spot_img
27.3 C
Ho Chi Minh City
Thứ năm, 19 Tháng chín, 2024
More

    6 loại thực phẩm ‘kị’ nước trà

    spot_img

    Trà là một loại đồ uống phổ biến và được yêu thích trên khắp thế giới. Khi kết hợp với trà, một số loại thực phẩm có thể nâng cao hương vị của một tách trà ngon. Cũng có những loại thực phẩm lại gây tác động bất lợi, làm giảm mùi thơm của trà, thay đổi hương vị hoặc thậm chí cản trở sự hấp thụ các hợp chất có lợi của trà.

    Theo chuyên gia Gauri Anand – một chuyên gia dinh dưỡng lâm sàng được chứng nhận tại Ấn Độ, đây là 6 loại thực phẩm bạn nên tránh khi uống trà.

    1. Không nên uống trà với nhiều trái cây họ cam quýt

    6 loại thực phẩm 'kị' nước trà- Ảnh 1.

    Tiêu thụ một lượng lớn trái cây họ cam quýt cùng với trà dễ dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa.

    Sử dụng vỏ cam, quýt, chanh thêm vào tách trà nóng sẽ giúp làm tăng hương vị của trà. Thêm 1 vài lát chanh vào trà sẽ nhận thêm vitamin C và các chất chống oxy hóa có lợi nhưng việc tiêu thụ một lượng lớn trái cây họ cam quýt cùng với trà dễ dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa. Độ acid cao của cam quýt thường gây ra vấn đề ợ nóng và khó chịu khi kết hợp với tannin trong trà, chất này cũng có đặc tính làm se gây kích ứng đường tiêu hóa.

    2. Tránh thực phẩm giàu sắt

    Các loại thực phẩm như rau bina, thịt đỏ, trứng, sữa và các loại đậu rất giàu chất sắt cần thiết cho cơ thể. Nhưng trong trà có các hợp chất được gọi là tannin và oxalat, có thể ức chế sự hấp thu sắt non-heme (loại sắt có trong thực phẩm và chất bổ sung có nguồn gốc thực vật).

    Một nghiên cứu năm 2001 báo cáo rằng chiết xuất trà xanh làm giảm 25% sự hấp thụ sắt non-heme. Để tối đa hóa sự hấp thụ sắt, tốt nhất nên tiêu thụ thực phẩm giàu chất sắt riêng biệt, cách xa thời gian uống trà.

    3. Kiêng thức ăn cay khi uống trà

    Kết hợp thức ăn cay với trà có thể làm trầm trọng thêm tình trạng khó chịu ở đường tiêu hóa. Tannin trong trà gây kích ứng niêm mạc dạ dày và khi kết hợp với capsaicin trong thức ăn cay có thể dẫn đến tăng acid dạ dày, khó tiêu và ợ chua.

    4. Thực phẩm giàu canxi

    Các loại thực phẩm giàu canxi như một số loại rau lá xanh và các sản phẩm tăng cường canxi cũng có thể cản trở sự hấp thụ catechin. Catechin là nhóm các hợp chất polyphenol có trong nhiều loại thực vật, đặc biệt là trà. Catechin được biết đến với nhiều lợi ích sức khỏe. Tuy nhiên canxi liên kết với các chất chống oxy hóa này, làm giảm hiệu quả của chúng và lợi ích sức khỏe tổng thể của trà.

    6 loại thực phẩm 'kị' nước trà- Ảnh 2.

    Canxi làm giảm lợi ích sức khỏe tổng thể của trà.

    5. Thực phẩm chế biến và có đường

    Thực phẩm chứa nhiều đường đã qua chế biến và các chất phụ gia nhân tạo có thể làm giảm lợi ích sức khỏe của trà. Lượng đường cao trong những thực phẩm này làm mất tác dụng ổn định lượng đường trong máu của trà. Ngoài ra, ăn quá nhiều đường có thể làm tăng nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa và béo phì, làm mất tác dụng của việc uống trà.

    6. Thực phẩm lạnh

    Chuyên gia Gauri Anand lưu ý là không nên kết hợp thức ăn lạnh với trà nóng, vì nhiệt độ tương phản có thể cản trở quá trình tiêu hóa. Ăn thực phẩm ở các nhiệt độ khác nhau cùng một lúc có thể làm rối loạn hệ thống tiêu hóa. Để ngăn chặn điều này, hãy đợi ít nhất 30 phút sau khi uống trà ấm trước khi ăn hay uống bất cứ thứ gì lạnh.

    Chuyên gia Anand lưu ý, trà đen có hàm lượng tannin cao, có thể cản trở quá trình hấp thụ sắt và gây ra các vấn đề về tiêu hóa nếu dùng cùng với thực phẩm giàu chất sắt hoặc có tính acid cao. Nên kết hợp trà đen với các loại thực phẩm có hương vị nhẹ và các sản phẩm từ sữa, mặc dù những sản phẩm từ sữa có thể làm giảm lợi ích chống oxy hóa của loại trà này.

    Anand cho biết thêm, trà xanh có vị hơi đắng và chứa một lượng tannin vừa phải. Do đó kết hợp tốt với các món ăn nhẹ, tươi như salad và cá. Tránh kết hợp trà xanh với các sản phẩm từ sữa để duy trì hàm lượng chất chống oxy hóa cao.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển- Ảnh 1.

