spot_img
28.9 C
Ho Chi Minh City
Thứ sáu, 20 Tháng chín, 2024
More

    Các cách điều trị tăng sắc tố

    spot_img

    1. Nguyên nhân gây tăng sắc tố

    Tăng sắc tố là tình trạng mảng da trông sẫm màu hơn tông màu da tự nhiên. Hiện tượng này xảy ra khi da sản xuất quá nhiều sắc tố melanin nâu. Tăng sắc tố có thể thành từng mảng nhỏ, bao phủ các khu vực rộng lớn hoặc ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể.

    Mặc dù tăng sắc tố thường không có hại nhưng có thể là triệu chứng của một tình trạng bệnh lý khác. Do đó việc tìm nguyên nhân và điều trị sớm là điều rất quan trọng.

    Có nhiều loại tăng sắc tố, những loại phổ biến là nám, vết đen và tăng sắc tố sau viêm.

    How to Remove Pigmentation – and Stop it Returning – Dermaenergy

    Tăng sắc tố là tình trạng mảng da trông sẫm màu hơn tông màu da tự nhiên.

    Một số yếu tố làm thay đổi quá trình sản xuất melanin trong cơ thể:

    – Thuốc có thể gây tăng sắc tố. Ngoài ra, một số loại thuốc hóa trị có thể gây tăng sắc tố do tác dụng phụ.

    – Mang thai làm thay đổi nồng độ hormone và có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất melanin ở một số phụ nữ.

    – Bệnh Addison có thể gây tăng sắc tố rõ ràng nhất là ở những vùng tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, chẳng hạn như mặt, cổ và bàn tay cũng như những vùng tiếp xúc với ma sát, chẳng hạn như khuỷu tay và đầu gối.

    – Tăng sắc tố là kết quả trực tiếp của việc tăng mức độ hormone trong cơ thể dẫn đến tăng tổng hợp melanin.

    – Tiếp xúc với ánh nắng quá nhiều cũng có thể gây ra sự gia tăng melanin.

    2. Điều trị tăng sắc tố

    2.1. Thuốc bôi kê đơn

    Các thuốc này có thể điều trị một số trường hợp tăng sắc tố. Thuốc này thường chứa hydroquinone, có tác dụng làm sáng da.

    Tuy nhiên, sử dụng hydroquinone tại chỗ kéo dài (không ngừng sử dụng) có thể gây sạm da. Vì vậy, tốt nhất chỉ nên sử dụng hydroquinone tại chỗ khi được chỉ định của bác sĩ chuyên khoa và phải theo dõi chặt chẽ quá trình điều trị bằng hydroquinone.

    Ngoài ra, có thể sử dụng retinoid tại chỗ để làm mờ các đốm đen trên da. Cần lưu ý, cả hai loại thuốc này đều có thể mất vài tháng để làm sáng các vùng da bị thâm.

    How to apply sunscreen – Dr Ugeshnie Naidoo

    Bôi kem chống nắng giúp giảm tăng sắc tố da do ánh nắng mặt trời.

    2.2. Thuốc không kê đơn

    Điều trị tăng sắc tố càng sớm thì các sắc tố ở da càng dễ dàng mờ đi. Sắc tố ở các đốm nâu có thể di chuyển sâu hơn vào da theo thời gian.

    Có thể lựa chọn các sản phẩm không kê đơn điều trị tăng sắc tố: Axit azelaic và glycolic, vitamin C.

    Các sản phẩm bôi ngoài da có chứa các thành phần như vitamin C, rễ cam thảo và axit kojic giúp làm giảm tình trạng tăng sắc tố bằng cách ức chế tyrosinase, một loại enzyme chịu trách nhiệm hình thành melanin làm sạm da.

    2.3. Kem chống nắng

    Kem chống nắng là lựa chọn quan trọng nhất trong việc cải thiện hầu hết các nguyên nhân gây tăng sắc tố.

    Nên lựa chọn kem chống nắng phổ rộng có chỉ số chống nắng (SPF) từ 30 trở lên mỗi ngày. Tia UV khiến sắc tố phát triển nhanh và làm cho các đốm đen sẫm màu hơn. Nên thoa kem chống nắng hàng ngày trên các vùng da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và thoa ngay cả trong những ngày không có nắng.

    Ngoài ra, nên tránh ra ngoài trời trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 2 giờ chiều, khi ánh nắng mặt trời mạnh nhất. Đồng thời nên đội mũ rộng vành để bảo vệ đầu, mặt, tai và cổ.

    Sử dụng kem chống nắng hàng ngày. Thoa lại sau mỗi 2 giờ nếu ra ngoài nắng, hoặc thoa thường xuyên hơn nếu đổ mồ hôi hoặc bơi lội.

    Lưu ý, nếu các biện pháp điều trị tại chỗ không hiệu quả, có thể dùng các phương pháp mạnh hơn để giảm tình trạng tăng sắc tố. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây tăng sắc tố, có thể sử dụng: Lột da bằng hóa chất, mài da vi điểm hoặc phương pháp tái tạo bề mặt da bằng laser.

