spot_img
27.8 C
Ho Chi Minh City
Thứ năm, 19 Tháng chín, 2024
More

    Những lưu ý khi dùng statin trị mỡ máu

    spot_img

    1. Statin là gì?

    Statin là loại thuốc làm giảm nồng độ cholesterol LDL “xấu” trong máu – loại cholesterol có thể tích tụ thành mảng bám làm tắc nghẽn động mạch. Ngoài ra, statin cũng có thể làm giảm viêm, hạ huyết áp, giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ, giảm nguy cơ hình thành cục máu đông.

    Có nhiều loại statin khác nhau: Thuốc atorvastatin (lipitor), fluvastatin (lescol XL), lovastatin (altoprev), pitavastatin (livalo), pravastatin, rosuvastatin (crestor), simvastatin (zocor)…

    Statin cũng có thể được kết hợp với một loại thuốc tim khác như atorvastatin-amlodipine (caduet) và ezetimibe-simvastatin (vytorin).

    Những lưu ý khi dùng statin trị mỡ máu- Ảnh 2.

    Statin là loại thuốc làm giảm nồng độ cholesterol LDL “xấu” trong máu.

    2. Ai nên dùng thuốc?

    Không phải ai bị bệnh tim cũng cần sử dụng statin. Việc có cần dùng loại thuốc này hay không tùy thuộc vào mức cholesterol và các yếu tố nguy cơ khác đối với bệnh tim và mạch máu.

    – Mức cholesterol an toàn: Nên giữ tổng lượng cholesterol dưới 200 miligam trên decilit (mg/dL), hoặc 5,2 milimol trên lít (mmol/L).

    – Cholesterol lipoprotein mật độ thấp (LDL): Cần giữ lượng cholesterol “xấu” này ở mức dưới 100 mg/dL hoặc 2,6 mmol/L. Nếu có tiền sử đau tim hoặc có nguy cơ bị đau tim hoặc đột quỵ rất cao, có thể cần hạ mức LDL thấp hơn nữa (dưới 70 mg/dL hoặc 1,8 mmol/L).

    Những người cần sử dụng:

    – Những người có một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim mạch và có nguy cơ đau tim trong 10 năm cao hơn. Bao gồm: Bệnh nhân đái tháo đường, cholesterol cao hoặc tăng huyết áp, hút thuốc lá…

    – Những người đã mắc bệnh tim mạch liên quan đến xơ cứng động mạch, bao gồm: Những người đã từng bị đau tim, đột quỵ do tắc nghẽn mạch máu, đột quỵ nhẹ (cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua), tắc nghẽn động mạch ở chân hoặc cổ hay phẫu thuật trước đó để mở hoặc thay thế động mạch vành.

    – Những người có cholesterol LDL “xấu” rất cao, bao gồm: Người trưởng thành có mức cholesterol LDL từ 190 mg/dL (4,92 mmol/L) trở lên. Nhiều người trong số những bệnh nhân này mắc một tình trạng gọi là tăng lipid máu mang tính chất gia đình và có nguy cơ bị đau tim và đột quỵ cao hơn đáng kể.

    – Những người mắc bệnh đái tháo đường, bao gồm: Người trưởng thành từ 40 đến 75 tuổi mắc bệnh đái tháo đường và có mức cholesterol LDL từ 70 đến 189 mg/dL (1,8 và 4,9 mmol/L), đặc biệt những trường hợp có bằng chứng về bệnh mạch máu hoặc các yếu tố nguy cơ khác của bệnh tim như tăng huyết áp hoặc hút thuốc lá.

    Những lưu ý khi dùng statin trị mỡ máu- Ảnh 3.

    Nên tuân thủ hướng dẫn dùng thuốc của bác sĩ.

    3. Tác dụng phụ có thể gặp

    Hầu hết mọi người đều dung nạp tốt statin nhưng một số trường hợp có thể gặp tác dụng phụ. Một số tác dụng phụ sẽ biến mất khi cơ thể thích nghi với thuốc.

    Tác dụng phụ thường gặp nhất là đau cơ, đau khớp và mệt mỏi. Ngoài ra, có thể gặp kích ứng gan hoặc các tình trạng hiếm gặp gây ra tình trạng suy nhược cơ.

