spot_img
26.7 C
Ho Chi Minh City
Thứ sáu, 20 Tháng chín, 2024
More

    6 loại đồ uống tốt nhất cho người tăng huyết áp

    spot_img

    Huyết áp cao là tình trạng áp lực máu lên thành động mạch tăng cao hơn so với mức bình thường. Hãy hình dung huyết áp giống như áp suất của nước chảy qua ống. Áp suất quá lớn có thể làm hỏng ống, cũng giống như huyết áp cao có thể gây hại cho mạch máu và các cơ quan của cơ thể.

    Có nhiều yếu tố góp phần gây ra tình trạng sức khỏe này, bao gồm chế độ ăn uống kém, thiếu vận động, hút thuốc và uống nhiều rượu. Do đó, thực hành lối sống lành mạnh, trong đó có chế độ ăn uống tốt sẽ giúp bạn phòng ngừa và ứng phó với tình trạng này. Để hạ huyết áp, những gì bạn ăn và uống rất quan trọng.

    Dưới đây là một số loại đồ uống hàng đầu có thể giúp hỗ trợ kiểm soát huyết áp một cách tự nhiên:

    1. Trà xanh giúp hạ huyết áp

    Trà xanh rất giàu chất chống oxy hóa như catechin, có vai trò quan trọng trong việc thư giãn co cơ trơn, tăng cường giãn nở mạch máu, giảm viêm mạch máu và chống lại stress oxy hóa… tất cả đều quan trọng để kiểm soát huyết áp cao.

    Ngoài ra, lượng caffeine vừa phải có trong trà có thể kích thích tăng lưu lượng máu trong thời gian ngắn, góp phần cải thiện sức khỏe tim mạch nói chung.

    Trà xanh có thể được thưởng thức bằng cách ngâm lá trà xanh trong nước nóng trong ba đến năm phút, rồi uống.

    2. Trà hoa dâm bụt

    6 loại đồ uống tốt nhất cho người tăng huyết áp- Ảnh 1.

    Trà hoa dâm bụt có thể giảm huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương.

    Trà hoa dâm bụt có chứa anthocyanin và các chất chống oxy hóa, là thúc uống tốt cho người tăng huyết áp. Các nghiên cứu cho thấy rằng uống trà hoa dâm bụt có thể làm giảm đáng kể cả huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương.

    3. Nước ép củ cải đường

    Nước ép củ cải đường chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu được biết đến là có tác dụng tăng cường sức khỏe tim mạch. Hàm lượng nitrat cao trong nước ép củ cải đường giúp mở rộng mạch máu, từ đó làm giảm huyết áp.

    4. Nước ép quả lựu

    Nước ép lựu giàu chất chống oxy hóa, kali và các chất dinh dưỡng tốt cho tim,  có tác dụng tuyệt vời cho người huyết áp cao. Uống nước ép lựu hàng ngày rất tốt cho n gười cao huyết áp và tăng cường chức năng tim nói chung.

    Nước ép lựu có hoạt tính chống oxy hóa cao gấp ba lần trà xanh hoặc rượu vang đỏ. Một bài đánh giá năm 2018 được công bố trên Clinical Nutrition Espen phát hiện ra rằng, uống 180ml nước ép lựu mỗi ngày, trong sáu tuần làm giảm đáng kể huyết áp ở những người mắc bệnh đái tháo đường type 2, so với những người không uống nước ép lựu.

    8 lợi ích đáng ngạc nhiên của quả lựu, đặc biệt cho nam giới

    Nước ép lựu hàng ngày có thể giúp hạ huyết áp và tăng cường chức năng tim.

    5. Nước

    Mất nước có tác động đến huyết áp gồm:

    – Khiến máu trở nên đặc hơn hoặc nhớt hơn: Do lượng nước trong máu giảm.

    – Khiến thận giải phóng renin: Điều này dẫn đến tình trạng giữ natri và nước trong cơ thể, có thể khiến huyết áp tăng cao.

    – Gây ra sự giải phóng hormone vasopressin trong não: Khiến các mạch máu bị thu hẹp và giữ lại natri trong cơ thể.

    Uống đủ nước sẽ hỗ trợ chức năng thận, giúp cơ quan này loại bỏ chất thải và natri dư thừa một cách hiệu quả, có thể làm giảm huyết áp. Uống đủ nước trong ngày giúp duy trì huyết áp ổn định.

    6. Sữa tách béo

    Đối với những người lo lắng về huyết áp, sữa tách béo (kem) là một lựa chọn thay thế tuyệt vời cho sữa nguyên kem. Sữa này có nhiều phốt pho, kali và canxi – ba chất dinh dưỡng liên quan đến huyết áp khỏe mạnh – và được bổ sung vitamin D, một loại vitamin thúc đẩy huyết áp khỏe mạnh. Do đó, đây là thức uống thân thiện với tim mạch.

    Trong một nghiên cứu năm 2019 trên Tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Hoa Kỳ, các nhà khoa học phát hiện ra rằng, những người uống nhiều sữa trong sáu tuần bao gồm 5 đến 6 khẩu phần sữa ít béo, sữa chua và phô mai, giảm cả huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương, trung bình khoảng 4,5 và 3 điểm so với khi họ ăn một hoặc ít hơn một khẩu phần sữa mỗi ngày trong sáu tuần. 

    Các tác giả nghiên cứu tin rằng việc đưa nhiều sữa vào chế độ ăn uống, có thể đóng vai trò trong việc phòng ngừa và điều trị tăng huyết áp.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển- Ảnh 1.

