spot_img
26.7 C
Ho Chi Minh City
Thứ sáu, 20 Tháng chín, 2024
More

    Phát triển điều trị PrEP cả về chiều rộng và chiều sâu dự phòng lây nhiễm HIV

    spot_img

    PrEP giúp dự phòng trước lây nhiễm HIV hiệu quả

    PrEP là một chiến lược dự phòng HIV trong đó người chưa nhiễm HIV dùng thuốc kháng virus để phòng lây nhiễm HIV.

    Cơ thể chúng ta bình thường khi bị vi khuẩn, virus xâm nhập sẽ được bảo vệ bởi các tế bào đặc biệt trong hệ miễn dịch là tế bào T-CD4. Khi HIV vào trong cơ thể, chúng sẽ tấn công các tế bào T-CD4, làm vô hiệu hóa khả năng bảo vệ và sử dụng chính những tế bào này để nhân lên, giải phóng tạo ra hàng tỷ bản sao mỗi ngày. Dần dần khả năng bảo vệ của hệ miễn dịch suy yếu, khi đó các bệnh nhiễm trùng cơ hội sẽ tấn công và những người nhiễm HIV sẽ chết bởi những bệnh cơ hội đó (giai đoạn AIDS).

    photo-1700807586168

    PGS.TS Phan Thị Thu Hương, Cục trưởng Cục phòng chống HIV/AIDS.

    Thuốc PrEP sẽ có tác dụng bảo vệ tế bào T-CD4 bằng cách ngăn cản sự phát triển chất xúc tác sinh học (enzym) là chất mà HIV dùng để tạo ra các bản sao virus mới, không cho virus HIV tấn công, khiến chúng không thể nhân lên và bảo vệ bạn trước nguy cơ lây nhiễm HIV.

    PGS.TS. Phan Thị Thu Hương cho biết, Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới đưa Chương trình điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) vào sử dụng chính thức từ tháng 07/2017 và mở rộng dịch vụ nhanh chóng. 

    Hiện nay, toàn quốc có 219 cơ sở điều trị PrEP (49 cơ sở tư nhân và 170 cơ sở công lập) tại 28 tỉnh, thành phố. Dịch vụ PrEP tại Việt Nam được hỗ trợ bởi 02 nhà tài trợ chính là dự án Quỹ Toàn cầu và PEPFAR.

    Tính từ tháng 1- 9/2023, toàn quốc có 62.373 khách hàng PrEP sử dụng dịch vụ ít nhất 1 lần (PrEPuptake), 40.491 khách hàng đang sử dụng PrEP (PrEPon). Tỷ lệ duy trì 3 tháng là 77%. Trong tổng số khách hàng PrEP, có khoảng 80% số khách hàng là MSM và ở độ tuổi rất trẻ, khoảng 18- dưới 40 tuổi.

    Với điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP), Việt Nam là một điểm sáng được thế giới đánh giá cao. 9 tháng đầu năm 2023 kết quả điều trị PrEP đạt 109% kế hoạch đề ra.

    Phát triển điều trị PrEP cả chiều rộng và chiều sâu

    photo-1700807587551

    PrEP giúp dự phòng trước lây nhiễm HIV hiệu quả.

    PGS.TS Phan Thị Thu Hương cho biết, trong năm 2024, sẽ phát triển điều trị PrEP cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Cụ thể:

    – Tiếp tục mở rộng độ bao phủ và mở mới các cơ sở điều trị PrEP thông qua các mô hình, sáng kiến mới, tập trung vào nhóm dân số trẻ (vị thành niên, sinh viên, công nhân ở các khu công nghiệp…), mô hình cấp thuốc PrEP cho các tỉnh không có dự án viện trợ.

    – Tăng cường chất lượng dịch vụ PrEP và mở rộng các dịch vụ hỗ trợ sức khỏe tâm thần, đa dạng giới… đáp ứng nhu cầu của các nhóm khách hàng PrEP.

    Bên cạnh đó, mở rộng triển khai mô hình OSS (cung cấp theo gói dịch vụ toàn diện); nghiên cứu triển khai CAB-LA (dạng thuốc tiêm tác dụng kéo dài) về PrEP và hướng dẫn triển khai CAB-LA; sử dụng sinh phẩm xét nghiệm thế hệ mới, thuốc dạng uống, thuốc tiêm, thuốc đặt… đáp ứng nhu cầu đa dạng của cộng đồng.

    – Tăng cường các can thiệp duy trì điều trị PrEP tại cơ sở, phát huy vai trò và hỗ trợ từ các nhóm cộng đồng; tiếp cận khách hàng và kết nối chuyển gửi vào điều trị PrEP.

    – Truyền thông tạo cầu và phối hợp với các Ban, ngành như: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn TNCS HCM, Hội học sinh – sinh viên để tiếp cận nhóm trẻ tuổi bao gồm cả nhóm học sinh dưới 15 tuổi.

    – Tiếp tục huy động và điều phối các nguồn lực hỗ trợ cho chương trình PrEP. Nghiên cứu phương án tài chính bền vững cho PrEP sau khi hết hỗ trợ từ các dự án và nâng cấp phần mềm HMED đối với module PrEP và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý chương trình PrEP…

    Mời độc giả xem thêm video:

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển- Ảnh 1.

