...

    bạn Nên đọc!

    Vì sao kiêng ăn dầu mỡ, các chất béo mà mỡ máu vẫn cao?

    (Thông tin sức khỏe) - Mỡ máu (hay còn gọi lipid máu) là chất béo có trong máu, bao gồm cholesterol và chất béo trung tính - Triglyceride. Có nhiều trường hợp dù đã kiêng ăn dầu mỡ, các chất béo mà mỡ máu vẫn cao là vì sao?