spot_img
27.3 C
Ho Chi Minh City
Thứ năm, 19 Tháng chín, 2024
More

    5 tư thế yoga cải thiện lưu thông máu ở chân

    spot_img

    Thực hành thường xuyên các động tác này sẽ giúp tăng tuần hoàn, cải thiện lưu lượng máu đến chân và nâng cao sức khỏe tổng thể. Khi thực hành hãy chú ý đến cơ thể, điều chỉnh các tư thế khi cần thiết và tham khảo ý kiến chuyên gia y tế, nếu có bất kỳ mối lo ngại hoặc vấn đề y tế (sức khỏe) tiềm ẩn nào.

    1. Tư thế gác chân lên tường cải thiện lưu thông máu ở chân

    Tư thế lộn ngược này sử dụng trọng lực cơ thể, đặt bàn chân và cẳng chân lên trên tim, cải thiện lưu lượng máu từ chân trở về tim.

    Cách thực hiện:

    • Nằm ngửa trên sàn, đưa mông lại phía tường nhà, sau đó nhẹ nhàng gác chân lên tường.
    • Tiếp theo điều chỉnh hông càng gần tường càng tốt.
    • Hai tay có thể dang ra hai bên hoặc đưa lên phía đỉnh đầu sao cho thoải mái.
    • Thư giãn trong tư thế này trong 5-10 phút, tập trung vào hơi thở sâu và thư giãn.
    5 tư thế yoga cải thiện lưu thông máu ở chân- Ảnh 1.

    Tư thế gác chân lên tường cải thiện lưu thông máu

    2. Tư thế chó úp mặt

    Chó úp mặt cũng là một trong những tư thế giúp tăng tuần hoàn máu. Giữ tư thế này trong 1 phút hoặc lâu hơn nếu bạn cảm thấy thoải mái sẽ giúp cải thiện lưu thông máu về đầu và chân.

    Ngoài ra, ở tư thế chó úp mặt, đầu ở dưới xương chậu, máu sẽ dồn lên mặt, làm tăng lưu lượng máu đến vùng mặt, giúp loại bỏ độc tố và điều trị mụn trứng cá.

    Cách thực hiện:

    • Vào tư thế chống hai tay và hai chân trên sàn (cổ tay dưới vai, đầu gối dưới hông)
    • Co ngón chân lại, nâng hông lên cao và duỗi thẳng tay và chân để tạo thành hình chữ V ngược.
    • Giữ tư thế trong một vài phút (tùy theo mỗi người cảm thấy thoải mái nhất).
    5 tư thế yoga cải thiện lưu thông máu ở chân- Ảnh 2.

    Tư thế chó úp mặt.

    3. Tư thế cái ghế

    Tư thế cái ghế có lợi cho việc kéo dài vai và ngực, giúp giảm bàn chân bẹt, tăng cường sức mạnh cho cột sống, đùi, mắt cá chân, bắp chân… giúp cơ chân khỏe để lưu thông máu tốt hơn.

    Tư thế yoga này có thể được thực hành tại nhà bằng cách giữ đầu gối và hông rộng bằng vai, uốn cong đầu gối, hông hướng vào trong và ngực hướng ra ngoài, đồng thời giữ hai tay trên đầu thẳng hàng với tai. Nên giữ tư thế trong vài nhịp thở.

    Tư thế này khuyến khích lưu lượng máu đến chân và cải thiện tuần hoàn.

    5 tư thế yoga cải thiện lưu thông máu ở chân- Ảnh 3.

    Tư thế cái ghế.

    4. Đứng gập người về phía trước

    Tư thế yoga này có thể được thực hiện bằng cách đứng thẳng giơ tay lên cao (hít vào), sau đó thở ra, từ từ gập người về phía trước, sao cho lòng bàn tay chạm sàn rồi đưa về phía gót chân. Thư giãn đầu và cổ. Giữ trong 30 giây đến 1 phút, rồi từ từ nâng lên.

    Bài tập yoga này đảm bảo sự linh hoạt của hông, tăng cường sức mạnh ở cột sống và đầu gối, giúp kéo giãn chân, bắp chân và gân kheo, duy trì lưu thông máu tốt.

    5 tư thế yoga cải thiện lưu thông máu ở chân- Ảnh 4.

    Động tác gập người về phía trước.

    5. Ngồi gập người về phía trước

    Tư thế ngồi gập người về phía trước giúp kéo giãn gân kheo và bắp chân, giúp tăng lưu lượng máu đến chân.

    Ngồi với một chân mở rộng và chân kia uốn cong. Hít vào giơ tay lên cao và kéo dài cột sống. Thở ra, từ từ gập người về phía trước, hai tay tiếp cận bàn chân hoặc ống chân. Giữ trong 30 giây đến 1 phút rồi đổi bên.

    Lưu ý, hãy tập trung vào hơi thở sâu và đi theo tốc độ phù hợp với động tác.

    5 tư thế yoga cải thiện lưu thông máu ở chân- Ảnh 5.

    Ngồi gập người về phía trước.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển- Ảnh 1.