    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển

    (Thông tin sức khỏe) - Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể, bao gồm...

    bạn Nên đọc!

    Phát triển điều trị PrEP cả về chiều rộng và chiều sâu dự phòng lây nhiễm HIV

    PrEP giúp dự phòng trước lây nhiễm HIV hiệu quả

    PrEP là một chiến lược dự phòng HIV trong đó người chưa nhiễm HIV dùng thuốc kháng virus để phòng lây nhiễm HIV.

    Cơ thể chúng ta bình thường khi bị vi khuẩn, virus xâm nhập sẽ được bảo vệ bởi các tế bào đặc biệt trong hệ miễn dịch là tế bào T-CD4. Khi HIV vào trong cơ thể, chúng sẽ tấn công các tế bào T-CD4, làm vô hiệu hóa khả năng bảo vệ và sử dụng chính những tế bào này để nhân lên, giải phóng tạo ra hàng tỷ bản sao mỗi ngày. Dần dần khả năng bảo vệ của hệ miễn dịch suy yếu, khi đó các bệnh nhiễm trùng cơ hội sẽ tấn công và những người nhiễm HIV sẽ chết bởi những bệnh cơ hội đó (giai đoạn AIDS).

    photo-1700807586168

    PGS.TS Phan Thị Thu Hương, Cục trưởng Cục phòng chống HIV/AIDS.

    Thuốc PrEP sẽ có tác dụng bảo vệ tế bào T-CD4 bằng cách ngăn cản sự phát triển chất xúc tác sinh học (enzym) là chất mà HIV dùng để tạo ra các bản sao virus mới, không cho virus HIV tấn công, khiến chúng không thể nhân lên và bảo vệ bạn trước nguy cơ lây nhiễm HIV.

    PGS.TS. Phan Thị Thu Hương cho biết, Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới đưa Chương trình điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) vào sử dụng chính thức từ tháng 07/2017 và mở rộng dịch vụ nhanh chóng. 

    Hiện nay, toàn quốc có 219 cơ sở điều trị PrEP (49 cơ sở tư nhân và 170 cơ sở công lập) tại 28 tỉnh, thành phố. Dịch vụ PrEP tại Việt Nam được hỗ trợ bởi 02 nhà tài trợ chính là dự án Quỹ Toàn cầu và PEPFAR.

    Tính từ tháng 1- 9/2023, toàn quốc có 62.373 khách hàng PrEP sử dụng dịch vụ ít nhất 1 lần (PrEPuptake), 40.491 khách hàng đang sử dụng PrEP (PrEPon). Tỷ lệ duy trì 3 tháng là 77%. Trong tổng số khách hàng PrEP, có khoảng 80% số khách hàng là MSM và ở độ tuổi rất trẻ, khoảng 18- dưới 40 tuổi.

    Với điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP), Việt Nam là một điểm sáng được thế giới đánh giá cao. 9 tháng đầu năm 2023 kết quả điều trị PrEP đạt 109% kế hoạch đề ra.

    Phát triển điều trị PrEP cả chiều rộng và chiều sâu

    photo-1700807587551

    PrEP giúp dự phòng trước lây nhiễm HIV hiệu quả.

    PGS.TS Phan Thị Thu Hương cho biết, trong năm 2024, sẽ phát triển điều trị PrEP cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Cụ thể:

    – Tiếp tục mở rộng độ bao phủ và mở mới các cơ sở điều trị PrEP thông qua các mô hình, sáng kiến mới, tập trung vào nhóm dân số trẻ (vị thành niên, sinh viên, công nhân ở các khu công nghiệp…), mô hình cấp thuốc PrEP cho các tỉnh không có dự án viện trợ.

    – Tăng cường chất lượng dịch vụ PrEP và mở rộng các dịch vụ hỗ trợ sức khỏe tâm thần, đa dạng giới… đáp ứng nhu cầu của các nhóm khách hàng PrEP.

    Bên cạnh đó, mở rộng triển khai mô hình OSS (cung cấp theo gói dịch vụ toàn diện); nghiên cứu triển khai CAB-LA (dạng thuốc tiêm tác dụng kéo dài) về PrEP và hướng dẫn triển khai CAB-LA; sử dụng sinh phẩm xét nghiệm thế hệ mới, thuốc dạng uống, thuốc tiêm, thuốc đặt… đáp ứng nhu cầu đa dạng của cộng đồng.

    – Tăng cường các can thiệp duy trì điều trị PrEP tại cơ sở, phát huy vai trò và hỗ trợ từ các nhóm cộng đồng; tiếp cận khách hàng và kết nối chuyển gửi vào điều trị PrEP.

    – Truyền thông tạo cầu và phối hợp với các Ban, ngành như: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn TNCS HCM, Hội học sinh – sinh viên để tiếp cận nhóm trẻ tuổi bao gồm cả nhóm học sinh dưới 15 tuổi.

    – Tiếp tục huy động và điều phối các nguồn lực hỗ trợ cho chương trình PrEP. Nghiên cứu phương án tài chính bền vững cho PrEP sau khi hết hỗ trợ từ các dự án và nâng cấp phần mềm HMED đối với module PrEP và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý chương trình PrEP…

    Mời độc giả xem thêm video:

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển- Ảnh 1.

    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển

    (Thông tin sức khỏe) - Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể, bao gồm...

    bạn Nên đọc!