spot_img
26.7 C
Ho Chi Minh City
Thứ sáu, 20 Tháng chín, 2024
More

    Điều trị bàn chân bẹt như thế nào?

    spot_img

    1. Bàn chân bẹt khi nào cần điều trị?

    Đối với người có bàn chân bẹt không có triệu chứng thì không cần điều trị. Cần phải điều trị trong những trường hợp nghiêm trọng hoặc khi mức độ sai lệch đến mức bệnh nhân cảm thấy đau hoặc mệt mỏi… Những bệnh nhân này được coi là có bàn chân bẹt bệnh lý.

    • Sự biến dạng có từ lúc mới sinh
    • Chấn thương gân, thường là cơ chày sau
    • Các bệnh ảnh hưởng đến chức năng cơ và thần kinh
    • Tăng động khớp
    • Sự kết hợp bất thường của hai xương (liên kết) dẫn đến bàn chân phẳng cứng
    • Viêm khớp…

    Nguy cơ mắc chứng bàn chân bẹt tăng lên khi mang giày không vừa vặn, thừa cân, đi chân trần…

    • Đau ở bàn chân, gót chân hoặc mắt cá chân
    • Sưng và đau tại chỗ (đau khi ấn vào)
    • Khó khăn khi đứng trên bóng bàn chân
    • Cảm giác mệt mỏi ở bàn chân hoặc mắt cá chân
    • Khó khăn khi chạy, nhảy hoặc các hoạt động tương tự
    • Yếu cơ, có thể dẫn đến bong gân mắt cá chân
    • Đôi khi, bàn chân bẹt thậm chí có thể dẫn đến đau đầu gối, hông hoặc lưng…

    Trong phần lớn các trường hợp, các triệu chứng đáp ứng với các bài tập kéo giãn, chỉnh hình (lót giày) và giày hỗ trợ. Nếu bệnh nhân không đáp ứng với phương pháp điều trị bảo tồn, thì có thể cân nhắc phẫu thuật.

    2. Các thuốc hỗ trợ điều trị bàn chân bẹt

    Để quản lý cơn đau do bàn chân bẹt gây ra có thể dùng các thuốc chống viêm và giảm đau không steroid, tiêm steroid tại chỗ.

    )

    Các thuốc này bao gồm: Aspirin, ibuprofen, diclofenac, naproxen…

    Các thuốc này giúp giảm sưng, đau, viêm xương khớp do bàn chân bẹt gây ra, có thể được sử dụng theo hoặc không theo đơn của bác sĩ.

    NSAID có thể gây chảy máu dạ dày hoặc các vấn đề về thận ở một số người. Nếu bạn dùng thuốc làm loãng máu, hãy luôn hỏi bác sĩ xem NSAID có an toàn cho bạn không. Luôn đọc nhãn thuốc và làm theo hướng dẫn. Riêng đối với aspirin không nên dùng cho trẻ em, vì nguy cơ mắc Hội chứng Reye, một căn bệnh hiếm gặp nhưng nghiêm trọng ở đối tượng này.

    Điều trị bàn chân bẹt như thế nào?- Ảnh 2.

    Bàn chân bẹt thường khiến người bệnh mỏi chân, đau nhức, đặc biệt là sau khi đứng hoặc đi bộ trong thời gian dài.

    2.2 Tiêm corticosteroid

    Tiêm corticosteroid có thể được sử dụng cho bệnh nhân để kiểm soát cơn đau, đặc biệt là nếu bệnh nhân lâu năm bị viêm khớp.

    Corticosteroid được sử dụng để giảm viêm, có thể làm giảm sưng, khó chịu, giảm cứng khớp và cải thiện chức năng, cho phép cơ thể bạn bắt đầu quá trình chữa lành.

    Các tác dụng phụ tiềm ẩn của tiêm cortisone tăng lên khi sử dụng nhiều lần và liều lượng steroid lớn hơn.

