spot_img
26.7 C
Ho Chi Minh City
Thứ ba, 17 Tháng chín, 2024
More

    Chăm sóc bệnh nhân sa sút trí tuệ như thế nào?

    spot_img

    Sa sút trí tuệ thường gặp ở độ tuổi nào?

    Người bệnh sa sút trí tuệ gây nhiều ảnh hưởng nặng nề cho gia đình và xã hội. Sa sút trí tuệ ít gặp ở người dưới 60 tuổi. Tuy nhiên, sau 60 tuổi, bệnh càng trở nên phổ biến, thậm chí có tới 35% người từ 85 tuổi trở lên gặp phải tình trạng sa sút trí tuệ.

    Đây là căn bệnh có biểu hiện âm thầm nên không dễ nhận biết ở giai đoạn sớm, tuy nhiên khi bệnh ở giai đoạn muộn thì điều trị rất khó đáp ứng. Những bệnh nhân sa sút trí tuệ luôn là một gánh nặng với gia đình, xã hội.

    Vì vậy để tránh và hạn chế được những hậu quả của bệnh cần có biện pháp phát hiện bệnh sớm, quản lý có hiệu quả ở những giai đoạn đầu của bệnh.

    Chăm sóc người bệnh sa sút trí tuệ

    Chăm sóc bệnh nhân sa sút trí tuệ như thế nào?- Ảnh 1.

    Người bệnh sa sút trí tuệ gây nhiều ảnh hưởng nặng nề cho gia đình và xã hội.

    Người cao tuổi luôn cần đến sự chăm lo của người thân. Đặc biệt, khi bị bệnh sa sút trí tuệ, sự chăm sóc từ gia đình lại càng quan trọng. Tuy nhiên, đối với một bệnh nhân sa sút trí tuệ thì để chăm sóc họ không phải là chuyện dễ dàng. Bạn nên đến gặp chuyên gia lão khoa để được tư vấn.

    Một số lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân cao tuổi bị sa sút trí tuệ tại nhà như:

    Người bệnh sa sút trí tuệ cần duy trì chế độ ăn ít béo, giàu chất xơ, ăn trái cây tươi (đỏ, xanh tía), rau xanh có hàm lượng chất chống oxy hóa cao, ngũ cốc thô. Cần hạn chế lượng muối ăn không quá 6 gram mỗi ngày (1 muỗng café muối đầy), tránh thực phẩm nhiều chất béo bão hòa như dầu dừa, dầu cọ, thịt nhiều mỡ….

    Người bệnh sa sút trí tuệ cần bổ sung thực phẩm giàu omega 3 như cá hồi, cá mòi, cá thu, hải sản… Uống ít nhất 8 ly nước mỗi ngày để duy trì tuần hoàn não.

    Không hút thuốc lá, tránh sử dụng nhiều rượu, bia. Giới hạn rượu dùng ở nam là 3-4 đơn vị rượu, ở nữ là 2-3 đơn vị rượu (một đơn vị rượu bằng 1 lon bia hoặc 1 ly rượu vang nhỏ).

    Người bệnh sa sút trí tuệ cần luyện tập thể dục thường xuyên. Việc tập luyện các môn thể thao trong nhà như đi bộ ngắn, tập thở, tập khí công hay đơn giản hơn là chăm sóc cây cảnh, làm việc dọn đồ trong phòng ngủ….

    Việc tập luyện giúp kiểm soát cân nặng, tránh béo phì, giảm kích thước vòng bụng. Duy trì huyết áp, cholesterol, đường máu ở mức ổn định.

    Người bệnh sa sút trí tuệ cần ngủ đủ giấc. Giữ tinh thần lạc quan, yêu thương bản thân. Người thân nên thường xuyên thăm hỏi, trò chuyện và đưa người bệnh sa sút trí tuệ đi dạo hoặc đi đến những nơi có người thân, bạn bè, họ hàng để duy trì các mối quan hệ xã hội.

    Người bệnh sa sút trí tuệ hạn chế căng thẳng lo âu vì đây là yếu tố đẩy nhanh tiến trình suy thoái não gây sa sút trí tuệ.

