spot_img
27.8 C
Ho Chi Minh City
Thứ năm, 19 Tháng chín, 2024
More

    Các lựa chọn điều trị mụn ở mông

    spot_img

    1. Vì sao bị mụn ở mông?

    Mụn ở mông khác với mụn trứng cá. Mụn trứng cá là do sự tích tụ dầu bị mắc kẹt trong nang lông, dẫn đến phát triển quá mức của vi khuẩn gây mụn trứng cá và tình trạng viêm sau đó. Mụn trứng cá xảy ra do lỗ chân lông bị tắc nghẽn ở mặt, cổ, vai, cánh tay trên, lưng trên hoặc ngực.

    Mụn ở mông thường do các tình trạng như viêm nang lông, nhọt, bệnh sừng hóa nang lông hoặc dị ứng gây ra.

    – Viêm nang lông: Viêm nang lông có thể do nhiễm trùng do vi khuẩn, nấm men, kích ứng nang lông hoặc tắc nghẽn nang lông. Tình trạng này thường do vi khuẩn Staphylococcus aureus (tụ cầu khuẩn) trên bề mặt da gây ra.

    Viêm nang lông biểu hiện bằng những nốt sưng nhỏ nông và có thể gây ngứa và đau. Viêm nang lông ở mông thường phát triển do ma sát giữa quần áo và da, kết hợp với mồ hôi, làm gián đoạn lớp da bên ngoài.

    Các lựa chọn điều trị mụn ở mông- Ảnh 1.

    Tụ cầu khuẩn gây mụn ở mông.

    – Nhọt: Nhọt có thể xảy ra khi viêm nang lông mất kiểm soát và bắt đầu trở thành nhiễm trùng sâu hơn.

    Mặc dù mụn trứng cá và viêm nang lông (hoặc nhọt) có vẻ giống nhau, nhưng thực chất là những tình trạng da khác nhau. Bị mụn trứng cá ở mặt có nhiều khả năng bị viêm nang lông hoặc nhọt ở mông. Cả nhọt và viêm nang lông đều có thể dẫn đến sẹo nếu không được xử lý đúng cách.

    – Sừng hóa nang lông (keratosis pilaris): Những nốt mụn nhỏ ở mông (giống như da gà) thường không gây đau hoặc ngứa và thường vô hại. Chúng xuất hiện khi một loại protein gọi là keratin, chặn lỗ mở nang lông. Keratosis pilaris có thể xuất hiện cùng với các tình trạng da khác hoặc các bệnh di truyền.

    – Viêm da tiếp xúc: Các nốt mụn ở mông có thể là do dị ứng với chất bảo quản hóa học methylisothiazolinone, có trong giấy ướt. Đối với một số người, những khăn lau này có thể gây viêm da tiếp xúc dị ứng. Nguyên nhân thường là do cách lau chứ không phải là vị trí lau.

    2. Các lựa chọn điều trị mụn ở mông

    Phương pháp điều trị sẽ tùy thuộc vào việc bạn bị viêm nang lông, nhọt độc, dày sừng nang lông hay dị ứng.

    2.1. Điều trị viêm nang lông

    Các đợt bùng phát viêm nang lông sẽ tự khỏi. Nếu không, có thể kê đơn kết hợp các sản phẩm để làm sạch da. Thông thường, mụn ở mông có thể được điều trị bằng kem kháng sinh tại chỗ hoặc thuốc rửa kháng khuẩn, chẳng hạn như loại có chứa benzoyl peroxide. Hiếm khi, cần dùng thuốc kháng sinh uống hoặc thuốc chống nấm.

    Có thể dùng sữa rửa mặt có chứa 10% benzoyl peroxide, một thành phần làm giảm mức độ vi khuẩn gây mụn và giảm viêm.

    2.2. Điều trị nhọt

    Để điều trị nhọt cần dùng thuốc kháng sinh (uống hoặc bôi) để chống nhiễm trùng. Có thể dùng kháng sinh: Clindamycin, erythromycin…

    Với một số trường hợp có thể cần phải chích vào nốt mụn để dẫn lưu mủ. Tuy nhiên cần được thực hiện trong môi trường an toàn, vô trùng. Sau đó, vùng đó sẽ được băng lại. Lưu ý, tuyệt đối không được tự ý dẫn lưu nhọt.