    Những tác dụng này có thể bao gồm:

    • Tổn thương sụn
    • Làm mỏng xương gần đó (loãng xương)
    • Nhiễm trùng khớp
    • Tổn thương thần kinh
    • Gân yếu hoặc đứt
    • Da và mô mềm xung quanh vị trí tiêm mỏng đi…

    3. Một số cách điều trị khác

    Giúp điều chỉnh dị tật bàn chân bẹt hoặc căn chỉnh lại bàn chân và chi dưới. Bác sĩ có thể cung cấp thêm thông tin chi tiết về đế lót giày hoặc chỉnh hình phù hợp với từng trường hợp cụ thể.

    Ví dụ bài tập kéo giãn bắp chân có thể được sử dụng để kéo giãn và kéo dài gân Achilles và cơ bắp chân sau, có thể tham gia vào quá trình phát triển bàn chân bẹt.

    Thường chỉ được cân nhắc khi bệnh nhân không đáp ứng với các biện pháp bảo tồn (như các biện pháp trên). Tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của bệnh nhân, các thủ thuật phẫu thuật có thể bao gồm:

    • Kéo dài gân Achilles
    • Phẫu thuật cắt xương gót chân (phẫu thuật dịch chuyển xương gót chân), có thể giúp căn chỉnh lại bàn chân sau
    • Tái tạo các gân cụ thể, chẳng hạn như gân cơ chày sau…

    4. Lưu ý khi dùng thuốc

    Để dùng các thuốc an toàn, người bệnh cần tuân thủ:

    – Không tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

    – Không tự ý tăng/giảm/ngừng dùng thuốc

    Sử dụng NSAID thường xuyên hoặc lâu dài có thể dẫn đến loét dạ dày hoặc cao huyết áp. Do đó, cần trao đổi với bác sĩ về cách dùng NSAID an toàn, đặc biệt là người trên 65 tuổi hoặc đang mắc bệnh tim, dạ dày, thận, gan hoặc đường ruột.

    – Đối với thuốc corticosteroid, do có những rủi ro tiềm ẩn, nên chỉ dùng theo chỉ định của bác sĩ khi cần thiết.

    – Trong quá trình sử dụng thuốc nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường nào cần báo ngay cho bác sĩ để có hướng xử trí kịp thời.

    Xem thêm video đang được quan tâm:

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển- Ảnh 1.

    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển

    (Thông tin sức khỏe) - Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể, bao gồm...

    bạn Nên đọc!

    Điều trị bàn chân bẹt như thế nào?

    1. Bàn chân bẹt khi nào cần điều trị?

    Đối với người có bàn chân bẹt không có triệu chứng thì không cần điều trị. Cần phải điều trị trong những trường hợp nghiêm trọng hoặc khi mức độ sai lệch đến mức bệnh nhân cảm thấy đau hoặc mệt mỏi… Những bệnh nhân này được coi là có bàn chân bẹt bệnh lý.

    • Sự biến dạng có từ lúc mới sinh
    • Chấn thương gân, thường là cơ chày sau
    • Các bệnh ảnh hưởng đến chức năng cơ và thần kinh
    • Tăng động khớp
    • Sự kết hợp bất thường của hai xương (liên kết) dẫn đến bàn chân phẳng cứng
    • Viêm khớp…

    Nguy cơ mắc chứng bàn chân bẹt tăng lên khi mang giày không vừa vặn, thừa cân, đi chân trần…

    • Đau ở bàn chân, gót chân hoặc mắt cá chân
    • Sưng và đau tại chỗ (đau khi ấn vào)
    • Khó khăn khi đứng trên bóng bàn chân
    • Cảm giác mệt mỏi ở bàn chân hoặc mắt cá chân
    • Khó khăn khi chạy, nhảy hoặc các hoạt động tương tự
    • Yếu cơ, có thể dẫn đến bong gân mắt cá chân
    • Đôi khi, bàn chân bẹt thậm chí có thể dẫn đến đau đầu gối, hông hoặc lưng…

    Trong phần lớn các trường hợp, các triệu chứng đáp ứng với các bài tập kéo giãn, chỉnh hình (lót giày) và giày hỗ trợ. Nếu bệnh nhân không đáp ứng với phương pháp điều trị bảo tồn, thì có thể cân nhắc phẫu thuật.

    2. Các thuốc hỗ trợ điều trị bàn chân bẹt

    Để quản lý cơn đau do bàn chân bẹt gây ra có thể dùng các thuốc chống viêm và giảm đau không steroid, tiêm steroid tại chỗ.

