spot_img
27.8 C
Ho Chi Minh City
Thứ năm, 19 Tháng chín, 2024
More

    7 mối nguy hiểm tiềm ẩn khi dùng thực phẩm bổ sung kẽm

    spot_img

    Đối với người có mức kẽm thấp (xác nhận thông qua xét nghiệm máu), ngoài việc ăn các loại thực phẩm giàu khoáng chất này như hàu, thịt gà, thịt đỏ, ngũ cốc tăng cường… bác sĩ có thể khuyên dùng viên bổ sung kẽm.

    Mức kẽm đầy đủ đóng vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch, hỗ trợ sự phát triển và hoạt động của các tế bào miễn dịch như tế bào lympho T và bạch cầu trung tính. Điều này giúp tăng cường khả năng chống nhiễm trùng của cơ thể, giảm mức độ nghiêm trọng và thời gian mắc bệnh như cảm lạnh thông thường.

    Kẽm cũng hoạt động như một chất chống oxy hóa, bảo vệ tế bào khỏi bị tổn thương do các gốc tự do gây ra, từ đó hỗ trợ thêm cho phản ứng miễn dịch khỏe mạnh.

    Người phụ nữ đang nhìn vào nhãn thực phẩm bổ sung và nghiên cứu

    Khi bổ sung kẽm nhiều hơn khuyến cáo có thể gặp các tác dụng phụ.

    Tuy nhiên, khi bổ sung kẽm cần lưu ý tới một số tác dụng phụ có thể xảy ra, đặc biệt khi bổ sung quá liều:

    1. Các vấn đề về tiêu hóa là tác dụng phổ biến khi bổ sung kẽm

    Bạn có nhiều khả năng gặp phải tác dụng phụ khi bổ sung kẽm nếu bạn dùng thực phẩm bổ sung với liều lượng cao hơn mức khuyến nghị hàng ngày (RDA). Những người lớn trên 19 tuổi, nam giới nên tiêu thụ 11mg kẽm mỗi ngày, phụ nữ nên tiêu thụ 8mg mỗi ngày. Phụ nữ mang thai và cho con bú cần nhiều hơn ở mức 11mg và 12mg.

    Buồn nôn, nôn, chán ăn… là một số tác dụng phụ phổ biến nhất khi dùng nhiều kẽm hơn mức cần thiết. Tốt nhất là bổ sung kẽm vào bữa ăn để tránh gây kích ứng (đau) dạ dày.

    2. Chức năng miễn dịch kém

    Thiếu kẽm ảnh hưởng tới hệ thống miễn dịch nhưng việc bổ sung quá nhiều kẽm cũng có thể gây hại cho hệ miễn dịch.

    Mặc dù kẽm rất cần thiết cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, nhưng quá nhiều kẽm ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng miễn dịch. Điều này có thể phá vỡ cách các tế bào miễn dịch hoạt động, gây hại cho sự cân bằng của phản ứng miễn dịch trong cơ thể, khiến cơ thể dễ bị nhiễm trùng và mắc bệnh hơn.

    7 mối nguy hiểm tiềm ẩn khi dùng thực phẩm bổ sung kẽm- Ảnh 2.

    Nên bổ sung kẽm thông qua chế độ ăn uống.

    3. Giảm hấp thụ đồng

    Tiêu thụ quá nhiều kẽm có thể ức chế sự hấp thụ đồng của cơ thể, một khoáng chất thiết yếu khác. Mặc dù cơ thể chỉ cần một lượng nhỏ đồng để thực hiện các chức năng thiết yếu, nhưng sức khỏe tổng thể có thể bị ảnh hưởng nếu mức độ đồng thấp.

    Uống kẽm liều cao trong thời gian dài có thể dẫn đến tình trạng thiếu đồng hoặc không đủ đồng, gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, bao gồm thiếu máu và có khả năng làm xương yếu đi. Trong một số trường hợp, thiếu đồng có thể dẫn đến các vấn đề về thần kinh, nhịp tim không đều, tê liệt, yếu ở tay, chân.

    4. Giảm hấp thụ sắt

    Không chỉ có đồng, quá nhiều kẽm có thể ảnh hưởng tới sự hấp thu sắt. Kẽm cạnh tranh hấp thu với sắt trong ruột, có khả năng dẫn đến thiếu máu do thiếu sắt theo thời gian.