    Các lựa chọn điều trị mụn ở mông- Ảnh 2.

    Một số trường hợp cần uống kháng sinh để trị mụn ở mông.

    2.3. Điều trị sừng hóa nang lông

    Vì tình trạng này không gây đau và thường được coi là một biến thể của da bình thường, nên không thể ngăn ngừa được. Có thể dùng kem dưỡng ẩm để làm mềm các mảng da khô. Ngoài ra, có thể sử dụng thuốc mỡ chứa axit salicylic hoặc axit glycolic cũng có hiệu quả.

    2.4. Điều trị dị ứng

    Để trị tình trạng dị ứng, nên ngừng sử dụng giấy ướt trong một tháng. Nếu tình trạng dị ứng không thuyên giảm, cần trao đổi với bác sĩ để có hướng xử trí kịp thời.

    3. Làm thế nào ngăn ngừa mụn ở mông?

    Để ngăn ngừa mụn ở mông có thể thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau:

    – Mặc quần áo rộng rãi: Quần áo bó, đặc biệt là khi kết hợp với mồ hôi, có thể gây kích ứng da dẫn đến viêm nang lông. Thay quần áo và tắm sau khi tập thể dục. Ngoài ra, nên sử dụng khăn tắm và khăn mặt mới mỗi khi tắm.

    – Kiểm soát các bệnh lý mạn tính: Một số bệnh mạn tính (như đái tháo đường) có thể khiến cơ thể khó chống lại nhiễm trùng hơn.

    Nếu bị viêm nang lông, cần kiểm soát tình trạng này kịp thời để tránh bị nhọt và cần điều trị tích cực hơn.

    – Tránh sử dụng khăn ướt, đặc biệt là loại có chứa methylisothiazolinone.

    Xem thêm video đang được quan tâm:

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Hướng dẫn chi tiết đăng ký tham gia cuộc thi TÔI KHỎE ĐẸP HƠN lần 3- Ảnh 1.

    Hướng dẫn chi tiết đăng ký tham gia cuộc thi TÔI KHỎE ĐẸP HƠN lần 3

    (Thông tin sức khỏe) - Chính thức khởi động từ 10/9/2024, cuộc thi TÔI KHỎE ĐẸP HƠN lần 3 gồm 3 vòng: Mỗi vòng...
    3 tai nạn thương tích dễ gặp trong mưa lũ cần cảnh giác- Ảnh 1.

    3 tai nạn thương tích dễ gặp trong mưa lũ cần cảnh giác

    (Thông tin sức khỏe) - Trong mùa mưa bão, người dân phải đối mặt với nhiều loại tai nạn thương tích. Nếu không biết...
    Hướng dẫn chi tiết đăng ký tham gia cuộc thi TÔI KHỎE ĐẸP HƠN lần 3- Ảnh 1.

    Hướng dẫn chi tiết đăng ký tham gia cuộc thi TÔI KHỎE ĐẸP HƠN lần 3

    (Thông tin sức khỏe) - Chính thức khởi động từ 10/9/2024, cuộc thi TÔI KHỎE ĐẸP HƠN lần 3 gồm 3 vòng: Mỗi vòng...
    3 tai nạn thương tích dễ gặp trong mưa lũ cần cảnh giác- Ảnh 1.

    3 tai nạn thương tích dễ gặp trong mưa lũ cần cảnh giác

    (Thông tin sức khỏe) - Trong mùa mưa bão, người dân phải đối mặt với nhiều loại tai nạn thương tích. Nếu không biết...
    Khi nào có thể bắt đầu chỉnh nha cho trẻ em?- Ảnh 1.

    Khi nào có thể bắt đầu chỉnh nha cho trẻ em?

    (Thông tin sức khỏe) - Việc phát hiện sớm và điều trị tình trạng bất thường về răng miệng ở trẻ không chỉ giải...

    bạn Nên đọc!

    Hướng dẫn chi tiết đăng ký tham gia cuộc thi TÔI KHỎE ĐẸP HƠN lần 3

    (Thông tin sức khỏe) - Chính thức khởi động từ 10/9/2024, cuộc thi TÔI KHỎE ĐẸP HƠN lần 3 gồm 3 vòng: Mỗi vòng kéo dài 1 tháng, bắt đầu từ 10/9/2024 và dành cho mọi công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên (trừ các trường hợp đặc biệt cần lưu ý về sức khỏe).