    Tại nhà việc tăng cường nhận thức thần kinh ở người bệnh sa sút trí tuệ là rất cần thiết. Cần tập luyện não bằng trò chơi như chơi ô chữ, chơi bài, chơi game máy tính, chơi cờ, ghép hình ít nhất 1 giờ/ ngày. Các hoạt động trí tuệ cần sự suy nghĩ sẽ kích thích sự hoạt động của các tế bào thần kinh, giúp làm tăng trí nhớ.

    Người bệnh sa sút trí tuệ viết ra những việc cần làm theo thứ tự ưu tiên trong 4 ô kẻ và luôn hoàn thành việc quan trọng nhất.

    Có thể tính toán: Cộng trừ bất kỳ chữ số nào (ví dụ số taxi, số xe…)

    Nên duy trì việc đọc (ví dụ đọc bảng quảng cáo ở trạm xe bus, trên các tòa nhà, đọc sách báo, đọc các quảng cáo trên các tạp chí…).

    Chăm sóc bệnh nhân sa sút trí tuệ như thế nào?- Ảnh 2.

    Người bệnh sa sút trí tuệ cần bổ sung thực phẩm giàu omega 3 như cá hồi, cá mòi…

    Ngoài ra, người bệnh sa sút trí tuệ nếu có bệnh nền cần phối hợp để có những chăm sóc đặc biệt:

    • Đái tháo đường: Dùng thuốc đầy đủ theo y lệnh, kết hợp chế độ ăn giảm tinh bột, tăng đạm và rau xanh, hạn chế chất béo động vật. Thường xuyên theo dõi đường huyết tại nhà và báo bác sĩ khi nhận thấy bất thường.
    • Tăng huyết áp: Duy trì thuốc huyết áp đều đặn, kết hợp theo dõi huyết áp, nhịp tim tại nhà. Áp dụng chế độ ăn giảm muối và tăng kali từ chuối, rau cải…
    • Suy tim: Dùng thuốc theo y lệnh, theo dõi các dấu hiệu khó thở, ho khạc đờm và phù. Theo dõi huyết áp nhịp tim thường xuyên.
    • Suy giáp: Dùng thuốc theo chỉ định, kết hợp chế độ dinh dưỡng và vận động để tránh béo phì, rối loạn mỡ máu.
    • Rối loạn lipid máu/ Xơ vữa mạch máu não: Chế độ ăn hạn chế chất béo bão hoà, không ăn mỡ động vật, nội tạng động vật. Kết hợp chế độ tập luyện (giảm cân nếu béo phì). Kiểm tra lipid máu và dùng thuốc theo y lệnh.

    Bệnh sa sút trí tuệ hay gặp ở tuổi già là bệnh không thể chữa khỏi, cũng như không thể thay đổi quá trình tiến triển của bệnh. Người bệnh rất cần sự quan tâm của gia đình, người thân đồng thời giúp gia đình bệnh nhân chủ động hơn trong việc chăm sóc, trông coi cũng như thông cảm, sẻ chia với người bệnh.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ- Ảnh 1.

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ...

    Trẻ ho sặc sụa, quấy khóc, đừng chủ quan với nguy cơ mắc dị vật

    (Thông tin sức khỏe) - Nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan khi thấy trẻ ho, quấy khóc chỉ nghĩ trẻ đùa nghịch,...
    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ- Ảnh 1.

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ...

    Trẻ ho sặc sụa, quấy khóc, đừng chủ quan với nguy cơ mắc dị vật

    (Thông tin sức khỏe) - Nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan khi thấy trẻ ho, quấy khóc chỉ nghĩ trẻ đùa nghịch,...
    Khi mắc sốt xuất huyết cần chú ý theo dõi những gì?- Ảnh 2.

    Khi mắc sốt xuất huyết cần chú ý theo dõi những gì?

    (Thông tin sức khỏe) - Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm xảy ra quanh năm và thường gặp vào mùa mưa. Hiện bệnh...

    bạn Nên đọc!

