spot_img
27.8 C
Ho Chi Minh City
Thứ năm, 19 Tháng chín, 2024
More

    Tác hại khi sơn móng tay thường xuyên và cách khắc phục

    spot_img

    Vì sao sơn móng tay nhiều gây hại cho sức khỏe?

    Trong một lọ sơn móng tay với các màu sắc bắt mắt có nhiều thành phần hóa chất khác nhau. Các thành phần chính gồm: Acetone, ethyl acetate, phthalate dibutyl, formaldehyde, toluene… Các hóa chất này sẽ mài mòn, tổn thương trực tiếp tới móng tay khiến móng tay dễ bị nứt, gãy. 

    Hơn nữa, có 3 chất không chỉ gây tác động nghiêm trọng đến móng tay mà còn gây hại cho sức khỏe người làm móng và người sơn móng như: Dibutyl phthalate, formaldehyde và toluene.

    Ngoài các chất trên, trong thành phần của một lọ sơn móng tay còn chứa cả sắc tố khoáng sản, bột màu tổng hợp. Những sắc tố cùng bột màu này khi tiếp xúc trong thời gian dài ở móng sẽ làm vàng hoặc thâm màu móng.

    Tác hại khi sơn móng tay thường xuyên và cách khắc phục- Ảnh 1.

    Trong sơn móng tay có nhiều màu sắc bắt mắt thường chứa nhiều hóa chất có hại cho sức khỏe.

    Hơn nữa, trước khi sơn móng tay, để có được bộ móng đẹp thường phải cắt tỉa, sửa móng, lấy đi da thừa quanh móng, mài mòn bề mặt móng. Quá trình này khiến móng bị tổn thương, mất đi lớp sừng cứng bảo vệ làm cho móng dễ bị nhiễm khuẩn…

    Các tác hại thường gặp do sơn móng tay thường xuyên

    Móng tay mềm yếu, dễ gãy: Các chất formaldehyde, acetone, toluene có tác dụng giúp làm cứng móng, bền màu nước sơn. Đồng thời nó cũng là thủ phạm khiến móng tay mỏng dần, giòn, dễ bị xước, gãy. Từ đó có thể dẫn đến tình trạng viêm da, nấm móng, làm mủ rất nguy hiểm.

    Dễ bị nhiễm nấm móng: Quá trình cắt tỉa, mài mòn móng khiến móng dễ bị tổn thương và nhiễm vi nấm. Ở người thường xuyên sơn móng tay có nguy cơ nhiễm nấm candida hoặc trichophyton rất cao.

    Khi bị nhiễm nấm, ở kẽ móng hoặc gốc móng tay sẽ tạo mủ, viêm sưng… có nguy cơ bị bội nhiễm mất móng hoặc nhiễm khuẩn, nhiễm nấm sâu hơn. Nhiều trường hợp còn gây biến dạng móng tay.

    Khi móng bị tổn thương, sẽ rất bị lây bệnh truyền nhiễm khác nếu sử dụng chung dụng cụ làm móng.

    Ảnh hưởng lên hệ thần kinh: Trong thành phần của sơn móng tay có chứa hoạt chất triphenyl phosphate. Đây là chất được dùng để tạo độ bền và giúp sơn móng tay mềm mại hơn. Chất này có mùi hắc, khi ngửi và tiếp xúc nhiều sẽ gây ra tình trạng choáng váng, buồn nôn. Nếu tiếp xúc thường xuyên trong một thời gian dài sẽ gây ra các vấn đề liên quan đến thần kinh lâu dài.