    Các lựa chọn điều trị mụn ở mông

    1. Vì sao bị mụn ở mông?

    Mụn ở mông khác với mụn trứng cá. Mụn trứng cá là do sự tích tụ dầu bị mắc kẹt trong nang lông, dẫn đến phát triển quá mức của vi khuẩn gây mụn trứng cá và tình trạng viêm sau đó. Mụn trứng cá xảy ra do lỗ chân lông bị tắc nghẽn ở mặt, cổ, vai, cánh tay trên, lưng trên hoặc ngực.

    Mụn ở mông thường do các tình trạng như viêm nang lông, nhọt, bệnh sừng hóa nang lông hoặc dị ứng gây ra.

    – Viêm nang lông: Viêm nang lông có thể do nhiễm trùng do vi khuẩn, nấm men, kích ứng nang lông hoặc tắc nghẽn nang lông. Tình trạng này thường do vi khuẩn Staphylococcus aureus (tụ cầu khuẩn) trên bề mặt da gây ra.

    Viêm nang lông biểu hiện bằng những nốt sưng nhỏ nông và có thể gây ngứa và đau. Viêm nang lông ở mông thường phát triển do ma sát giữa quần áo và da, kết hợp với mồ hôi, làm gián đoạn lớp da bên ngoài.

    Các lựa chọn điều trị mụn ở mông- Ảnh 1.

    Tụ cầu khuẩn gây mụn ở mông.

    – Nhọt: Nhọt có thể xảy ra khi viêm nang lông mất kiểm soát và bắt đầu trở thành nhiễm trùng sâu hơn.

    Mặc dù mụn trứng cá và viêm nang lông (hoặc nhọt) có vẻ giống nhau, nhưng thực chất là những tình trạng da khác nhau. Bị mụn trứng cá ở mặt có nhiều khả năng bị viêm nang lông hoặc nhọt ở mông. Cả nhọt và viêm nang lông đều có thể dẫn đến sẹo nếu không được xử lý đúng cách.

    – Sừng hóa nang lông (keratosis pilaris): Những nốt mụn nhỏ ở mông (giống như da gà) thường không gây đau hoặc ngứa và thường vô hại. Chúng xuất hiện khi một loại protein gọi là keratin, chặn lỗ mở nang lông. Keratosis pilaris có thể xuất hiện cùng với các tình trạng da khác hoặc các bệnh di truyền.

    – Viêm da tiếp xúc: Các nốt mụn ở mông có thể là do dị ứng với chất bảo quản hóa học methylisothiazolinone, có trong giấy ướt. Đối với một số người, những khăn lau này có thể gây viêm da tiếp xúc dị ứng. Nguyên nhân thường là do cách lau chứ không phải là vị trí lau.

    2. Các lựa chọn điều trị mụn ở mông

    Phương pháp điều trị sẽ tùy thuộc vào việc bạn bị viêm nang lông, nhọt độc, dày sừng nang lông hay dị ứng.

    2.1. Điều trị viêm nang lông

    Các đợt bùng phát viêm nang lông sẽ tự khỏi. Nếu không, có thể kê đơn kết hợp các sản phẩm để làm sạch da. Thông thường, mụn ở mông có thể được điều trị bằng kem kháng sinh tại chỗ hoặc thuốc rửa kháng khuẩn, chẳng hạn như loại có chứa benzoyl peroxide. Hiếm khi, cần dùng thuốc kháng sinh uống hoặc thuốc chống nấm.

    Có thể dùng sữa rửa mặt có chứa 10% benzoyl peroxide, một thành phần làm giảm mức độ vi khuẩn gây mụn và giảm viêm.

    2.2. Điều trị nhọt

    Để điều trị nhọt cần dùng thuốc kháng sinh (uống hoặc bôi) để chống nhiễm trùng. Có thể dùng kháng sinh: Clindamycin, erythromycin…

    Với một số trường hợp có thể cần phải chích vào nốt mụn để dẫn lưu mủ. Tuy nhiên cần được thực hiện trong môi trường an toàn, vô trùng. Sau đó, vùng đó sẽ được băng lại. Lưu ý, tuyệt đối không được tự ý dẫn lưu nhọt.

    Các lựa chọn điều trị mụn ở mông- Ảnh 2.