    Việc sử dụng loại thuốc này cũng có thể liên quan đến nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường. Do đó, cần cân nhắc giữa rủi ro và lợi ích trước khi dùng.

    Người bệnh cần tuân thủ chỉ định và hướng dẫn dùng thuốc của bác sĩ. Khi sử dụng thuốc, nên trao đổi với bác sĩ khi gặp bất kỳ triệu chứng bất thường nào. Bác sĩ có thể điều chỉnh liều lượng, đổi một loại statin khác hoặc kê đơn thuốc thay thế.

    4. Lựa chọn thay thế

    Một số loại thuốc thay thế có thể được kê đơn bao gồm:

    – Ezetimibe: Thuốc làm giảm cholesterol LDL mà không gây ảnh hưởng đến gan. Tuy nhiên, thuốc không kiểm soát tình trạng viêm và không được chứng minh là làm giảm tử vong liên quan đến tim nhiều như statin.

    – Axit bempedoic thường được kê đơn cùng với statin, nhưng có thể được sử dụng thay thế cho những bệnh nhân không thể sử dụng statin.

    – Thuốc ức chế PCSK9: Đây là những loại thuốc tiêm mọi người dùng hai lần một tháng. Thuốc có thể làm giảm đáng kể mức cholesterol LDL và giảm nguy cơ mắc bệnh tim nghiêm trọng, giảm tử vong liên quan đến tim. Tuy nhiên, thuốc đắt hơn nhiều so với statin.

    Cần lưu ý, việc sử dụng statin thế nào, khi nào cần tăng/giảm/ngừng dùng thuốc, có cần thay thế thuốc khác hay không… cần được sự chỉ định của bác sĩ. Người bệnh tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc.

    Xem thêm video đang được quan tâm:

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Hướng dẫn chi tiết đăng ký tham gia cuộc thi TÔI KHỎE ĐẸP HƠN lần 3- Ảnh 1.

    Hướng dẫn chi tiết đăng ký tham gia cuộc thi TÔI KHỎE ĐẸP HƠN lần 3

    (Thông tin sức khỏe) - Chính thức khởi động từ 10/9/2024, cuộc thi TÔI KHỎE ĐẸP HƠN lần 3 gồm 3 vòng: Mỗi vòng...
    3 tai nạn thương tích dễ gặp trong mưa lũ cần cảnh giác- Ảnh 1.

    3 tai nạn thương tích dễ gặp trong mưa lũ cần cảnh giác

    (Thông tin sức khỏe) - Trong mùa mưa bão, người dân phải đối mặt với nhiều loại tai nạn thương tích. Nếu không biết...
    Hướng dẫn chi tiết đăng ký tham gia cuộc thi TÔI KHỎE ĐẸP HƠN lần 3- Ảnh 1.

    Hướng dẫn chi tiết đăng ký tham gia cuộc thi TÔI KHỎE ĐẸP HƠN lần 3

    (Thông tin sức khỏe) - Chính thức khởi động từ 10/9/2024, cuộc thi TÔI KHỎE ĐẸP HƠN lần 3 gồm 3 vòng: Mỗi vòng...
    3 tai nạn thương tích dễ gặp trong mưa lũ cần cảnh giác- Ảnh 1.

    3 tai nạn thương tích dễ gặp trong mưa lũ cần cảnh giác

    (Thông tin sức khỏe) - Trong mùa mưa bão, người dân phải đối mặt với nhiều loại tai nạn thương tích. Nếu không biết...
    Khi nào có thể bắt đầu chỉnh nha cho trẻ em?- Ảnh 1.

    Khi nào có thể bắt đầu chỉnh nha cho trẻ em?

    (Thông tin sức khỏe) - Việc phát hiện sớm và điều trị tình trạng bất thường về răng miệng ở trẻ không chỉ giải...

    bạn Nên đọc!

    Hướng dẫn chi tiết đăng ký tham gia cuộc thi TÔI KHỎE ĐẸP HƠN lần 3

    (Thông tin sức khỏe) - Chính thức khởi động từ 10/9/2024, cuộc thi TÔI KHỎE ĐẸP HƠN lần 3 gồm 3 vòng: Mỗi vòng kéo dài 1 tháng, bắt đầu từ 10/9/2024 và dành cho mọi công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên (trừ các trường hợp đặc biệt cần lưu ý về sức khỏe).