    Ngoài ra, chất toluene có trong sơn móng tay khi bốc hơi cũng kích thích thần kinh trung ương gây buồn nôn; làm cay mắt, kích thích cổ họng và phổi gây ho…

    Ảnh hưởng đến thai nhi: Trong sơn móng tay có chất toluen – là một loại dung môi nhằm giữ cho màu móng bền và luôn bóng đẹp. Tuy nhiên, toluen được xác định là có ảnh hưởng xấu tới hệ thần kinh trung ương, tác động đến các mô tế bào não, gan, thận ngay sau khi hít vào. Chất này rất bất lợi đối với sức khỏe sinh sản ở phụ nữ, đặc biệt là ở phụ nữ mang thai, có nguy cơ sảy thai nếu thường xuyên tiếp xúc. Chính vì thế, ở phụ nữ mang thai, không nên thường xuyên sơn móng tay. Phụ nữ trong thời gian mang thai càng không nên làm nghề sơn móng tay.

    Gây hại tim, gan, phổi: Ngoài toluene thì chất benzen có trong sơn tẩy móng khi hít vào phổi cũng hấp thu rất nhanh, tiếp đến vào gan, tủy sống, tế bào mỡ… Chất này sẽ ảnh hưởng tới các chất trong tủy xương, cản trở sự tạo máu. Sau đó gắn vào các protein, ADN, làm trở ngại tăng trưởng, tái tạo, gây đột biến tế bào.

    Nguy cơ gây ung thư: Chất formaldehyde có thể gây ung thư được chúng ta biết đến từ lâu. Nếu thường xuyên tiếp nhiễm phải chất này sẽ có thể gây suy hô hấp, ung thư phổi, ung thư họng…

    Trong một số loại sơn móng kém chất lượng còn có các thành phần kim loại nặng, chứa độc tố cao, lâu dần tích tụ sẽ ảnh hưởng hệ miễn dịch, sinh sản và các bệnh nguy hiểm khác. Các sản phẩm sơn móng tay kém chất lượng thường có giá rẻ nên được nhiều người sử dụng. Trong các loại sơn này có màu sắc cực kỳ bắt mắt, không chỉ chứa một số thành phần kim loại nặng mà chúng còn có chứa sudan. Sudan là hóa chất có độc tố cao, có nguy cơ gây ung thư cao nếu tiếp nhiễm lâu dài.

    Tác hại khi sơn móng tay thường xuyên và cách khắc phục- Ảnh 3.

    Vệ sinh, chăm sóc bàn tay, móng tay thường xuyên để có móng tay khỏe đẹp.

    Cần làm gì để sơn móng tay an toàn?

    • Không dùng các loại nước sơn kém chất lượng, không rõ nguồn gốc. Khi mua sơn móng tay cần chú ý đến các thành phần. Theo đó nên lựa chọn các sản phẩm sơn móng tay có thành phần tự nhiên, có nguồn gốc rõ ràng. Không sử dụng sản phẩm có chứa các chất gây hại như dibutyl phthalate, toluene, formaldehyde.
    • Nên sử dụng bộ dụng cụ cắt tỉa móng riêng, sơn riêng.
    • Không sơn móng quá nhiều, mỗi năm tối đa chỉ sơn 6 lần để móng có thời gian phục hồi.
    • Người làm nghề sơn móng, nên đeo găng tay, khẩu trang để hạn chế tối đa việc tiếp xúc/hít phải các hóa chất có trong sơn.
    • Phụ nữ có thai không nên sơn móng tay.
    • Hằng ngày sử dụng sản phẩm dưỡng da và dưỡng móng tay vào buổi tối trước khi đi ngủ.
    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Hướng dẫn chi tiết đăng ký tham gia cuộc thi TÔI KHỎE ĐẸP HƠN lần 3- Ảnh 1.

    Hướng dẫn chi tiết đăng ký tham gia cuộc thi TÔI KHỎE ĐẸP HƠN lần 3

    (Thông tin sức khỏe) - Chính thức khởi động từ 10/9/2024, cuộc thi TÔI KHỎE ĐẸP HƠN lần 3 gồm 3 vòng: Mỗi vòng...
    3 tai nạn thương tích dễ gặp trong mưa lũ cần cảnh giác- Ảnh 1.