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh khu vực ngập lụt do mưa bão.

    Chăm sóc bệnh nhân sa sút trí tuệ như thế nào?

    Sa sút trí tuệ thường gặp ở độ tuổi nào?

    Người bệnh sa sút trí tuệ gây nhiều ảnh hưởng nặng nề cho gia đình và xã hội. Sa sút trí tuệ ít gặp ở người dưới 60 tuổi. Tuy nhiên, sau 60 tuổi, bệnh càng trở nên phổ biến, thậm chí có tới 35% người từ 85 tuổi trở lên gặp phải tình trạng sa sút trí tuệ.

    Đây là căn bệnh có biểu hiện âm thầm nên không dễ nhận biết ở giai đoạn sớm, tuy nhiên khi bệnh ở giai đoạn muộn thì điều trị rất khó đáp ứng. Những bệnh nhân sa sút trí tuệ luôn là một gánh nặng với gia đình, xã hội.

    Vì vậy để tránh và hạn chế được những hậu quả của bệnh cần có biện pháp phát hiện bệnh sớm, quản lý có hiệu quả ở những giai đoạn đầu của bệnh.

    Chăm sóc người bệnh sa sút trí tuệ

    Chăm sóc bệnh nhân sa sút trí tuệ như thế nào?- Ảnh 1.

    Người bệnh sa sút trí tuệ gây nhiều ảnh hưởng nặng nề cho gia đình và xã hội.

    Người cao tuổi luôn cần đến sự chăm lo của người thân. Đặc biệt, khi bị bệnh sa sút trí tuệ, sự chăm sóc từ gia đình lại càng quan trọng. Tuy nhiên, đối với một bệnh nhân sa sút trí tuệ thì để chăm sóc họ không phải là chuyện dễ dàng. Bạn nên đến gặp chuyên gia lão khoa để được tư vấn.

    Một số lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân cao tuổi bị sa sút trí tuệ tại nhà như:

    Người bệnh sa sút trí tuệ cần duy trì chế độ ăn ít béo, giàu chất xơ, ăn trái cây tươi (đỏ, xanh tía), rau xanh có hàm lượng chất chống oxy hóa cao, ngũ cốc thô. Cần hạn chế lượng muối ăn không quá 6 gram mỗi ngày (1 muỗng café muối đầy), tránh thực phẩm nhiều chất béo bão hòa như dầu dừa, dầu cọ, thịt nhiều mỡ….

    Người bệnh sa sút trí tuệ cần bổ sung thực phẩm giàu omega 3 như cá hồi, cá mòi, cá thu, hải sản… Uống ít nhất 8 ly nước mỗi ngày để duy trì tuần hoàn não.

    Không hút thuốc lá, tránh sử dụng nhiều rượu, bia. Giới hạn rượu dùng ở nam là 3-4 đơn vị rượu, ở nữ là 2-3 đơn vị rượu (một đơn vị rượu bằng 1 lon bia hoặc 1 ly rượu vang nhỏ).

    Người bệnh sa sút trí tuệ cần luyện tập thể dục thường xuyên. Việc tập luyện các môn thể thao trong nhà như đi bộ ngắn, tập thở, tập khí công hay đơn giản hơn là chăm sóc cây cảnh, làm việc dọn đồ trong phòng ngủ….

    Việc tập luyện giúp kiểm soát cân nặng, tránh béo phì, giảm kích thước vòng bụng. Duy trì huyết áp, cholesterol, đường máu ở mức ổn định.

    Người bệnh sa sút trí tuệ cần ngủ đủ giấc. Giữ tinh thần lạc quan, yêu thương bản thân. Người thân nên thường xuyên thăm hỏi, trò chuyện và đưa người bệnh sa sút trí tuệ đi dạo hoặc đi đến những nơi có người thân, bạn bè, họ hàng để duy trì các mối quan hệ xã hội.

    Người bệnh sa sút trí tuệ hạn chế căng thẳng lo âu vì đây là yếu tố đẩy nhanh tiến trình suy thoái não gây sa sút trí tuệ.