    Những lưu ý khi dùng statin trị mỡ máu

    1. Statin là gì?

    Statin là loại thuốc làm giảm nồng độ cholesterol LDL “xấu” trong máu – loại cholesterol có thể tích tụ thành mảng bám làm tắc nghẽn động mạch. Ngoài ra, statin cũng có thể làm giảm viêm, hạ huyết áp, giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ, giảm nguy cơ hình thành cục máu đông.

    Có nhiều loại statin khác nhau: Thuốc atorvastatin (lipitor), fluvastatin (lescol XL), lovastatin (altoprev), pitavastatin (livalo), pravastatin, rosuvastatin (crestor), simvastatin (zocor)…

    Statin cũng có thể được kết hợp với một loại thuốc tim khác như atorvastatin-amlodipine (caduet) và ezetimibe-simvastatin (vytorin).

    Những lưu ý khi dùng statin trị mỡ máu- Ảnh 2.

    Statin là loại thuốc làm giảm nồng độ cholesterol LDL “xấu” trong máu.

    2. Ai nên dùng thuốc?

    Không phải ai bị bệnh tim cũng cần sử dụng statin. Việc có cần dùng loại thuốc này hay không tùy thuộc vào mức cholesterol và các yếu tố nguy cơ khác đối với bệnh tim và mạch máu.

    – Mức cholesterol an toàn: Nên giữ tổng lượng cholesterol dưới 200 miligam trên decilit (mg/dL), hoặc 5,2 milimol trên lít (mmol/L).

    – Cholesterol lipoprotein mật độ thấp (LDL): Cần giữ lượng cholesterol “xấu” này ở mức dưới 100 mg/dL hoặc 2,6 mmol/L. Nếu có tiền sử đau tim hoặc có nguy cơ bị đau tim hoặc đột quỵ rất cao, có thể cần hạ mức LDL thấp hơn nữa (dưới 70 mg/dL hoặc 1,8 mmol/L).

    Những người cần sử dụng:

    – Những người có một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim mạch và có nguy cơ đau tim trong 10 năm cao hơn. Bao gồm: Bệnh nhân đái tháo đường, cholesterol cao hoặc tăng huyết áp, hút thuốc lá…

    – Những người đã mắc bệnh tim mạch liên quan đến xơ cứng động mạch, bao gồm: Những người đã từng bị đau tim, đột quỵ do tắc nghẽn mạch máu, đột quỵ nhẹ (cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua), tắc nghẽn động mạch ở chân hoặc cổ hay phẫu thuật trước đó để mở hoặc thay thế động mạch vành.

    – Những người có cholesterol LDL “xấu” rất cao, bao gồm: Người trưởng thành có mức cholesterol LDL từ 190 mg/dL (4,92 mmol/L) trở lên. Nhiều người trong số những bệnh nhân này mắc một tình trạng gọi là tăng lipid máu mang tính chất gia đình và có nguy cơ bị đau tim và đột quỵ cao hơn đáng kể.

    – Những người mắc bệnh đái tháo đường, bao gồm: Người trưởng thành từ 40 đến 75 tuổi mắc bệnh đái tháo đường và có mức cholesterol LDL từ 70 đến 189 mg/dL (1,8 và 4,9 mmol/L), đặc biệt những trường hợp có bằng chứng về bệnh mạch máu hoặc các yếu tố nguy cơ khác của bệnh tim như tăng huyết áp hoặc hút thuốc lá.

    Những lưu ý khi dùng statin trị mỡ máu- Ảnh 3.

    Nên tuân thủ hướng dẫn dùng thuốc của bác sĩ.

    3. Tác dụng phụ có thể gặp

    Hầu hết mọi người đều dung nạp tốt statin nhưng một số trường hợp có thể gặp tác dụng phụ. Một số tác dụng phụ sẽ biến mất khi cơ thể thích nghi với thuốc.

    Tác dụng phụ thường gặp nhất là đau cơ, đau khớp và mệt mỏi. Ngoài ra, có thể gặp kích ứng gan hoặc các tình trạng hiếm gặp gây ra tình trạng suy nhược cơ.

    Việc sử dụng loại thuốc này cũng có thể liên quan đến nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường. Do đó, cần cân nhắc giữa rủi ro và lợi ích trước khi dùng.