    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển

    (Thông tin sức khỏe) - Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể, bao gồm...

    bạn Nên đọc!

    6 loại thực phẩm ‘kị’ nước trà

    Trà là một loại đồ uống phổ biến và được yêu thích trên khắp thế giới. Khi kết hợp với trà, một số loại thực phẩm có thể nâng cao hương vị của một tách trà ngon. Cũng có những loại thực phẩm lại gây tác động bất lợi, làm giảm mùi thơm của trà, thay đổi hương vị hoặc thậm chí cản trở sự hấp thụ các hợp chất có lợi của trà.

    Theo chuyên gia Gauri Anand – một chuyên gia dinh dưỡng lâm sàng được chứng nhận tại Ấn Độ, đây là 6 loại thực phẩm bạn nên tránh khi uống trà.

    1. Không nên uống trà với nhiều trái cây họ cam quýt

    6 loại thực phẩm 'kị' nước trà- Ảnh 1.

    Tiêu thụ một lượng lớn trái cây họ cam quýt cùng với trà dễ dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa.

    Sử dụng vỏ cam, quýt, chanh thêm vào tách trà nóng sẽ giúp làm tăng hương vị của trà. Thêm 1 vài lát chanh vào trà sẽ nhận thêm vitamin C và các chất chống oxy hóa có lợi nhưng việc tiêu thụ một lượng lớn trái cây họ cam quýt cùng với trà dễ dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa. Độ acid cao của cam quýt thường gây ra vấn đề ợ nóng và khó chịu khi kết hợp với tannin trong trà, chất này cũng có đặc tính làm se gây kích ứng đường tiêu hóa.

    2. Tránh thực phẩm giàu sắt

    Các loại thực phẩm như rau bina, thịt đỏ, trứng, sữa và các loại đậu rất giàu chất sắt cần thiết cho cơ thể. Nhưng trong trà có các hợp chất được gọi là tannin và oxalat, có thể ức chế sự hấp thu sắt non-heme (loại sắt có trong thực phẩm và chất bổ sung có nguồn gốc thực vật).

    Một nghiên cứu năm 2001 báo cáo rằng chiết xuất trà xanh làm giảm 25% sự hấp thụ sắt non-heme. Để tối đa hóa sự hấp thụ sắt, tốt nhất nên tiêu thụ thực phẩm giàu chất sắt riêng biệt, cách xa thời gian uống trà.

    3. Kiêng thức ăn cay khi uống trà

    Kết hợp thức ăn cay với trà có thể làm trầm trọng thêm tình trạng khó chịu ở đường tiêu hóa. Tannin trong trà gây kích ứng niêm mạc dạ dày và khi kết hợp với capsaicin trong thức ăn cay có thể dẫn đến tăng acid dạ dày, khó tiêu và ợ chua.

    4. Thực phẩm giàu canxi

    Các loại thực phẩm giàu canxi như một số loại rau lá xanh và các sản phẩm tăng cường canxi cũng có thể cản trở sự hấp thụ catechin. Catechin là nhóm các hợp chất polyphenol có trong nhiều loại thực vật, đặc biệt là trà. Catechin được biết đến với nhiều lợi ích sức khỏe. Tuy nhiên canxi liên kết với các chất chống oxy hóa này, làm giảm hiệu quả của chúng và lợi ích sức khỏe tổng thể của trà.

    6 loại thực phẩm 'kị' nước trà- Ảnh 2.

    Canxi làm giảm lợi ích sức khỏe tổng thể của trà.

    5. Thực phẩm chế biến và có đường

    Thực phẩm chứa nhiều đường đã qua chế biến và các chất phụ gia nhân tạo có thể làm giảm lợi ích sức khỏe của trà. Lượng đường cao trong những thực phẩm này làm mất tác dụng ổn định lượng đường trong máu của trà. Ngoài ra, ăn quá nhiều đường có thể làm tăng nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa và béo phì, làm mất tác dụng của việc uống trà.

    6. Thực phẩm lạnh

    Chuyên gia Gauri Anand lưu ý là không nên kết hợp thức ăn lạnh với trà nóng, vì nhiệt độ tương phản có thể cản trở quá trình tiêu hóa. Ăn thực phẩm ở các nhiệt độ khác nhau cùng một lúc có thể làm rối loạn hệ thống tiêu hóa. Để ngăn chặn điều này, hãy đợi ít nhất 30 phút sau khi uống trà ấm trước khi ăn hay uống bất cứ thứ gì lạnh.

    Chuyên gia Anand lưu ý, trà đen có hàm lượng tannin cao, có thể cản trở quá trình hấp thụ sắt và gây ra các vấn đề về tiêu hóa nếu dùng cùng với thực phẩm giàu chất sắt hoặc có tính acid cao. Nên kết hợp trà đen với các loại thực phẩm có hương vị nhẹ và các sản phẩm từ sữa, mặc dù những sản phẩm từ sữa có thể làm giảm lợi ích chống oxy hóa của loại trà này.

    Anand cho biết thêm, trà xanh có vị hơi đắng và chứa một lượng tannin vừa phải. Do đó kết hợp tốt với các món ăn nhẹ, tươi như salad và cá. Tránh kết hợp trà xanh với các sản phẩm từ sữa để duy trì hàm lượng chất chống oxy hóa cao.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển- Ảnh 1.

    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển

    (Thông tin sức khỏe) - Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể, bao gồm...

    bạn Nên đọc!