spot_img
27.3 C
Ho Chi Minh City
Thứ năm, 19 Tháng chín, 2024
More

    Cách dùng trà hoa hồng hỗ trợ giảm đau bụng kinh

    spot_img

    Đau bụng kinh (hiện tượng chuột rút trong thời kỳ kinh nguyệt) là cảm giác đau ở vùng bụng dưới, lưng dưới, thậm chí xuống cả hai chân… Nguyên nhân do các cơn co bình thường của tử cung, để tống lớp niêm mạc ra ngoài trong thời kỳ kinh nguyệt.

    Bác sĩ phụ khoa Ritambhara Bhalla tại Ấn Độ cho biết, cơn đau có thể từ nhẹ đến nặng và có cường độ khác nhau theo từng chu kỳ.

    1. Trà hoa hồng giúp giảm đau bụng kinh như thế nào?

    Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Hộ sinh & Sức khỏe Phụ nữ Ấn Độ, uống trà hoa hồng được coi là một phương pháp điều trị đơn giản và an toàn cho chứng đau bụng kinh ở thanh thiếu niên nhờ nhiều lợi ích:

    – Đặc tính chống viêm: Trà hoa hồng chứa các hợp chất có đặc tính chống viêm có thể giúp giảm viêm trong cơ thể, bao gồm cả tử cung. Điều này có thể làm giảm cơn đau liên quan đến chuột rút trong thời kỳ kinh nguyệt.

    – Thư giãn cơ bắp: Các hợp chất tự nhiên trong cánh hoa có mùi thơm giúp thư giãn cơ tử cung. Điều này có thể làm giảm cường độ của chứng chuột rút trong kỳ kinh nguyệt và giúp giảm đau.

    7-tra-hoa-hong

    Trà hoa hồng có tác dụng chống viêm, giảm đau khi bị đau bụng kinh.

    – Chất chống oxy hóa: Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Khoa học Thực phẩm, trà hoa hồng rất giàu axit gallic, một hợp chất chống oxy hóa được biết có tác dụng kháng khuẩn và chống viêm. Đồ uống tốt cho sức khỏe này rất giàu chất chống oxy hóa nên nó có thể giúp chống lại stress oxy hóa và giảm viêm, giảm đau.

    – Hydrat hóa: Uống trà hoa hồng giúp giữ nước cho cơ thể. Giữ đủ nước có thể giúp giảm mức độ nghiêm trọng của chứng đau bụng kinh và ngăn ngừa đầy hơi, khó chịu trong kỳ kinh nguyệt.

    – Cải thiện tâm trạng: Hương thơm và các hợp chất tự nhiên trong trà hoa hồng có tác dụng làm dịu, giúp giảm căng thẳng và cải thiện tâm trạng. Tiến sĩ Bhalla cho biết, căng thẳng có thể làm trầm trọng thêm cơn đau bụng kinh, vì vậy giảm căng thẳng có thể giúp giảm bớt chứng chuột rút.

    2. Thời điểm tốt nhất để uống trà hoa hồng khi bị đau bụng kinh

    Thời điểm tốt nhất để uống trà hoa hồng khi bị đau bụng kinh là trước và trong kỳ kinh:

    – Uống trà hoa hồng vài ngày trước khi kỳ kinh bắt đầu giúp giảm viêm nhiễm và thư giãn cơ bắp, giảm tình trạng chuột rút.

    – Trong kỳ kinh nguyệt, bạn nên uống trà hoa hồng để giúp giảm đau bụng kinh ngay lập tức do tác dụng thư giãn cơ và chống viêm.

    Chuyên gia gợi ý nên uống hai tách trà hoa hồng mỗi ngày, đặc biệt là trong những ngày bị đau bụng kinh nghiêm trọng nhất.

    3. Trà hoa hồng có tác dụng phụ không?

    – Những người bị dị ứng với cánh hoa hồng không nên sử dụng loại trà này. Các biểu hiện dị ứng cần chú ý là nổi mẩn ngứa trên da, sưng tấy hoặc khó thở.

    – Nếu uống một lượng lớn trà hoa hồng trong thời gian ngắn có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa như buồn nôn, tiêu chảy hoặc co thắt dạ dày ở một số người.

    – Bên cạnh đó, trà hoa hồng có thể tương tác với một số loại thuốc, đặc biệt là thuốc làm loãng máu, vì nó có thể có tác dụng làm loãng máu nhẹ.

    – Cánh hoa hồng chứa một lượng nhỏ oxalate, có thể góp phần hình thành sỏi thận ở những người nhạy cảm.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển- Ảnh 1.

