spot_img
25.6 C
Ho Chi Minh City
Thứ sáu, 20 Tháng chín, 2024
More

    Điều trị áp xe hậu môn

    spot_img

    Áp xe hậu môn thường khiến người bệnh đau, kích ứng da quanh hậu môn (sưng, tấy đỏ), sốt, ớn lạnh, khó chịu, mưng mủ, táo bón…

    1. Các phương pháp điều trị áp xe hậu môn

    1.1. Phẫu thuật

    Tác dụng: Rạch và dẫn lưu là phương pháp điều trị phổ biến nhất cho tất cả các loại áp xe hậu môn. Cần nhanh chóng phát hiện bệnh và thực hiện phương pháp này, tốt nhất là trước khi áp xe bùng phát.

    Tác dụng phụ: Các thuốc tê khi phẫu thuật có thể làm ảnh hưởng đến hệ hô hấp và tuần hoàn.

    Ngoài ra, có thể gặp một số biến chứng do phẫu thuật: Chảy máu, rò hậu môn, gây hẹp hậu môn, són phân do tổn thương nhiều cơ thắt trong khi mổ, nhiễm trùng chảy mủ tái phát…

    Điều trị áp xe hậu môn- Ảnh 2.

    Áp xe hậu môn thường khiến người bệnh đau, kích ứng da quanh hậu môn.

    1.2. Thuốc kiểm soát cơn đau

    Tác dụng: Có thể sử dụng một số thuốc để kiểm soát cơn đau như paracetamol, thuốc uống và bôi chống viêm không steroid (ibuprofen, aspirin hoặc diclofenac), capsaicin.

    Tác dụng phụ: Paracetamol có thể gây tác dụng phụ nguy hiểm nếu dùng liều cao kéo dài. Các thuốc chống viêm không steroid có thể gây khó tiêu, đầy bụng, tiêu chảy, đau đầu, chóng mặt…

    1.3. Kháng sinh

    Tác dụng: Khi áp xe lớn, nặng hoặc kèm theo các triệu chứng toàn thân như sốt, thuốc kháng sinh có thể được kê đơn để giúp kiểm soát nhiễm trùng, đồng thời ngăn ngừa các biến chứng nặng hơn.

    Một số thuốc thường dùng: Metronidazole, cephalosporin (ceftriaxone, cefotaxime hoặc cefuroxime), fluoroquinolones (ciprofloxacin hoặc levofloxacin), clindamycin, trimethoprim-sulfamethoxazole.

    Tác dụng phụ bao gồm: Buồn nôn, nôn mửa, nhức đầu, co giật, các ảnh hưởng hệ thần kinh trung ương khác, có vị kim loại…

    Điều trị áp xe hậu môn- Ảnh 3.

    Cần nhanh chóng phát hiện bệnh và điều trị áp xe hậu môn, tốt nhất là trước khi áp xe bùng phát.

    1.4. Thuốc nhuận tràng

    Tác dụng: Các thuốc nhuận tràng, làm mềm phân dùng các trường hợp bệnh nhân bị táo bón. Tùy từng trường hợp có thể lựa chọn các thuốc như lactulose, bisacodyl, natri picosulfat…

    Tác dụng phụ: Các thuốc nhuận tràng cũng có thể gây một số tác dụng phụ như đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, nôn, chướng bụng, mệt mỏi…

    Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng cần bổ sung chất xơ để tránh táo bón. Có thể lựa chọn ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, các loại hạt, đỗ… Hoặc sử dụng một số viên bổ sung chất xơ như methylcellulose, psyllium, polycarbophil.

    Ngoài ra, người bệnh cũng có thể tắm nước ấm để làm dịu vùng đau và thúc đẩy quá trình lành vết thương. Nên ngâm vùng bị ảnh hưởng trong bồn nước ấm 3 hoặc 4 lần mỗi ngày.

    2. Lưu ý khi dùng thuốc

    Để việc điều trị hiệu quả, người bệnh cần lưu ý:

    – Khi có triệu chứng bệnh, cần đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị sớm, tránh biến chứng nguy hiểm.

    – Không được tự điều trị áp xe hậu môn theo các lời mách bảo.

    – Không tự ý dùng bất kỳ loại thuốc nào mà chưa có chỉ định của bác sĩ.

    – Tuân thủ tuyệt đối hướng dẫn dùng thuốc của bác sĩ: Không tự ý tăng liều thuốc, dùng thuốc kéo dài mà chưa có ý kiến của bác sĩ, bởi có thể gây các tác dụng phụ nguy hiểm cho người bệnh.

    – Tái khám đúng lịch hẹn của bác sĩ (thường là sau 1 tháng) để kiểm tra tình trạng bệnh, tránh áp xe hậu môn tái phát hoặc phát triển lỗ rò.

    Có thể phòng ngừa áp xe hậu môn bằng cách:

    – Thực hiện chế độ sinh hoạt khoa học lành mạnh.

    – Vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ, thoáng.

    – Đối với người lớn, sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục, kể cả giao hợp qua đường hậu môn.

    – Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, việc thay tã thường xuyên và vệ sinh đúng cách có thể giúp ngăn ngừa rò hậu môn và áp xe quanh hậu môn.

    Xem thêm video đang được quan tâm:

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Mỡ máu hay còn gọi là lipid máu là chất béo có trong máu, bao gồm cholesterol và chất béo trung tính - Triglyceride.

    Vì sao kiêng ăn dầu mỡ, các chất béo mà mỡ máu vẫn cao?

    (Thông tin sức khỏe) - Mỡ máu (hay còn gọi lipid máu) là chất béo có trong máu, bao gồm cholesterol và chất béo...
    Thực hư chiêu bài "up-sale" bắt buộc đặt túi khi treo sa trễ? - Ảnh 1.

    Thực hư chiêu bài “up-sale” bắt buộc đặt túi khi treo sa trễ?

    Đa phần chị em đi tư vấn treo sa trễ đều được tư vấn phải kết hợp với đặt túi khiến chi phí phẫu...
    Mỡ máu hay còn gọi là lipid máu là chất béo có trong máu, bao gồm cholesterol và chất béo trung tính - Triglyceride.

    Vì sao kiêng ăn dầu mỡ, các chất béo mà mỡ máu vẫn cao?

    (Thông tin sức khỏe) - Mỡ máu (hay còn gọi lipid máu) là chất béo có trong máu, bao gồm cholesterol và chất béo...
    Thực hư chiêu bài "up-sale" bắt buộc đặt túi khi treo sa trễ? - Ảnh 1.

    Thực hư chiêu bài “up-sale” bắt buộc đặt túi khi treo sa trễ?

    Đa phần chị em đi tư vấn treo sa trễ đều được tư vấn phải kết hợp với đặt túi khiến chi phí phẫu...
    Điểm đến trị liệu mùa thu đông "gây sốt" tại Quảng Ninh- Ảnh 1.

    Điểm đến trị liệu mùa thu đông “gây sốt” tại Quảng Ninh

    Nghỉ dưỡng thượng hạng kết hợp chăm sóc sức khỏe, với những lợi ích từ mạch nguồn khoáng nóng quý hiếm tại Quang Hanh,...

    bạn Nên đọc!

    Vì sao kiêng ăn dầu mỡ, các chất béo mà mỡ máu vẫn cao?

    (Thông tin sức khỏe) - Mỡ máu (hay còn gọi lipid máu) là chất béo có trong máu, bao gồm cholesterol và chất béo trung tính - Triglyceride. Có nhiều trường hợp dù đã kiêng ăn dầu mỡ, các chất béo mà mỡ máu vẫn cao là vì sao?

    Điều trị áp xe hậu môn

    Áp xe hậu môn thường khiến người bệnh đau, kích ứng da quanh hậu môn (sưng, tấy đỏ), sốt, ớn lạnh, khó chịu, mưng mủ, táo bón…

    1. Các phương pháp điều trị áp xe hậu môn

    1.1. Phẫu thuật

    Tác dụng: Rạch và dẫn lưu là phương pháp điều trị phổ biến nhất cho tất cả các loại áp xe hậu môn. Cần nhanh chóng phát hiện bệnh và thực hiện phương pháp này, tốt nhất là trước khi áp xe bùng phát.

    Tác dụng phụ: Các thuốc tê khi phẫu thuật có thể làm ảnh hưởng đến hệ hô hấp và tuần hoàn.

    Ngoài ra, có thể gặp một số biến chứng do phẫu thuật: Chảy máu, rò hậu môn, gây hẹp hậu môn, són phân do tổn thương nhiều cơ thắt trong khi mổ, nhiễm trùng chảy mủ tái phát…

    Điều trị áp xe hậu môn- Ảnh 2.

    Áp xe hậu môn thường khiến người bệnh đau, kích ứng da quanh hậu môn.

    1.2. Thuốc kiểm soát cơn đau

    Tác dụng: Có thể sử dụng một số thuốc để kiểm soát cơn đau như paracetamol, thuốc uống và bôi chống viêm không steroid (ibuprofen, aspirin hoặc diclofenac), capsaicin.

    Tác dụng phụ: Paracetamol có thể gây tác dụng phụ nguy hiểm nếu dùng liều cao kéo dài. Các thuốc chống viêm không steroid có thể gây khó tiêu, đầy bụng, tiêu chảy, đau đầu, chóng mặt…

    1.3. Kháng sinh

    Tác dụng: Khi áp xe lớn, nặng hoặc kèm theo các triệu chứng toàn thân như sốt, thuốc kháng sinh có thể được kê đơn để giúp kiểm soát nhiễm trùng, đồng thời ngăn ngừa các biến chứng nặng hơn.

    Một số thuốc thường dùng: Metronidazole, cephalosporin (ceftriaxone, cefotaxime hoặc cefuroxime), fluoroquinolones (ciprofloxacin hoặc levofloxacin), clindamycin, trimethoprim-sulfamethoxazole.

    Tác dụng phụ bao gồm: Buồn nôn, nôn mửa, nhức đầu, co giật, các ảnh hưởng hệ thần kinh trung ương khác, có vị kim loại…

    Điều trị áp xe hậu môn- Ảnh 3.

