spot_img
26.7 C
Ho Chi Minh City
Thứ ba, 17 Tháng chín, 2024
More

    Người hay ăn thịt bò khô nên biết

    spot_img

    1. Dinh dưỡng của thịt bò khô

    Thành phần dinh dưỡng của thịt bò khô có thể khác nhau tùy theo thương hiệu. Nói chung, một khẩu phần thịt bò khô từ 28 – 30 g cung cấp các chất dinh dưỡng sau:

    • Lượng calo: 116
    • Chất béo: 7,26g
    • Natri: 505mg
    • Carbohydrate: 3,12g
    • Chất xơ: 0,51g
    • Đường bổ sung: 2,55g
    • Chất đạm: 9,41g

    2. Lợi ích sức khỏe của thịt bò khô

    Người hay ăn thịt bò khô nên biết- Ảnh 1.

    Thịt bò khô là món ăn tiện lợi nhưng không nên lạm dụng.

    Thịt bò khô có tốt cho sức khỏe hay không phần lớn phụ thuộc vào cách chế biến. Thịt bò khô thường là những miếng thịt bò khô nạc chứa hàm lượng protein, kẽm và sắt cao. Những chất dinh dưỡng này rất cần thiết cho sức khỏe tổng thể.

    Việc nạp đủ chất đạm có thể khó khăn nếu bạn thường xuyên di chuyển. Thịt bò khô là một món ăn nhẹ dễ mang theo và chứa nhiều protein.

    Protein là một chất dinh dưỡng đa lượng thiết yếu giúp sửa chữa và tạo ra các tế bào, đồng thời hỗ trợ xương, cơ và da khỏe mạnh. Cơ thể bạn không tích trữ protein như carbs và chất béo, vì vậy việc ăn protein mỗi ngày là rất quan trọng.

    Bạn cần bao nhiêu protein tùy thuộc vào giới tính, tuổi tác, cân nặng và mức độ hoạt động. Một số chuyên gia đề xuất mục tiêu protein là 10% đến 35% tổng lượng calo. Ví dụ, một người ăn 2.000 calo mỗi ngày có thể đặt mục tiêu là 100 g protein, khoảng 400 calo. Một khẩu phần thịt bò khô khoảng 28 đến 30 g cung cấp gần 10% mục tiêu protein đó.

    Một khẩu phần thịt bò khô khoảng 30 g cung cấp gần 1/4 lượng kẽm khuyến nghị hàng ngày. Kẽm là một khoáng chất thiết yếu giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch.

    Cơ thể hấp thụ kẽm từ các nguồn động vật, chẳng hạn như thịt bò khô dễ dàng hơn so với thực phẩm có nguồn gốc thực vật. Tuy nhiên, nhận kẽm từ nhiều loại thực phẩm khác nhau và ăn một chế độ ăn uống cân bằng là chìa khóa để hỗ trợ hệ thống miễn dịch.

    Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng thịt bò khô là nguồn cung cấp sắt heme đáng kể. Sắt giúp vận chuyển oxy đến các bộ phận khác nhau của cơ thể và cơ thể hấp thụ sắt heme dễ dàng hơn sắt non-heme.

    Thiếu sắt là tình trạng phổ biến, đặc biệt là ở phụ nữ. Thịt bò khô có thể là nguồn cung cấp sắt heme dễ dàng để giúp bảo vệ chống lại tình trạng thiếu sắt.

    Người hay ăn thịt bò khô nên biết- Ảnh 3.

    Lựa chọn thịt bò khô được sản xuất an toàn, uy tín để bảo đảm sức khỏe.

    3. Ăn thịt bò khô cần chú ý gì?

    Loại thịt này là nguồn cung cấp protein, kẽm, sắt và tiện lợi nhưng cũng có thể có hàm lượng natri cao. Natri dư thừa dễ dẫn đến đầy hơi và tăng cân. Thông thường, các nhà sản xuất thêm muối trong quá trình sấy để thịt không bị hỏng. Một số bằng chứng cho thấy lạm dụng thịt đỏ và thịt chế biến sẵn làm tăng nguy cơ biến chứng về sức khỏe. Một khẩu phần thịt bò khô có khoảng 20% lượng natri khuyến nghị hàng ngày cho người lớn.

    Thịt bò khô thường chứa chất bảo quản như natri nitrit, nếu ăn nhiều có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Theo thời gian, quá nhiều natri có thể làm tăng nguy cơ mắc các tình trạng sức khỏe về tim mạch, huyết áp, loãng xương, sỏi thận…

    Bò khô là một dạng thịt đỏ đã qua chế biến. Một số bằng chứng cho thấy mối liên hệ giữa việc tiêu thụ thịt đỏ đã qua chế biến và nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2, ung thư và bệnh tim mạch. Do đó, nên tiêu thụ thịt bò khô ở mức độ vừa phải, thực hiện chế độ ăn lành mạnh, cân bằng và đủ chất dinh dưỡng.

