spot_img
26.7 C
Ho Chi Minh City
Thứ sáu, 20 Tháng chín, 2024
More

    Các phương pháp điều trị viêm VA ở trẻ nhỏ

    spot_img

    Viêm VA (Végétations Adénoides) là một tình trạng viêm nhiễm của mô lympho nằm sâu trong phần sau của mũi và phần trên của họng (vòm họng). Tình trạng này phổ biến ở trẻ nhỏ, khi hệ thống miễn dịch của trẻ chưa phát triển hoàn thiện. Viêm VA thường gặp ở trẻ em từ 3 đến 7 tuổi, gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày và sức khỏe của trẻ.

    Viêm VA thường đi kèm với những triệu chứng rõ rệt, ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của trẻ: Nghẹt mũi, khó thở bằng mũi, ngáy khi ngủ, ho kéo dài, sốt, họng đau hoặc cảm giác khó chịu ở vùng cổ, hơi thở có mùi.

    Nguyên nhân phổ biến nhất gây VA ở trẻ là do vi khuẩn, virus, dị ứng, môi trường, hệ thống miễn dịch, di truyền, tình trạng bệnh lý mắc phải… Tùy từng nguyên nhân, tình trạng bệnh nhân mà bác sĩ có phương pháp điều trị cụ thể.

    Các phương pháp điều trị viêm VA ở trẻ nhỏ- Ảnh 2.

    Viêm VA (Végétations Adénoides) là một tình trạng viêm nhiễm của mô lympho nằm sâu trong phần sau của mũi và phần trên của họng (vòm họng)

    1. Các thuốc điều trị viêm VA

    Việc điều trị viêm VA phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của triệu chứng và tần suất tái phát của bệnh. Dưới đây là những phương pháp điều trị phổ biến:

    1.1.Thuốc giảm đau và hạ sốt

    Tác dụng: Các thuốc giảm đau, hạ sốt giúp làm dịu các triệu chứng khó chịu khi viêm VA. 

    Một số thuốc thường dùng:

    Paracetamol (tylenol): Giúp giảm đau và hạ sốt, làm dịu các triệu chứng khó chịu. Dùng quá liều có thể gây tổn thương gan, buồn nôn, chán ăn, và đau bụng.

    – Ibuprofen (advil, motrin): Có tác dụng chống viêm, giảm đau và hạ sốt hiệu quả. Thuốc có thể gây đau dạ dày, loét dạ dày, rối loạn tiêu hóa, và trong một số trường hợp hiếm gặp có thể gây ra vấn đề về tim mạch.

    Lưu ý, cả hai thuốc này cần sử dụng theo chỉ định và liều lượng của bác sĩ. Không dùng quá liều hoặc kéo dài thời gian sử dụng.

    1.2. Thuốc kháng sinh

    Tác dụng: Sử dụng thuốc kháng sinh khi viêm VA do nhiễm khuẩn. Các loại kháng sinh thường được dùng bao gồm amoxicillin, augmentin hoặc các kháng sinh nhóm cephalosporin.

    Tác dụng phụ: Thuốc có thể gây tiêu chảy, buồn nôn, nôn, dị ứng, phát ban và trong trường hợp hiếm có thể gây sốc phản vệ.

    Lưu ý: Khi sử dụng kháng sinh phải có sự chỉ định của bác sĩ. Cần dùng hết liệu trình ngay cả khi triệu chứng đã giảm.

    1.3. Thuốc xịt mũi hoặc nước muối sinh lý

    Tác dụng: Các thuốc này giúp làm giảm tắc nghẽn mũi và cải thiện hô hấp, mang lại sự dễ chịu cho trẻ.

    Lưu ý: Thời gian sử dụng không quá 7 ngày một liệu trình, để tránh tình trạng kích ứng, cảm giác khô hoặc chảy máu mũi.

    1.4. Thuốc kháng histamine

    Tác dụng: Sử dụng khi người bệnh có dấu hiệu của dị ứng hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi… Một số thuốc thường dùng như loratadine, cetirizine…

    Tác dụng phụ: Thuốc có thể gây buồn ngủ, khô miệng, chóng mặt, và trong một số trường hợp có thể gây tăng nhịp tim.

    1.5. Phẫu thuật cắt VA

    Trong trường hợp viêm VA tái phát nhiều lần hoặc gây ra các biến chứng như viêm tai giữa tái phát, ngừng thở khi ngủ do tắc nghẽn đường hô hấp.. bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật cắt VA. Đây là một thủ thuật đơn giản và thường không gây biến chứng nghiêm trọng.

    2. Lưu ý khi điều trị VA

    – Không tự ý sử dụng thuốc mà không có sự chỉ định của bác sĩ.

    – Theo dõi các triệu chứng và phản ứng của trẻ khi sử dụng thuốc. Nếu có dấu hiệu bất thường, ngừng thuốc và đưa trẻ đi khám ngay.

    – Đảm bảo trẻ được nghỉ ngơi đầy đủ, uống nhiều nước để giữ cho cổ họng ẩm và ăn uống đủ dinh dưỡng để hỗ trợ hệ miễn dịch.

    – Nếu có dấu hiệu của biến chứng hoặc tình trạng không cải thiện, cần tái khám và tham khảo ý kiến của bác sĩ để có hướng điều trị phù hợp.

    Việc tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ, theo dõi trong quá trình điều trị sẽ giúp trẻ nhanh chóng hồi phục và tránh được những tác dụng phụ không mong muốn.

    Xem thêm video đang được quan tâm:

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển- Ảnh 1.