    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển

    (Thông tin sức khỏe) - Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể, bao gồm...

    bạn Nên đọc!

    6 loại đồ uống tốt nhất cho người tăng huyết áp

    Huyết áp cao là tình trạng áp lực máu lên thành động mạch tăng cao hơn so với mức bình thường. Hãy hình dung huyết áp giống như áp suất của nước chảy qua ống. Áp suất quá lớn có thể làm hỏng ống, cũng giống như huyết áp cao có thể gây hại cho mạch máu và các cơ quan của cơ thể.

    Có nhiều yếu tố góp phần gây ra tình trạng sức khỏe này, bao gồm chế độ ăn uống kém, thiếu vận động, hút thuốc và uống nhiều rượu. Do đó, thực hành lối sống lành mạnh, trong đó có chế độ ăn uống tốt sẽ giúp bạn phòng ngừa và ứng phó với tình trạng này. Để hạ huyết áp, những gì bạn ăn và uống rất quan trọng.

    Dưới đây là một số loại đồ uống hàng đầu có thể giúp hỗ trợ kiểm soát huyết áp một cách tự nhiên:

    1. Trà xanh giúp hạ huyết áp

    Trà xanh rất giàu chất chống oxy hóa như catechin, có vai trò quan trọng trong việc thư giãn co cơ trơn, tăng cường giãn nở mạch máu, giảm viêm mạch máu và chống lại stress oxy hóa… tất cả đều quan trọng để kiểm soát huyết áp cao.

    Ngoài ra, lượng caffeine vừa phải có trong trà có thể kích thích tăng lưu lượng máu trong thời gian ngắn, góp phần cải thiện sức khỏe tim mạch nói chung.

    Trà xanh có thể được thưởng thức bằng cách ngâm lá trà xanh trong nước nóng trong ba đến năm phút, rồi uống.

    2. Trà hoa dâm bụt

    6 loại đồ uống tốt nhất cho người tăng huyết áp- Ảnh 1.

    Trà hoa dâm bụt có thể giảm huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương.

    Trà hoa dâm bụt có chứa anthocyanin và các chất chống oxy hóa, là thúc uống tốt cho người tăng huyết áp. Các nghiên cứu cho thấy rằng uống trà hoa dâm bụt có thể làm giảm đáng kể cả huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương.

    3. Nước ép củ cải đường

    Nước ép củ cải đường chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu được biết đến là có tác dụng tăng cường sức khỏe tim mạch. Hàm lượng nitrat cao trong nước ép củ cải đường giúp mở rộng mạch máu, từ đó làm giảm huyết áp.

    4. Nước ép quả lựu

    Nước ép lựu giàu chất chống oxy hóa, kali và các chất dinh dưỡng tốt cho tim,  có tác dụng tuyệt vời cho người huyết áp cao. Uống nước ép lựu hàng ngày rất tốt cho n gười cao huyết áp và tăng cường chức năng tim nói chung.

    Nước ép lựu có hoạt tính chống oxy hóa cao gấp ba lần trà xanh hoặc rượu vang đỏ. Một bài đánh giá năm 2018 được công bố trên Clinical Nutrition Espen phát hiện ra rằng, uống 180ml nước ép lựu mỗi ngày, trong sáu tuần làm giảm đáng kể huyết áp ở những người mắc bệnh đái tháo đường type 2, so với những người không uống nước ép lựu.

    8 lợi ích đáng ngạc nhiên của quả lựu, đặc biệt cho nam giới

    Nước ép lựu hàng ngày có thể giúp hạ huyết áp và tăng cường chức năng tim.

    5. Nước

    Mất nước có tác động đến huyết áp gồm:

    – Khiến máu trở nên đặc hơn hoặc nhớt hơn: Do lượng nước trong máu giảm.

    – Khiến thận giải phóng renin: Điều này dẫn đến tình trạng giữ natri và nước trong cơ thể, có thể khiến huyết áp tăng cao.

    – Gây ra sự giải phóng hormone vasopressin trong não: Khiến các mạch máu bị thu hẹp và giữ lại natri trong cơ thể.

    Uống đủ nước sẽ hỗ trợ chức năng thận, giúp cơ quan này loại bỏ chất thải và natri dư thừa một cách hiệu quả, có thể làm giảm huyết áp. Uống đủ nước trong ngày giúp duy trì huyết áp ổn định.

    6. Sữa tách béo

    Đối với những người lo lắng về huyết áp, sữa tách béo (kem) là một lựa chọn thay thế tuyệt vời cho sữa nguyên kem. Sữa này có nhiều phốt pho, kali và canxi – ba chất dinh dưỡng liên quan đến huyết áp khỏe mạnh – và được bổ sung vitamin D, một loại vitamin thúc đẩy huyết áp khỏe mạnh. Do đó, đây là thức uống thân thiện với tim mạch.

    Trong một nghiên cứu năm 2019 trên Tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Hoa Kỳ, các nhà khoa học phát hiện ra rằng, những người uống nhiều sữa trong sáu tuần bao gồm 5 đến 6 khẩu phần sữa ít béo, sữa chua và phô mai, giảm cả huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương, trung bình khoảng 4,5 và 3 điểm so với khi họ ăn một hoặc ít hơn một khẩu phần sữa mỗi ngày trong sáu tuần. 

    Các tác giả nghiên cứu tin rằng việc đưa nhiều sữa vào chế độ ăn uống, có thể đóng vai trò trong việc phòng ngừa và điều trị tăng huyết áp.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển- Ảnh 1.

    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển

    (Thông tin sức khỏe) - Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể, bao gồm...

    bạn Nên đọc!