    3. Phòng ngừa tăng sắc tố như thế nào?

    Không phải lúc nào cũng có thể ngăn ngừa tăng sắc tố. Tuy nhiên, có thể tự bảo vệ bằng cách:

    – Sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF ít nhất là 30.

    – Đội mũ hoặc mặc quần áo cản ánh nắng.

    – Tránh ánh nắng mặt trời vào thời điểm nắng mạnh nhất trong ngày, thường là từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều.

    – Tránh một số loại thuốc cũng có thể giúp ngăn ngừa tăng sắc tố.

    Xem thêm video đang được quan tâm:

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Bị nước ăn chân bôi thuốc gì cho nhanh khỏi?- Ảnh 1.

    Bị nước ăn chân bôi thuốc gì cho nhanh khỏi?

    (Thông tin sức khỏe) - Nước ăn chân hay là nấm kẽ chân là một bệnh thường phát triển trong mùa mưa, lũ. Do...

    Giun đũa chó mèo nguy hiểm như thế nào đến cơ thể?

    (Thông tin sức khỏe) - Giun đũa chó mèo (Toxocara canis ở chó và Toxocara cati ở mèo) là một loại ký sinh trùng...
    Bị nước ăn chân bôi thuốc gì cho nhanh khỏi?- Ảnh 1.

    Bị nước ăn chân bôi thuốc gì cho nhanh khỏi?

    (Thông tin sức khỏe) - Nước ăn chân hay là nấm kẽ chân là một bệnh thường phát triển trong mùa mưa, lũ. Do...

    Giun đũa chó mèo nguy hiểm như thế nào đến cơ thể?

    (Thông tin sức khỏe) - Giun đũa chó mèo (Toxocara canis ở chó và Toxocara cati ở mèo) là một loại ký sinh trùng...

    Biểu hiện nhận biết các giai đoạn của bệnh xơ gan

    (Thông tin sức khỏe) - Xơ gan là một bệnh mạn tính của gan được đặc trưng bởi sự thay thế mô gan bằng...

    bạn Nên đọc!

    Bị nước ăn chân bôi thuốc gì cho nhanh khỏi?

    (Thông tin sức khỏe) - Nước ăn chân hay là nấm kẽ chân là một bệnh thường phát triển trong mùa mưa, lũ. Do khí hậu ẩm ướt tạo điều kiện cho nấm trichophyton rubrum phát triển và gây bệnh ở các kẽ ngón chân. Điều trị bệnh không khó, nhưng cần biết dùng thuốc đúng mới mang lại hiệu quả.

    Các cách điều trị tăng sắc tố

    1. Nguyên nhân gây tăng sắc tố

    Tăng sắc tố là tình trạng mảng da trông sẫm màu hơn tông màu da tự nhiên. Hiện tượng này xảy ra khi da sản xuất quá nhiều sắc tố melanin nâu. Tăng sắc tố có thể thành từng mảng nhỏ, bao phủ các khu vực rộng lớn hoặc ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể.

    Mặc dù tăng sắc tố thường không có hại nhưng có thể là triệu chứng của một tình trạng bệnh lý khác. Do đó việc tìm nguyên nhân và điều trị sớm là điều rất quan trọng.

    Có nhiều loại tăng sắc tố, những loại phổ biến là nám, vết đen và tăng sắc tố sau viêm.

    How to Remove Pigmentation – and Stop it Returning – Dermaenergy

    Tăng sắc tố là tình trạng mảng da trông sẫm màu hơn tông màu da tự nhiên.

    Một số yếu tố làm thay đổi quá trình sản xuất melanin trong cơ thể:

    – Thuốc có thể gây tăng sắc tố. Ngoài ra, một số loại thuốc hóa trị có thể gây tăng sắc tố do tác dụng phụ.

    – Mang thai làm thay đổi nồng độ hormone và có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất melanin ở một số phụ nữ.

    – Bệnh Addison có thể gây tăng sắc tố rõ ràng nhất là ở những vùng tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, chẳng hạn như mặt, cổ và bàn tay cũng như những vùng tiếp xúc với ma sát, chẳng hạn như khuỷu tay và đầu gối.

    – Tăng sắc tố là kết quả trực tiếp của việc tăng mức độ hormone trong cơ thể dẫn đến tăng tổng hợp melanin.

    – Tiếp xúc với ánh nắng quá nhiều cũng có thể gây ra sự gia tăng melanin.

    2. Điều trị tăng sắc tố

    2.1. Thuốc bôi kê đơn

    Các thuốc này có thể điều trị một số trường hợp tăng sắc tố. Thuốc này thường chứa hydroquinone, có tác dụng làm sáng da.

    Tuy nhiên, sử dụng hydroquinone tại chỗ kéo dài (không ngừng sử dụng) có thể gây sạm da. Vì vậy, tốt nhất chỉ nên sử dụng hydroquinone tại chỗ khi được chỉ định của bác sĩ chuyên khoa và phải theo dõi chặt chẽ quá trình điều trị bằng hydroquinone.