    3 tai nạn thương tích dễ gặp trong mưa lũ cần cảnh giác

    (Thông tin sức khỏe) - Trong mùa mưa bão, người dân phải đối mặt với nhiều loại tai nạn thương tích. Nếu không biết...
    Hướng dẫn chi tiết đăng ký tham gia cuộc thi TÔI KHỎE ĐẸP HƠN lần 3- Ảnh 1.

    Hướng dẫn chi tiết đăng ký tham gia cuộc thi TÔI KHỎE ĐẸP HƠN lần 3

    (Thông tin sức khỏe) - Chính thức khởi động từ 10/9/2024, cuộc thi TÔI KHỎE ĐẸP HƠN lần 3 gồm 3 vòng: Mỗi vòng...
    3 tai nạn thương tích dễ gặp trong mưa lũ cần cảnh giác- Ảnh 1.

    3 tai nạn thương tích dễ gặp trong mưa lũ cần cảnh giác

    (Thông tin sức khỏe) - Trong mùa mưa bão, người dân phải đối mặt với nhiều loại tai nạn thương tích. Nếu không biết...
    Khi nào có thể bắt đầu chỉnh nha cho trẻ em?- Ảnh 1.

    Khi nào có thể bắt đầu chỉnh nha cho trẻ em?

    (Thông tin sức khỏe) - Việc phát hiện sớm và điều trị tình trạng bất thường về răng miệng ở trẻ không chỉ giải...

    bạn Nên đọc!

    Hướng dẫn chi tiết đăng ký tham gia cuộc thi TÔI KHỎE ĐẸP HƠN lần 3

    (Thông tin sức khỏe) - Chính thức khởi động từ 10/9/2024, cuộc thi TÔI KHỎE ĐẸP HƠN lần 3 gồm 3 vòng: Mỗi vòng kéo dài 1 tháng, bắt đầu từ 10/9/2024 và dành cho mọi công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên (trừ các trường hợp đặc biệt cần lưu ý về sức khỏe).

    Tác hại khi sơn móng tay thường xuyên và cách khắc phục

    Vì sao sơn móng tay nhiều gây hại cho sức khỏe?

    Trong một lọ sơn móng tay với các màu sắc bắt mắt có nhiều thành phần hóa chất khác nhau. Các thành phần chính gồm: Acetone, ethyl acetate, phthalate dibutyl, formaldehyde, toluene… Các hóa chất này sẽ mài mòn, tổn thương trực tiếp tới móng tay khiến móng tay dễ bị nứt, gãy. 

    Hơn nữa, có 3 chất không chỉ gây tác động nghiêm trọng đến móng tay mà còn gây hại cho sức khỏe người làm móng và người sơn móng như: Dibutyl phthalate, formaldehyde và toluene.

    Ngoài các chất trên, trong thành phần của một lọ sơn móng tay còn chứa cả sắc tố khoáng sản, bột màu tổng hợp. Những sắc tố cùng bột màu này khi tiếp xúc trong thời gian dài ở móng sẽ làm vàng hoặc thâm màu móng.

    Tác hại khi sơn móng tay thường xuyên và cách khắc phục- Ảnh 1.

    Trong sơn móng tay có nhiều màu sắc bắt mắt thường chứa nhiều hóa chất có hại cho sức khỏe.

    Hơn nữa, trước khi sơn móng tay, để có được bộ móng đẹp thường phải cắt tỉa, sửa móng, lấy đi da thừa quanh móng, mài mòn bề mặt móng. Quá trình này khiến móng bị tổn thương, mất đi lớp sừng cứng bảo vệ làm cho móng dễ bị nhiễm khuẩn…

    Các tác hại thường gặp do sơn móng tay thường xuyên

    Móng tay mềm yếu, dễ gãy: Các chất formaldehyde, acetone, toluene có tác dụng giúp làm cứng móng, bền màu nước sơn. Đồng thời nó cũng là thủ phạm khiến móng tay mỏng dần, giòn, dễ bị xước, gãy. Từ đó có thể dẫn đến tình trạng viêm da, nấm móng, làm mủ rất nguy hiểm.