    )

    Các thuốc này bao gồm: Aspirin, ibuprofen, diclofenac, naproxen…

    Các thuốc này giúp giảm sưng, đau, viêm xương khớp do bàn chân bẹt gây ra, có thể được sử dụng theo hoặc không theo đơn của bác sĩ.

    NSAID có thể gây chảy máu dạ dày hoặc các vấn đề về thận ở một số người. Nếu bạn dùng thuốc làm loãng máu, hãy luôn hỏi bác sĩ xem NSAID có an toàn cho bạn không. Luôn đọc nhãn thuốc và làm theo hướng dẫn. Riêng đối với aspirin không nên dùng cho trẻ em, vì nguy cơ mắc Hội chứng Reye, một căn bệnh hiếm gặp nhưng nghiêm trọng ở đối tượng này.

    Điều trị bàn chân bẹt như thế nào?- Ảnh 2.

    Bàn chân bẹt thường khiến người bệnh mỏi chân, đau nhức, đặc biệt là sau khi đứng hoặc đi bộ trong thời gian dài.

    2.2 Tiêm corticosteroid

    Tiêm corticosteroid có thể được sử dụng cho bệnh nhân để kiểm soát cơn đau, đặc biệt là nếu bệnh nhân lâu năm bị viêm khớp.

    Corticosteroid được sử dụng để giảm viêm, có thể làm giảm sưng, khó chịu, giảm cứng khớp và cải thiện chức năng, cho phép cơ thể bạn bắt đầu quá trình chữa lành.

    Các tác dụng phụ tiềm ẩn của tiêm cortisone tăng lên khi sử dụng nhiều lần và liều lượng steroid lớn hơn.

    Những tác dụng này có thể bao gồm:

    • Tổn thương sụn
    • Làm mỏng xương gần đó (loãng xương)
    • Nhiễm trùng khớp
    • Tổn thương thần kinh
    • Gân yếu hoặc đứt
    • Da và mô mềm xung quanh vị trí tiêm mỏng đi…

    3. Một số cách điều trị khác

    Giúp điều chỉnh dị tật bàn chân bẹt hoặc căn chỉnh lại bàn chân và chi dưới. Bác sĩ có thể cung cấp thêm thông tin chi tiết về đế lót giày hoặc chỉnh hình phù hợp với từng trường hợp cụ thể.

    Ví dụ bài tập kéo giãn bắp chân có thể được sử dụng để kéo giãn và kéo dài gân Achilles và cơ bắp chân sau, có thể tham gia vào quá trình phát triển bàn chân bẹt.

    Thường chỉ được cân nhắc khi bệnh nhân không đáp ứng với các biện pháp bảo tồn (như các biện pháp trên). Tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của bệnh nhân, các thủ thuật phẫu thuật có thể bao gồm:

    • Kéo dài gân Achilles
    • Phẫu thuật cắt xương gót chân (phẫu thuật dịch chuyển xương gót chân), có thể giúp căn chỉnh lại bàn chân sau
    • Tái tạo các gân cụ thể, chẳng hạn như gân cơ chày sau…

    4. Lưu ý khi dùng thuốc

    Để dùng các thuốc an toàn, người bệnh cần tuân thủ:

    – Không tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

    – Không tự ý tăng/giảm/ngừng dùng thuốc

    Sử dụng NSAID thường xuyên hoặc lâu dài có thể dẫn đến loét dạ dày hoặc cao huyết áp. Do đó, cần trao đổi với bác sĩ về cách dùng NSAID an toàn, đặc biệt là người trên 65 tuổi hoặc đang mắc bệnh tim, dạ dày, thận, gan hoặc đường ruột.

    – Đối với thuốc corticosteroid, do có những rủi ro tiềm ẩn, nên chỉ dùng theo chỉ định của bác sĩ khi cần thiết.

    – Trong quá trình sử dụng thuốc nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường nào cần báo ngay cho bác sĩ để có hướng xử trí kịp thời.

    Xem thêm video đang được quan tâm:

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển- Ảnh 1.

    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển

    (Thông tin sức khỏe) - Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể, bao gồm...

    bạn Nên đọc!