    Ngoài ra, có thể sử dụng retinoid tại chỗ để làm mờ các đốm đen trên da. Cần lưu ý, cả hai loại thuốc này đều có thể mất vài tháng để làm sáng các vùng da bị thâm.

    How to apply sunscreen – Dr Ugeshnie Naidoo

    Bôi kem chống nắng giúp giảm tăng sắc tố da do ánh nắng mặt trời.

    2.2. Thuốc không kê đơn

    Điều trị tăng sắc tố càng sớm thì các sắc tố ở da càng dễ dàng mờ đi. Sắc tố ở các đốm nâu có thể di chuyển sâu hơn vào da theo thời gian.

    Có thể lựa chọn các sản phẩm không kê đơn điều trị tăng sắc tố: Axit azelaic và glycolic, vitamin C.

    Các sản phẩm bôi ngoài da có chứa các thành phần như vitamin C, rễ cam thảo và axit kojic giúp làm giảm tình trạng tăng sắc tố bằng cách ức chế tyrosinase, một loại enzyme chịu trách nhiệm hình thành melanin làm sạm da.

    2.3. Kem chống nắng

    Kem chống nắng là lựa chọn quan trọng nhất trong việc cải thiện hầu hết các nguyên nhân gây tăng sắc tố.

    Nên lựa chọn kem chống nắng phổ rộng có chỉ số chống nắng (SPF) từ 30 trở lên mỗi ngày. Tia UV khiến sắc tố phát triển nhanh và làm cho các đốm đen sẫm màu hơn. Nên thoa kem chống nắng hàng ngày trên các vùng da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và thoa ngay cả trong những ngày không có nắng.

    Ngoài ra, nên tránh ra ngoài trời trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 2 giờ chiều, khi ánh nắng mặt trời mạnh nhất. Đồng thời nên đội mũ rộng vành để bảo vệ đầu, mặt, tai và cổ.

    Sử dụng kem chống nắng hàng ngày. Thoa lại sau mỗi 2 giờ nếu ra ngoài nắng, hoặc thoa thường xuyên hơn nếu đổ mồ hôi hoặc bơi lội.

    Lưu ý, nếu các biện pháp điều trị tại chỗ không hiệu quả, có thể dùng các phương pháp mạnh hơn để giảm tình trạng tăng sắc tố. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây tăng sắc tố, có thể sử dụng: Lột da bằng hóa chất, mài da vi điểm hoặc phương pháp tái tạo bề mặt da bằng laser.

    3. Phòng ngừa tăng sắc tố như thế nào?

    Không phải lúc nào cũng có thể ngăn ngừa tăng sắc tố. Tuy nhiên, có thể tự bảo vệ bằng cách:

    – Sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF ít nhất là 30.

    – Đội mũ hoặc mặc quần áo cản ánh nắng.

    – Tránh ánh nắng mặt trời vào thời điểm nắng mạnh nhất trong ngày, thường là từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều.

    – Tránh một số loại thuốc cũng có thể giúp ngăn ngừa tăng sắc tố.

    Xem thêm video đang được quan tâm:

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Bị nước ăn chân bôi thuốc gì cho nhanh khỏi?- Ảnh 1.

    Bị nước ăn chân bôi thuốc gì cho nhanh khỏi?

    (Thông tin sức khỏe) - Nước ăn chân hay là nấm kẽ chân là một bệnh thường phát triển trong mùa mưa, lũ. Do...

    Giun đũa chó mèo nguy hiểm như thế nào đến cơ thể?

    (Thông tin sức khỏe) - Giun đũa chó mèo (Toxocara canis ở chó và Toxocara cati ở mèo) là một loại ký sinh trùng...
    Bị nước ăn chân bôi thuốc gì cho nhanh khỏi?- Ảnh 1.

    Bị nước ăn chân bôi thuốc gì cho nhanh khỏi?

    (Thông tin sức khỏe) - Nước ăn chân hay là nấm kẽ chân là một bệnh thường phát triển trong mùa mưa, lũ. Do...

    Giun đũa chó mèo nguy hiểm như thế nào đến cơ thể?

    (Thông tin sức khỏe) - Giun đũa chó mèo (Toxocara canis ở chó và Toxocara cati ở mèo) là một loại ký sinh trùng...

    Biểu hiện nhận biết các giai đoạn của bệnh xơ gan

    (Thông tin sức khỏe) - Xơ gan là một bệnh mạn tính của gan được đặc trưng bởi sự thay thế mô gan bằng...

    bạn Nên đọc!

    Bị nước ăn chân bôi thuốc gì cho nhanh khỏi?

    (Thông tin sức khỏe) - Nước ăn chân hay là nấm kẽ chân là một bệnh thường phát triển trong mùa mưa, lũ. Do khí hậu ẩm ướt tạo điều kiện cho nấm trichophyton rubrum phát triển và gây bệnh ở các kẽ ngón chân. Điều trị bệnh không khó, nhưng cần biết dùng thuốc đúng mới mang lại hiệu quả.