    Dễ bị nhiễm nấm móng: Quá trình cắt tỉa, mài mòn móng khiến móng dễ bị tổn thương và nhiễm vi nấm. Ở người thường xuyên sơn móng tay có nguy cơ nhiễm nấm candida hoặc trichophyton rất cao.

    Khi bị nhiễm nấm, ở kẽ móng hoặc gốc móng tay sẽ tạo mủ, viêm sưng… có nguy cơ bị bội nhiễm mất móng hoặc nhiễm khuẩn, nhiễm nấm sâu hơn. Nhiều trường hợp còn gây biến dạng móng tay.

    Khi móng bị tổn thương, sẽ rất bị lây bệnh truyền nhiễm khác nếu sử dụng chung dụng cụ làm móng.

    Ảnh hưởng lên hệ thần kinh: Trong thành phần của sơn móng tay có chứa hoạt chất triphenyl phosphate. Đây là chất được dùng để tạo độ bền và giúp sơn móng tay mềm mại hơn. Chất này có mùi hắc, khi ngửi và tiếp xúc nhiều sẽ gây ra tình trạng choáng váng, buồn nôn. Nếu tiếp xúc thường xuyên trong một thời gian dài sẽ gây ra các vấn đề liên quan đến thần kinh lâu dài.

    Ngoài ra, chất toluene có trong sơn móng tay khi bốc hơi cũng kích thích thần kinh trung ương gây buồn nôn; làm cay mắt, kích thích cổ họng và phổi gây ho…

    Ảnh hưởng đến thai nhi: Trong sơn móng tay có chất toluen – là một loại dung môi nhằm giữ cho màu móng bền và luôn bóng đẹp. Tuy nhiên, toluen được xác định là có ảnh hưởng xấu tới hệ thần kinh trung ương, tác động đến các mô tế bào não, gan, thận ngay sau khi hít vào. Chất này rất bất lợi đối với sức khỏe sinh sản ở phụ nữ, đặc biệt là ở phụ nữ mang thai, có nguy cơ sảy thai nếu thường xuyên tiếp xúc. Chính vì thế, ở phụ nữ mang thai, không nên thường xuyên sơn móng tay. Phụ nữ trong thời gian mang thai càng không nên làm nghề sơn móng tay.

    Gây hại tim, gan, phổi: Ngoài toluene thì chất benzen có trong sơn tẩy móng khi hít vào phổi cũng hấp thu rất nhanh, tiếp đến vào gan, tủy sống, tế bào mỡ… Chất này sẽ ảnh hưởng tới các chất trong tủy xương, cản trở sự tạo máu. Sau đó gắn vào các protein, ADN, làm trở ngại tăng trưởng, tái tạo, gây đột biến tế bào.

    Nguy cơ gây ung thư: Chất formaldehyde có thể gây ung thư được chúng ta biết đến từ lâu. Nếu thường xuyên tiếp nhiễm phải chất này sẽ có thể gây suy hô hấp, ung thư phổi, ung thư họng…

    Trong một số loại sơn móng kém chất lượng còn có các thành phần kim loại nặng, chứa độc tố cao, lâu dần tích tụ sẽ ảnh hưởng hệ miễn dịch, sinh sản và các bệnh nguy hiểm khác. Các sản phẩm sơn móng tay kém chất lượng thường có giá rẻ nên được nhiều người sử dụng. Trong các loại sơn này có màu sắc cực kỳ bắt mắt, không chỉ chứa một số thành phần kim loại nặng mà chúng còn có chứa sudan. Sudan là hóa chất có độc tố cao, có nguy cơ gây ung thư cao nếu tiếp nhiễm lâu dài.