    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển

    (Thông tin sức khỏe) - Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể, bao gồm...

    bạn Nên đọc!

    Cách dùng trà hoa hồng hỗ trợ giảm đau bụng kinh

    Đau bụng kinh (hiện tượng chuột rút trong thời kỳ kinh nguyệt) là cảm giác đau ở vùng bụng dưới, lưng dưới, thậm chí xuống cả hai chân… Nguyên nhân do các cơn co bình thường của tử cung, để tống lớp niêm mạc ra ngoài trong thời kỳ kinh nguyệt.

    Bác sĩ phụ khoa Ritambhara Bhalla tại Ấn Độ cho biết, cơn đau có thể từ nhẹ đến nặng và có cường độ khác nhau theo từng chu kỳ.

    1. Trà hoa hồng giúp giảm đau bụng kinh như thế nào?

    Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Hộ sinh & Sức khỏe Phụ nữ Ấn Độ, uống trà hoa hồng được coi là một phương pháp điều trị đơn giản và an toàn cho chứng đau bụng kinh ở thanh thiếu niên nhờ nhiều lợi ích:

    – Đặc tính chống viêm: Trà hoa hồng chứa các hợp chất có đặc tính chống viêm có thể giúp giảm viêm trong cơ thể, bao gồm cả tử cung. Điều này có thể làm giảm cơn đau liên quan đến chuột rút trong thời kỳ kinh nguyệt.

    – Thư giãn cơ bắp: Các hợp chất tự nhiên trong cánh hoa có mùi thơm giúp thư giãn cơ tử cung. Điều này có thể làm giảm cường độ của chứng chuột rút trong kỳ kinh nguyệt và giúp giảm đau.

    7-tra-hoa-hong

    Trà hoa hồng có tác dụng chống viêm, giảm đau khi bị đau bụng kinh.

    – Chất chống oxy hóa: Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Khoa học Thực phẩm, trà hoa hồng rất giàu axit gallic, một hợp chất chống oxy hóa được biết có tác dụng kháng khuẩn và chống viêm. Đồ uống tốt cho sức khỏe này rất giàu chất chống oxy hóa nên nó có thể giúp chống lại stress oxy hóa và giảm viêm, giảm đau.

    – Hydrat hóa: Uống trà hoa hồng giúp giữ nước cho cơ thể. Giữ đủ nước có thể giúp giảm mức độ nghiêm trọng của chứng đau bụng kinh và ngăn ngừa đầy hơi, khó chịu trong kỳ kinh nguyệt.

    – Cải thiện tâm trạng: Hương thơm và các hợp chất tự nhiên trong trà hoa hồng có tác dụng làm dịu, giúp giảm căng thẳng và cải thiện tâm trạng. Tiến sĩ Bhalla cho biết, căng thẳng có thể làm trầm trọng thêm cơn đau bụng kinh, vì vậy giảm căng thẳng có thể giúp giảm bớt chứng chuột rút.

    2. Thời điểm tốt nhất để uống trà hoa hồng khi bị đau bụng kinh

    Thời điểm tốt nhất để uống trà hoa hồng khi bị đau bụng kinh là trước và trong kỳ kinh:

    – Uống trà hoa hồng vài ngày trước khi kỳ kinh bắt đầu giúp giảm viêm nhiễm và thư giãn cơ bắp, giảm tình trạng chuột rút.

    – Trong kỳ kinh nguyệt, bạn nên uống trà hoa hồng để giúp giảm đau bụng kinh ngay lập tức do tác dụng thư giãn cơ và chống viêm.

    Chuyên gia gợi ý nên uống hai tách trà hoa hồng mỗi ngày, đặc biệt là trong những ngày bị đau bụng kinh nghiêm trọng nhất.

    3. Trà hoa hồng có tác dụng phụ không?

    – Những người bị dị ứng với cánh hoa hồng không nên sử dụng loại trà này. Các biểu hiện dị ứng cần chú ý là nổi mẩn ngứa trên da, sưng tấy hoặc khó thở.

    – Nếu uống một lượng lớn trà hoa hồng trong thời gian ngắn có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa như buồn nôn, tiêu chảy hoặc co thắt dạ dày ở một số người.

    – Bên cạnh đó, trà hoa hồng có thể tương tác với một số loại thuốc, đặc biệt là thuốc làm loãng máu, vì nó có thể có tác dụng làm loãng máu nhẹ.

    – Cánh hoa hồng chứa một lượng nhỏ oxalate, có thể góp phần hình thành sỏi thận ở những người nhạy cảm.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển- Ảnh 1.

    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển

    (Thông tin sức khỏe) - Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể, bao gồm...

    bạn Nên đọc!