    Một số bằng chứng cho thấy thay thế thịt đỏ bằng protein từ thực vật để giảm cholesterol LDL (xấu) và các yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch khác. Có nhiều lựa chọn thay thế thịt bò khô có nguồn gốc thực vật nếu bạn muốn ăn ít thịt đỏ hơn, ví dụ, nấm khô có kết cấu và vị umami tương tự.

    Hãy lưu ý đến danh sách thành phần trên nhãn gói sản phẩm, một số nhãn hiệu thịt bò khô có thể sử dụng các chất gây dị ứng thông thường, chẳng hạn như chiết xuất mạch nha đậu nành hoặc lúa mạch (một nguồn gluten).

    Bảo quản thịt bò khô ở môi trường mát mẻ và trong bao bì kín. Chỉ ăn thịt bò khô còn hạn sử dụng trong tình trạng tốt, không ẩm mốc, không có dấu hiệu nhiễm bẩn có thể thấy bằng mắt thường; không có mùi lạ và không bị biến đổi về màu sắc.

    PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, chuyên gia dinh dưỡng lưu ý nếu người bán sử dụng nguồn thịt không đảm bảo để làm bò khô sẽ ảnh hưởng tới người ăn. Bên cạnh đó, dù hiện nay danh mục các chất phụ gia cho phép sử dụng trong thực phẩm có một số loại hương liệu tạo mùi bò, song nếu người sử dụng không kiểm soát được mặt liều lượng sẽ gây nguy hiểm cho người ăn.

    Vì vậy, người tiêu dùng nên lựa chọn những cơ sở sản xuất uy tín, được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ- Ảnh 1.

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ...

    Trẻ ho sặc sụa, quấy khóc, đừng chủ quan với nguy cơ mắc dị vật

    (Thông tin sức khỏe) - Nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan khi thấy trẻ ho, quấy khóc chỉ nghĩ trẻ đùa nghịch,...
    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ- Ảnh 1.

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ...

    Trẻ ho sặc sụa, quấy khóc, đừng chủ quan với nguy cơ mắc dị vật

    (Thông tin sức khỏe) - Nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan khi thấy trẻ ho, quấy khóc chỉ nghĩ trẻ đùa nghịch,...
    Khi mắc sốt xuất huyết cần chú ý theo dõi những gì?- Ảnh 2.

    Khi mắc sốt xuất huyết cần chú ý theo dõi những gì?

    (Thông tin sức khỏe) - Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm xảy ra quanh năm và thường gặp vào mùa mưa. Hiện bệnh...

    bạn Nên đọc!

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh khu vực ngập lụt do mưa bão.

    Người hay ăn thịt bò khô nên biết

    1. Dinh dưỡng của thịt bò khô

    Thành phần dinh dưỡng của thịt bò khô có thể khác nhau tùy theo thương hiệu. Nói chung, một khẩu phần thịt bò khô từ 28 – 30 g cung cấp các chất dinh dưỡng sau:

    • Lượng calo: 116
    • Chất béo: 7,26g
    • Natri: 505mg
    • Carbohydrate: 3,12g
    • Chất xơ: 0,51g
    • Đường bổ sung: 2,55g
    • Chất đạm: 9,41g

    2. Lợi ích sức khỏe của thịt bò khô

    Người hay ăn thịt bò khô nên biết- Ảnh 1.

    Thịt bò khô là món ăn tiện lợi nhưng không nên lạm dụng.

    Thịt bò khô có tốt cho sức khỏe hay không phần lớn phụ thuộc vào cách chế biến. Thịt bò khô thường là những miếng thịt bò khô nạc chứa hàm lượng protein, kẽm và sắt cao. Những chất dinh dưỡng này rất cần thiết cho sức khỏe tổng thể.

    Việc nạp đủ chất đạm có thể khó khăn nếu bạn thường xuyên di chuyển. Thịt bò khô là một món ăn nhẹ dễ mang theo và chứa nhiều protein.

    Protein là một chất dinh dưỡng đa lượng thiết yếu giúp sửa chữa và tạo ra các tế bào, đồng thời hỗ trợ xương, cơ và da khỏe mạnh. Cơ thể bạn không tích trữ protein như carbs và chất béo, vì vậy việc ăn protein mỗi ngày là rất quan trọng.

    Bạn cần bao nhiêu protein tùy thuộc vào giới tính, tuổi tác, cân nặng và mức độ hoạt động. Một số chuyên gia đề xuất mục tiêu protein là 10% đến 35% tổng lượng calo. Ví dụ, một người ăn 2.000 calo mỗi ngày có thể đặt mục tiêu là 100 g protein, khoảng 400 calo. Một khẩu phần thịt bò khô khoảng 28 đến 30 g cung cấp gần 10% mục tiêu protein đó.

    Một khẩu phần thịt bò khô khoảng 30 g cung cấp gần 1/4 lượng kẽm khuyến nghị hàng ngày. Kẽm là một khoáng chất thiết yếu giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch.