    Tác hại khi sơn móng tay thường xuyên và cách khắc phục- Ảnh 3.

    Vệ sinh, chăm sóc bàn tay, móng tay thường xuyên để có móng tay khỏe đẹp.

    Cần làm gì để sơn móng tay an toàn?

    • Không dùng các loại nước sơn kém chất lượng, không rõ nguồn gốc. Khi mua sơn móng tay cần chú ý đến các thành phần. Theo đó nên lựa chọn các sản phẩm sơn móng tay có thành phần tự nhiên, có nguồn gốc rõ ràng. Không sử dụng sản phẩm có chứa các chất gây hại như dibutyl phthalate, toluene, formaldehyde.
    • Nên sử dụng bộ dụng cụ cắt tỉa móng riêng, sơn riêng.
    • Không sơn móng quá nhiều, mỗi năm tối đa chỉ sơn 6 lần để móng có thời gian phục hồi.
    • Người làm nghề sơn móng, nên đeo găng tay, khẩu trang để hạn chế tối đa việc tiếp xúc/hít phải các hóa chất có trong sơn.
    • Phụ nữ có thai không nên sơn móng tay.
    • Hằng ngày sử dụng sản phẩm dưỡng da và dưỡng móng tay vào buổi tối trước khi đi ngủ.
    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Hướng dẫn chi tiết đăng ký tham gia cuộc thi TÔI KHỎE ĐẸP HƠN lần 3- Ảnh 1.

    Hướng dẫn chi tiết đăng ký tham gia cuộc thi TÔI KHỎE ĐẸP HƠN lần 3

    (Thông tin sức khỏe) - Chính thức khởi động từ 10/9/2024, cuộc thi TÔI KHỎE ĐẸP HƠN lần 3 gồm 3 vòng: Mỗi vòng...
    3 tai nạn thương tích dễ gặp trong mưa lũ cần cảnh giác- Ảnh 1.

    3 tai nạn thương tích dễ gặp trong mưa lũ cần cảnh giác

    (Thông tin sức khỏe) - Trong mùa mưa bão, người dân phải đối mặt với nhiều loại tai nạn thương tích. Nếu không biết...
    Hướng dẫn chi tiết đăng ký tham gia cuộc thi TÔI KHỎE ĐẸP HƠN lần 3- Ảnh 1.

    Hướng dẫn chi tiết đăng ký tham gia cuộc thi TÔI KHỎE ĐẸP HƠN lần 3

    (Thông tin sức khỏe) - Chính thức khởi động từ 10/9/2024, cuộc thi TÔI KHỎE ĐẸP HƠN lần 3 gồm 3 vòng: Mỗi vòng...
    3 tai nạn thương tích dễ gặp trong mưa lũ cần cảnh giác- Ảnh 1.

    3 tai nạn thương tích dễ gặp trong mưa lũ cần cảnh giác

    (Thông tin sức khỏe) - Trong mùa mưa bão, người dân phải đối mặt với nhiều loại tai nạn thương tích. Nếu không biết...
    Khi nào có thể bắt đầu chỉnh nha cho trẻ em?- Ảnh 1.

    Khi nào có thể bắt đầu chỉnh nha cho trẻ em?

    (Thông tin sức khỏe) - Việc phát hiện sớm và điều trị tình trạng bất thường về răng miệng ở trẻ không chỉ giải...

    bạn Nên đọc!

    Hướng dẫn chi tiết đăng ký tham gia cuộc thi TÔI KHỎE ĐẸP HƠN lần 3

    (Thông tin sức khỏe) - Chính thức khởi động từ 10/9/2024, cuộc thi TÔI KHỎE ĐẸP HƠN lần 3 gồm 3 vòng: Mỗi vòng kéo dài 1 tháng, bắt đầu từ 10/9/2024 và dành cho mọi công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên (trừ các trường hợp đặc biệt cần lưu ý về sức khỏe).