    Người bệnh cần tuân thủ chỉ định và hướng dẫn dùng thuốc của bác sĩ. Khi sử dụng thuốc, nên trao đổi với bác sĩ khi gặp bất kỳ triệu chứng bất thường nào. Bác sĩ có thể điều chỉnh liều lượng, đổi một loại statin khác hoặc kê đơn thuốc thay thế.

    4. Lựa chọn thay thế

    Một số loại thuốc thay thế có thể được kê đơn bao gồm:

    – Ezetimibe: Thuốc làm giảm cholesterol LDL mà không gây ảnh hưởng đến gan. Tuy nhiên, thuốc không kiểm soát tình trạng viêm và không được chứng minh là làm giảm tử vong liên quan đến tim nhiều như statin.

    – Axit bempedoic thường được kê đơn cùng với statin, nhưng có thể được sử dụng thay thế cho những bệnh nhân không thể sử dụng statin.

    – Thuốc ức chế PCSK9: Đây là những loại thuốc tiêm mọi người dùng hai lần một tháng. Thuốc có thể làm giảm đáng kể mức cholesterol LDL và giảm nguy cơ mắc bệnh tim nghiêm trọng, giảm tử vong liên quan đến tim. Tuy nhiên, thuốc đắt hơn nhiều so với statin.

    Cần lưu ý, việc sử dụng statin thế nào, khi nào cần tăng/giảm/ngừng dùng thuốc, có cần thay thế thuốc khác hay không… cần được sự chỉ định của bác sĩ. Người bệnh tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc.

    Xem thêm video đang được quan tâm:

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Hướng dẫn chi tiết đăng ký tham gia cuộc thi TÔI KHỎE ĐẸP HƠN lần 3- Ảnh 1.

    Hướng dẫn chi tiết đăng ký tham gia cuộc thi TÔI KHỎE ĐẸP HƠN lần 3

    (Thông tin sức khỏe) - Chính thức khởi động từ 10/9/2024, cuộc thi TÔI KHỎE ĐẸP HƠN lần 3 gồm 3 vòng: Mỗi vòng...
    3 tai nạn thương tích dễ gặp trong mưa lũ cần cảnh giác- Ảnh 1.

    3 tai nạn thương tích dễ gặp trong mưa lũ cần cảnh giác

    (Thông tin sức khỏe) - Trong mùa mưa bão, người dân phải đối mặt với nhiều loại tai nạn thương tích. Nếu không biết...
    Hướng dẫn chi tiết đăng ký tham gia cuộc thi TÔI KHỎE ĐẸP HƠN lần 3- Ảnh 1.

    Hướng dẫn chi tiết đăng ký tham gia cuộc thi TÔI KHỎE ĐẸP HƠN lần 3

    (Thông tin sức khỏe) - Chính thức khởi động từ 10/9/2024, cuộc thi TÔI KHỎE ĐẸP HƠN lần 3 gồm 3 vòng: Mỗi vòng...
    3 tai nạn thương tích dễ gặp trong mưa lũ cần cảnh giác- Ảnh 1.

    3 tai nạn thương tích dễ gặp trong mưa lũ cần cảnh giác

    (Thông tin sức khỏe) - Trong mùa mưa bão, người dân phải đối mặt với nhiều loại tai nạn thương tích. Nếu không biết...
    Khi nào có thể bắt đầu chỉnh nha cho trẻ em?- Ảnh 1.

    Khi nào có thể bắt đầu chỉnh nha cho trẻ em?

    (Thông tin sức khỏe) - Việc phát hiện sớm và điều trị tình trạng bất thường về răng miệng ở trẻ không chỉ giải...

    bạn Nên đọc!

    Hướng dẫn chi tiết đăng ký tham gia cuộc thi TÔI KHỎE ĐẸP HƠN lần 3

    (Thông tin sức khỏe) - Chính thức khởi động từ 10/9/2024, cuộc thi TÔI KHỎE ĐẸP HƠN lần 3 gồm 3 vòng: Mỗi vòng kéo dài 1 tháng, bắt đầu từ 10/9/2024 và dành cho mọi công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên (trừ các trường hợp đặc biệt cần lưu ý về sức khỏe).