    Cơ thể hấp thụ kẽm từ các nguồn động vật, chẳng hạn như thịt bò khô dễ dàng hơn so với thực phẩm có nguồn gốc thực vật. Tuy nhiên, nhận kẽm từ nhiều loại thực phẩm khác nhau và ăn một chế độ ăn uống cân bằng là chìa khóa để hỗ trợ hệ thống miễn dịch.

    Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng thịt bò khô là nguồn cung cấp sắt heme đáng kể. Sắt giúp vận chuyển oxy đến các bộ phận khác nhau của cơ thể và cơ thể hấp thụ sắt heme dễ dàng hơn sắt non-heme.

    Thiếu sắt là tình trạng phổ biến, đặc biệt là ở phụ nữ. Thịt bò khô có thể là nguồn cung cấp sắt heme dễ dàng để giúp bảo vệ chống lại tình trạng thiếu sắt.

    Người hay ăn thịt bò khô nên biết- Ảnh 3.

    Lựa chọn thịt bò khô được sản xuất an toàn, uy tín để bảo đảm sức khỏe.

    3. Ăn thịt bò khô cần chú ý gì?

    Loại thịt này là nguồn cung cấp protein, kẽm, sắt và tiện lợi nhưng cũng có thể có hàm lượng natri cao. Natri dư thừa dễ dẫn đến đầy hơi và tăng cân. Thông thường, các nhà sản xuất thêm muối trong quá trình sấy để thịt không bị hỏng. Một số bằng chứng cho thấy lạm dụng thịt đỏ và thịt chế biến sẵn làm tăng nguy cơ biến chứng về sức khỏe. Một khẩu phần thịt bò khô có khoảng 20% lượng natri khuyến nghị hàng ngày cho người lớn.

    Thịt bò khô thường chứa chất bảo quản như natri nitrit, nếu ăn nhiều có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Theo thời gian, quá nhiều natri có thể làm tăng nguy cơ mắc các tình trạng sức khỏe về tim mạch, huyết áp, loãng xương, sỏi thận…

    Bò khô là một dạng thịt đỏ đã qua chế biến. Một số bằng chứng cho thấy mối liên hệ giữa việc tiêu thụ thịt đỏ đã qua chế biến và nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2, ung thư và bệnh tim mạch. Do đó, nên tiêu thụ thịt bò khô ở mức độ vừa phải, thực hiện chế độ ăn lành mạnh, cân bằng và đủ chất dinh dưỡng.

    Một số bằng chứng cho thấy thay thế thịt đỏ bằng protein từ thực vật để giảm cholesterol LDL (xấu) và các yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch khác. Có nhiều lựa chọn thay thế thịt bò khô có nguồn gốc thực vật nếu bạn muốn ăn ít thịt đỏ hơn, ví dụ, nấm khô có kết cấu và vị umami tương tự.

    Hãy lưu ý đến danh sách thành phần trên nhãn gói sản phẩm, một số nhãn hiệu thịt bò khô có thể sử dụng các chất gây dị ứng thông thường, chẳng hạn như chiết xuất mạch nha đậu nành hoặc lúa mạch (một nguồn gluten).

    Bảo quản thịt bò khô ở môi trường mát mẻ và trong bao bì kín. Chỉ ăn thịt bò khô còn hạn sử dụng trong tình trạng tốt, không ẩm mốc, không có dấu hiệu nhiễm bẩn có thể thấy bằng mắt thường; không có mùi lạ và không bị biến đổi về màu sắc.

    PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, chuyên gia dinh dưỡng lưu ý nếu người bán sử dụng nguồn thịt không đảm bảo để làm bò khô sẽ ảnh hưởng tới người ăn. Bên cạnh đó, dù hiện nay danh mục các chất phụ gia cho phép sử dụng trong thực phẩm có một số loại hương liệu tạo mùi bò, song nếu người sử dụng không kiểm soát được mặt liều lượng sẽ gây nguy hiểm cho người ăn.

    Vì vậy, người tiêu dùng nên lựa chọn những cơ sở sản xuất uy tín, được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ- Ảnh 1.

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ...

    Trẻ ho sặc sụa, quấy khóc, đừng chủ quan với nguy cơ mắc dị vật

    (Thông tin sức khỏe) - Nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan khi thấy trẻ ho, quấy khóc chỉ nghĩ trẻ đùa nghịch,...
    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ- Ảnh 1.

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ...

    Trẻ ho sặc sụa, quấy khóc, đừng chủ quan với nguy cơ mắc dị vật

    (Thông tin sức khỏe) - Nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan khi thấy trẻ ho, quấy khóc chỉ nghĩ trẻ đùa nghịch,...
    Khi mắc sốt xuất huyết cần chú ý theo dõi những gì?- Ảnh 2.

    Khi mắc sốt xuất huyết cần chú ý theo dõi những gì?

    (Thông tin sức khỏe) - Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm xảy ra quanh năm và thường gặp vào mùa mưa. Hiện bệnh...

    bạn Nên đọc!

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh khu vực ngập lụt do mưa bão.