    Một số trường hợp cần uống kháng sinh để trị mụn ở mông.

    2.3. Điều trị sừng hóa nang lông

    Vì tình trạng này không gây đau và thường được coi là một biến thể của da bình thường, nên không thể ngăn ngừa được. Có thể dùng kem dưỡng ẩm để làm mềm các mảng da khô. Ngoài ra, có thể sử dụng thuốc mỡ chứa axit salicylic hoặc axit glycolic cũng có hiệu quả.

    2.4. Điều trị dị ứng

    Để trị tình trạng dị ứng, nên ngừng sử dụng giấy ướt trong một tháng. Nếu tình trạng dị ứng không thuyên giảm, cần trao đổi với bác sĩ để có hướng xử trí kịp thời.

    3. Làm thế nào ngăn ngừa mụn ở mông?

    Để ngăn ngừa mụn ở mông có thể thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau:

    – Mặc quần áo rộng rãi: Quần áo bó, đặc biệt là khi kết hợp với mồ hôi, có thể gây kích ứng da dẫn đến viêm nang lông. Thay quần áo và tắm sau khi tập thể dục. Ngoài ra, nên sử dụng khăn tắm và khăn mặt mới mỗi khi tắm.

    – Kiểm soát các bệnh lý mạn tính: Một số bệnh mạn tính (như đái tháo đường) có thể khiến cơ thể khó chống lại nhiễm trùng hơn.

    Nếu bị viêm nang lông, cần kiểm soát tình trạng này kịp thời để tránh bị nhọt và cần điều trị tích cực hơn.

    – Tránh sử dụng khăn ướt, đặc biệt là loại có chứa methylisothiazolinone.

    Xem thêm video đang được quan tâm:

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Hướng dẫn chi tiết đăng ký tham gia cuộc thi TÔI KHỎE ĐẸP HƠN lần 3- Ảnh 1.

    Hướng dẫn chi tiết đăng ký tham gia cuộc thi TÔI KHỎE ĐẸP HƠN lần 3

    (Thông tin sức khỏe) - Chính thức khởi động từ 10/9/2024, cuộc thi TÔI KHỎE ĐẸP HƠN lần 3 gồm 3 vòng: Mỗi vòng...
    3 tai nạn thương tích dễ gặp trong mưa lũ cần cảnh giác- Ảnh 1.

    3 tai nạn thương tích dễ gặp trong mưa lũ cần cảnh giác

    (Thông tin sức khỏe) - Trong mùa mưa bão, người dân phải đối mặt với nhiều loại tai nạn thương tích. Nếu không biết...
    Hướng dẫn chi tiết đăng ký tham gia cuộc thi TÔI KHỎE ĐẸP HƠN lần 3- Ảnh 1.

    Hướng dẫn chi tiết đăng ký tham gia cuộc thi TÔI KHỎE ĐẸP HƠN lần 3

    (Thông tin sức khỏe) - Chính thức khởi động từ 10/9/2024, cuộc thi TÔI KHỎE ĐẸP HƠN lần 3 gồm 3 vòng: Mỗi vòng...
    3 tai nạn thương tích dễ gặp trong mưa lũ cần cảnh giác- Ảnh 1.

    3 tai nạn thương tích dễ gặp trong mưa lũ cần cảnh giác

    (Thông tin sức khỏe) - Trong mùa mưa bão, người dân phải đối mặt với nhiều loại tai nạn thương tích. Nếu không biết...
    Khi nào có thể bắt đầu chỉnh nha cho trẻ em?- Ảnh 1.

    Khi nào có thể bắt đầu chỉnh nha cho trẻ em?

    (Thông tin sức khỏe) - Việc phát hiện sớm và điều trị tình trạng bất thường về răng miệng ở trẻ không chỉ giải...

    bạn Nên đọc!

    Hướng dẫn chi tiết đăng ký tham gia cuộc thi TÔI KHỎE ĐẸP HƠN lần 3

    (Thông tin sức khỏe) - Chính thức khởi động từ 10/9/2024, cuộc thi TÔI KHỎE ĐẸP HƠN lần 3 gồm 3 vòng: Mỗi vòng kéo dài 1 tháng, bắt đầu từ 10/9/2024 và dành cho mọi công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên (trừ các trường hợp đặc biệt cần lưu ý về sức khỏe).