    Tại nhà việc tăng cường nhận thức thần kinh ở người bệnh sa sút trí tuệ là rất cần thiết. Cần tập luyện não bằng trò chơi như chơi ô chữ, chơi bài, chơi game máy tính, chơi cờ, ghép hình ít nhất 1 giờ/ ngày. Các hoạt động trí tuệ cần sự suy nghĩ sẽ kích thích sự hoạt động của các tế bào thần kinh, giúp làm tăng trí nhớ.

    Người bệnh sa sút trí tuệ viết ra những việc cần làm theo thứ tự ưu tiên trong 4 ô kẻ và luôn hoàn thành việc quan trọng nhất.

    Có thể tính toán: Cộng trừ bất kỳ chữ số nào (ví dụ số taxi, số xe…)

    Nên duy trì việc đọc (ví dụ đọc bảng quảng cáo ở trạm xe bus, trên các tòa nhà, đọc sách báo, đọc các quảng cáo trên các tạp chí…).

    Chăm sóc bệnh nhân sa sút trí tuệ như thế nào?- Ảnh 2.

    Người bệnh sa sút trí tuệ cần bổ sung thực phẩm giàu omega 3 như cá hồi, cá mòi…

    Ngoài ra, người bệnh sa sút trí tuệ nếu có bệnh nền cần phối hợp để có những chăm sóc đặc biệt:

    • Đái tháo đường: Dùng thuốc đầy đủ theo y lệnh, kết hợp chế độ ăn giảm tinh bột, tăng đạm và rau xanh, hạn chế chất béo động vật. Thường xuyên theo dõi đường huyết tại nhà và báo bác sĩ khi nhận thấy bất thường.
    • Tăng huyết áp: Duy trì thuốc huyết áp đều đặn, kết hợp theo dõi huyết áp, nhịp tim tại nhà. Áp dụng chế độ ăn giảm muối và tăng kali từ chuối, rau cải…
    • Suy tim: Dùng thuốc theo y lệnh, theo dõi các dấu hiệu khó thở, ho khạc đờm và phù. Theo dõi huyết áp nhịp tim thường xuyên.
    • Suy giáp: Dùng thuốc theo chỉ định, kết hợp chế độ dinh dưỡng và vận động để tránh béo phì, rối loạn mỡ máu.
    • Rối loạn lipid máu/ Xơ vữa mạch máu não: Chế độ ăn hạn chế chất béo bão hoà, không ăn mỡ động vật, nội tạng động vật. Kết hợp chế độ tập luyện (giảm cân nếu béo phì). Kiểm tra lipid máu và dùng thuốc theo y lệnh.

    Bệnh sa sút trí tuệ hay gặp ở tuổi già là bệnh không thể chữa khỏi, cũng như không thể thay đổi quá trình tiến triển của bệnh. Người bệnh rất cần sự quan tâm của gia đình, người thân đồng thời giúp gia đình bệnh nhân chủ động hơn trong việc chăm sóc, trông coi cũng như thông cảm, sẻ chia với người bệnh.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ- Ảnh 1.

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ...

    Trẻ ho sặc sụa, quấy khóc, đừng chủ quan với nguy cơ mắc dị vật

    (Thông tin sức khỏe) - Nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan khi thấy trẻ ho, quấy khóc chỉ nghĩ trẻ đùa nghịch,...
    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ- Ảnh 1.

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ...

    Trẻ ho sặc sụa, quấy khóc, đừng chủ quan với nguy cơ mắc dị vật

    (Thông tin sức khỏe) - Nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan khi thấy trẻ ho, quấy khóc chỉ nghĩ trẻ đùa nghịch,...
    Khi mắc sốt xuất huyết cần chú ý theo dõi những gì?- Ảnh 2.

    Khi mắc sốt xuất huyết cần chú ý theo dõi những gì?

    (Thông tin sức khỏe) - Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm xảy ra quanh năm và thường gặp vào mùa mưa. Hiện bệnh...

    bạn Nên đọc!

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh khu vực ngập lụt do mưa bão.