    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển

    (Thông tin sức khỏe) - Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể, bao gồm...

    bạn Nên đọc!

    5 tư thế yoga cải thiện lưu thông máu ở chân

    Thực hành thường xuyên các động tác này sẽ giúp tăng tuần hoàn, cải thiện lưu lượng máu đến chân và nâng cao sức khỏe tổng thể. Khi thực hành hãy chú ý đến cơ thể, điều chỉnh các tư thế khi cần thiết và tham khảo ý kiến chuyên gia y tế, nếu có bất kỳ mối lo ngại hoặc vấn đề y tế (sức khỏe) tiềm ẩn nào.

    1. Tư thế gác chân lên tường cải thiện lưu thông máu ở chân

    Tư thế lộn ngược này sử dụng trọng lực cơ thể, đặt bàn chân và cẳng chân lên trên tim, cải thiện lưu lượng máu từ chân trở về tim.

    Cách thực hiện:

    • Nằm ngửa trên sàn, đưa mông lại phía tường nhà, sau đó nhẹ nhàng gác chân lên tường.
    • Tiếp theo điều chỉnh hông càng gần tường càng tốt.
    • Hai tay có thể dang ra hai bên hoặc đưa lên phía đỉnh đầu sao cho thoải mái.
    • Thư giãn trong tư thế này trong 5-10 phút, tập trung vào hơi thở sâu và thư giãn.
    5 tư thế yoga cải thiện lưu thông máu ở chân- Ảnh 1.

    Tư thế gác chân lên tường cải thiện lưu thông máu

    2. Tư thế chó úp mặt

    Chó úp mặt cũng là một trong những tư thế giúp tăng tuần hoàn máu. Giữ tư thế này trong 1 phút hoặc lâu hơn nếu bạn cảm thấy thoải mái sẽ giúp cải thiện lưu thông máu về đầu và chân.

    Ngoài ra, ở tư thế chó úp mặt, đầu ở dưới xương chậu, máu sẽ dồn lên mặt, làm tăng lưu lượng máu đến vùng mặt, giúp loại bỏ độc tố và điều trị mụn trứng cá.

    Cách thực hiện:

    • Vào tư thế chống hai tay và hai chân trên sàn (cổ tay dưới vai, đầu gối dưới hông)
    • Co ngón chân lại, nâng hông lên cao và duỗi thẳng tay và chân để tạo thành hình chữ V ngược.
    • Giữ tư thế trong một vài phút (tùy theo mỗi người cảm thấy thoải mái nhất).
    5 tư thế yoga cải thiện lưu thông máu ở chân- Ảnh 2.

    Tư thế chó úp mặt.

    3. Tư thế cái ghế

    Tư thế cái ghế có lợi cho việc kéo dài vai và ngực, giúp giảm bàn chân bẹt, tăng cường sức mạnh cho cột sống, đùi, mắt cá chân, bắp chân… giúp cơ chân khỏe để lưu thông máu tốt hơn.

    Tư thế yoga này có thể được thực hành tại nhà bằng cách giữ đầu gối và hông rộng bằng vai, uốn cong đầu gối, hông hướng vào trong và ngực hướng ra ngoài, đồng thời giữ hai tay trên đầu thẳng hàng với tai. Nên giữ tư thế trong vài nhịp thở.

    Tư thế này khuyến khích lưu lượng máu đến chân và cải thiện tuần hoàn.

    5 tư thế yoga cải thiện lưu thông máu ở chân- Ảnh 3.

    Tư thế cái ghế.

    4. Đứng gập người về phía trước

    Tư thế yoga này có thể được thực hiện bằng cách đứng thẳng giơ tay lên cao (hít vào), sau đó thở ra, từ từ gập người về phía trước, sao cho lòng bàn tay chạm sàn rồi đưa về phía gót chân. Thư giãn đầu và cổ. Giữ trong 30 giây đến 1 phút, rồi từ từ nâng lên.

    Bài tập yoga này đảm bảo sự linh hoạt của hông, tăng cường sức mạnh ở cột sống và đầu gối, giúp kéo giãn chân, bắp chân và gân kheo, duy trì lưu thông máu tốt.

    5 tư thế yoga cải thiện lưu thông máu ở chân- Ảnh 4.

    Động tác gập người về phía trước.

    5. Ngồi gập người về phía trước

    Tư thế ngồi gập người về phía trước giúp kéo giãn gân kheo và bắp chân, giúp tăng lưu lượng máu đến chân.

    Ngồi với một chân mở rộng và chân kia uốn cong. Hít vào giơ tay lên cao và kéo dài cột sống. Thở ra, từ từ gập người về phía trước, hai tay tiếp cận bàn chân hoặc ống chân. Giữ trong 30 giây đến 1 phút rồi đổi bên.

    Lưu ý, hãy tập trung vào hơi thở sâu và đi theo tốc độ phù hợp với động tác.

    5 tư thế yoga cải thiện lưu thông máu ở chân- Ảnh 5.

    Ngồi gập người về phía trước.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển- Ảnh 1.

    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển

    (Thông tin sức khỏe) - Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể, bao gồm...

    bạn Nên đọc!