    Cần nhanh chóng phát hiện bệnh và điều trị áp xe hậu môn, tốt nhất là trước khi áp xe bùng phát.

    1.4. Thuốc nhuận tràng

    Tác dụng: Các thuốc nhuận tràng, làm mềm phân dùng các trường hợp bệnh nhân bị táo bón. Tùy từng trường hợp có thể lựa chọn các thuốc như lactulose, bisacodyl, natri picosulfat…

    Tác dụng phụ: Các thuốc nhuận tràng cũng có thể gây một số tác dụng phụ như đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, nôn, chướng bụng, mệt mỏi…

    Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng cần bổ sung chất xơ để tránh táo bón. Có thể lựa chọn ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, các loại hạt, đỗ… Hoặc sử dụng một số viên bổ sung chất xơ như methylcellulose, psyllium, polycarbophil.

    Ngoài ra, người bệnh cũng có thể tắm nước ấm để làm dịu vùng đau và thúc đẩy quá trình lành vết thương. Nên ngâm vùng bị ảnh hưởng trong bồn nước ấm 3 hoặc 4 lần mỗi ngày.

    2. Lưu ý khi dùng thuốc

    Để việc điều trị hiệu quả, người bệnh cần lưu ý:

    – Khi có triệu chứng bệnh, cần đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị sớm, tránh biến chứng nguy hiểm.

    – Không được tự điều trị áp xe hậu môn theo các lời mách bảo.

    – Không tự ý dùng bất kỳ loại thuốc nào mà chưa có chỉ định của bác sĩ.

    – Tuân thủ tuyệt đối hướng dẫn dùng thuốc của bác sĩ: Không tự ý tăng liều thuốc, dùng thuốc kéo dài mà chưa có ý kiến của bác sĩ, bởi có thể gây các tác dụng phụ nguy hiểm cho người bệnh.

    – Tái khám đúng lịch hẹn của bác sĩ (thường là sau 1 tháng) để kiểm tra tình trạng bệnh, tránh áp xe hậu môn tái phát hoặc phát triển lỗ rò.

    Có thể phòng ngừa áp xe hậu môn bằng cách:

    – Thực hiện chế độ sinh hoạt khoa học lành mạnh.

    – Vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ, thoáng.

    – Đối với người lớn, sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục, kể cả giao hợp qua đường hậu môn.

    – Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, việc thay tã thường xuyên và vệ sinh đúng cách có thể giúp ngăn ngừa rò hậu môn và áp xe quanh hậu môn.

    Xem thêm video đang được quan tâm:

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Mỡ máu hay còn gọi là lipid máu là chất béo có trong máu, bao gồm cholesterol và chất béo trung tính - Triglyceride.

    Vì sao kiêng ăn dầu mỡ, các chất béo mà mỡ máu vẫn cao?

    (Thông tin sức khỏe) - Mỡ máu (hay còn gọi lipid máu) là chất béo có trong máu, bao gồm cholesterol và chất béo...
    Thực hư chiêu bài "up-sale" bắt buộc đặt túi khi treo sa trễ? - Ảnh 1.

    Thực hư chiêu bài “up-sale” bắt buộc đặt túi khi treo sa trễ?

    Đa phần chị em đi tư vấn treo sa trễ đều được tư vấn phải kết hợp với đặt túi khiến chi phí phẫu...
    Mỡ máu hay còn gọi là lipid máu là chất béo có trong máu, bao gồm cholesterol và chất béo trung tính - Triglyceride.

    Vì sao kiêng ăn dầu mỡ, các chất béo mà mỡ máu vẫn cao?

    (Thông tin sức khỏe) - Mỡ máu (hay còn gọi lipid máu) là chất béo có trong máu, bao gồm cholesterol và chất béo...
    Thực hư chiêu bài "up-sale" bắt buộc đặt túi khi treo sa trễ? - Ảnh 1.

    Thực hư chiêu bài “up-sale” bắt buộc đặt túi khi treo sa trễ?

    Đa phần chị em đi tư vấn treo sa trễ đều được tư vấn phải kết hợp với đặt túi khiến chi phí phẫu...
    Điểm đến trị liệu mùa thu đông "gây sốt" tại Quảng Ninh- Ảnh 1.

    Điểm đến trị liệu mùa thu đông “gây sốt” tại Quảng Ninh

    Nghỉ dưỡng thượng hạng kết hợp chăm sóc sức khỏe, với những lợi ích từ mạch nguồn khoáng nóng quý hiếm tại Quang Hanh,...

    bạn Nên đọc!

    Vì sao kiêng ăn dầu mỡ, các chất béo mà mỡ máu vẫn cao?

    (Thông tin sức khỏe) - Mỡ máu (hay còn gọi lipid máu) là chất béo có trong máu, bao gồm cholesterol và chất béo trung tính - Triglyceride. Có nhiều trường hợp dù đã kiêng ăn dầu mỡ, các chất béo mà mỡ máu vẫn cao là vì sao?