    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển

    (Thông tin sức khỏe) - Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể, bao gồm...

    bạn Nên đọc!

    Các phương pháp điều trị viêm VA ở trẻ nhỏ

    Viêm VA (Végétations Adénoides) là một tình trạng viêm nhiễm của mô lympho nằm sâu trong phần sau của mũi và phần trên của họng (vòm họng). Tình trạng này phổ biến ở trẻ nhỏ, khi hệ thống miễn dịch của trẻ chưa phát triển hoàn thiện. Viêm VA thường gặp ở trẻ em từ 3 đến 7 tuổi, gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày và sức khỏe của trẻ.

    Viêm VA thường đi kèm với những triệu chứng rõ rệt, ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của trẻ: Nghẹt mũi, khó thở bằng mũi, ngáy khi ngủ, ho kéo dài, sốt, họng đau hoặc cảm giác khó chịu ở vùng cổ, hơi thở có mùi.

    Nguyên nhân phổ biến nhất gây VA ở trẻ là do vi khuẩn, virus, dị ứng, môi trường, hệ thống miễn dịch, di truyền, tình trạng bệnh lý mắc phải… Tùy từng nguyên nhân, tình trạng bệnh nhân mà bác sĩ có phương pháp điều trị cụ thể.

    Các phương pháp điều trị viêm VA ở trẻ nhỏ- Ảnh 2.

    Viêm VA (Végétations Adénoides) là một tình trạng viêm nhiễm của mô lympho nằm sâu trong phần sau của mũi và phần trên của họng (vòm họng)

    1. Các thuốc điều trị viêm VA

    Việc điều trị viêm VA phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của triệu chứng và tần suất tái phát của bệnh. Dưới đây là những phương pháp điều trị phổ biến:

    1.1.Thuốc giảm đau và hạ sốt

    Tác dụng: Các thuốc giảm đau, hạ sốt giúp làm dịu các triệu chứng khó chịu khi viêm VA. 

    Một số thuốc thường dùng:

    Paracetamol (tylenol): Giúp giảm đau và hạ sốt, làm dịu các triệu chứng khó chịu. Dùng quá liều có thể gây tổn thương gan, buồn nôn, chán ăn, và đau bụng.

    – Ibuprofen (advil, motrin): Có tác dụng chống viêm, giảm đau và hạ sốt hiệu quả. Thuốc có thể gây đau dạ dày, loét dạ dày, rối loạn tiêu hóa, và trong một số trường hợp hiếm gặp có thể gây ra vấn đề về tim mạch.

    Lưu ý, cả hai thuốc này cần sử dụng theo chỉ định và liều lượng của bác sĩ. Không dùng quá liều hoặc kéo dài thời gian sử dụng.

    1.2. Thuốc kháng sinh

    Tác dụng: Sử dụng thuốc kháng sinh khi viêm VA do nhiễm khuẩn. Các loại kháng sinh thường được dùng bao gồm amoxicillin, augmentin hoặc các kháng sinh nhóm cephalosporin.

    Tác dụng phụ: Thuốc có thể gây tiêu chảy, buồn nôn, nôn, dị ứng, phát ban và trong trường hợp hiếm có thể gây sốc phản vệ.

    Lưu ý: Khi sử dụng kháng sinh phải có sự chỉ định của bác sĩ. Cần dùng hết liệu trình ngay cả khi triệu chứng đã giảm.

    1.3. Thuốc xịt mũi hoặc nước muối sinh lý

    Tác dụng: Các thuốc này giúp làm giảm tắc nghẽn mũi và cải thiện hô hấp, mang lại sự dễ chịu cho trẻ.

    Lưu ý: Thời gian sử dụng không quá 7 ngày một liệu trình, để tránh tình trạng kích ứng, cảm giác khô hoặc chảy máu mũi.

    1.4. Thuốc kháng histamine

    Tác dụng: Sử dụng khi người bệnh có dấu hiệu của dị ứng hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi… Một số thuốc thường dùng như loratadine, cetirizine…

    Tác dụng phụ: Thuốc có thể gây buồn ngủ, khô miệng, chóng mặt, và trong một số trường hợp có thể gây tăng nhịp tim.

    1.5. Phẫu thuật cắt VA

    Trong trường hợp viêm VA tái phát nhiều lần hoặc gây ra các biến chứng như viêm tai giữa tái phát, ngừng thở khi ngủ do tắc nghẽn đường hô hấp.. bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật cắt VA. Đây là một thủ thuật đơn giản và thường không gây biến chứng nghiêm trọng.

    2. Lưu ý khi điều trị VA

    – Không tự ý sử dụng thuốc mà không có sự chỉ định của bác sĩ.

    – Theo dõi các triệu chứng và phản ứng của trẻ khi sử dụng thuốc. Nếu có dấu hiệu bất thường, ngừng thuốc và đưa trẻ đi khám ngay.

    – Đảm bảo trẻ được nghỉ ngơi đầy đủ, uống nhiều nước để giữ cho cổ họng ẩm và ăn uống đủ dinh dưỡng để hỗ trợ hệ miễn dịch.

    – Nếu có dấu hiệu của biến chứng hoặc tình trạng không cải thiện, cần tái khám và tham khảo ý kiến của bác sĩ để có hướng điều trị phù hợp.

    Việc tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ, theo dõi trong quá trình điều trị sẽ giúp trẻ nhanh chóng hồi phục và tránh được những tác dụng phụ không mong muốn.

    Xem thêm video đang được quan tâm:

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển- Ảnh 1.

    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển

    (Thông tin sức khỏe) - Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể, bao gồm...

    bạn Nên đọc!