    Điều này đặc biệt đáng lo ngại đối với những người đã có mức sắt thấp, vì nó có thể khiến tình trạng này trở nên tồi tệ hơn.

    5. Tương tác thuốc

    Các chất bổ sung kẽm có thể tương tác với nhiều loại thuốc khác nhau, bao gồm một số loại thuốc kháng sinh, thuốc lợi tiểu… làm ảnh hưởng tới hiệu quả chữa bệnh của thuốc.

    Theo Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH), một số loại thuốc cũng có thể làm giảm lượng kẽm trong cơ thể. Do đó, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh sự tương tác bất lợi này nếu bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào, bao gồm các vitamin, thảo dược…

    6. Mất cân bằng hormone

    Các khoáng chất, bao gồm cả kẽm, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng nội tiết tố (hormone), tăng cường chức năng của hệ thống nội tiết. Chúng thực hiện điều này bằng cách cho phép sản xuất, tiết và tổng hợp hormone, cũng như thúc đẩy sự liên kết thụ thể, truyền tín hiệu hormone.

    Hàm lượng kẽm cao có thể ảnh hưởng đến hormone, từ đó tác động đến các chức năng hormone tự nhiên, như khả năng sinh sản ở cả nam và nữ…

    7. Vấn đề về thận

    Chất bổ sung kẽm có thể gây ra các vấn đề về thận, đặc biệt khi dùng nhiều hơn giới hạn tối đa hàng ngày (UL). Ở hầu hết người lớn, liều lượng này là 40mg mỗi ngày.

    Khi dùng liều cao trong thời gian dài, kẽm có khả năng gây tổn thương thận do cơ thể cố gắng bài tiết khoáng chất dư thừa. Thận đóng vai trò quan trọng trong việc lọc và loại bỏ chất thải, việc thận quá tải có thể dẫn đến các vấn đề tại thận và sức khỏe nói chung.

    Mời xem thêm video được quan tâm:

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển- Ảnh 1.

    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển

    (Thông tin sức khỏe) - Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể, bao gồm...

    bạn Nên đọc!

    7 mối nguy hiểm tiềm ẩn khi dùng thực phẩm bổ sung kẽm

    Đối với người có mức kẽm thấp (xác nhận thông qua xét nghiệm máu), ngoài việc ăn các loại thực phẩm giàu khoáng chất này như hàu, thịt gà, thịt đỏ, ngũ cốc tăng cường… bác sĩ có thể khuyên dùng viên bổ sung kẽm.

    Mức kẽm đầy đủ đóng vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch, hỗ trợ sự phát triển và hoạt động của các tế bào miễn dịch như tế bào lympho T và bạch cầu trung tính. Điều này giúp tăng cường khả năng chống nhiễm trùng của cơ thể, giảm mức độ nghiêm trọng và thời gian mắc bệnh như cảm lạnh thông thường.

    Kẽm cũng hoạt động như một chất chống oxy hóa, bảo vệ tế bào khỏi bị tổn thương do các gốc tự do gây ra, từ đó hỗ trợ thêm cho phản ứng miễn dịch khỏe mạnh.

    Người phụ nữ đang nhìn vào nhãn thực phẩm bổ sung và nghiên cứu

    Khi bổ sung kẽm nhiều hơn khuyến cáo có thể gặp các tác dụng phụ.

    Tuy nhiên, khi bổ sung kẽm cần lưu ý tới một số tác dụng phụ có thể xảy ra, đặc biệt khi bổ sung quá liều:

    1. Các vấn đề về tiêu hóa là tác dụng phổ biến khi bổ sung kẽm

    Bạn có nhiều khả năng gặp phải tác dụng phụ khi bổ sung kẽm nếu bạn dùng thực phẩm bổ sung với liều lượng cao hơn mức khuyến nghị hàng ngày (RDA). Những người lớn trên 19 tuổi, nam giới nên tiêu thụ 11mg kẽm mỗi ngày, phụ nữ nên tiêu thụ 8mg mỗi ngày. Phụ nữ mang thai và cho con bú cần nhiều hơn ở mức 11mg và 12mg.

    Buồn nôn, nôn, chán ăn… là một số tác dụng phụ phổ biến nhất khi dùng nhiều kẽm hơn mức cần thiết. Tốt nhất là bổ sung kẽm vào bữa ăn để tránh gây kích ứng (đau) dạ dày.

    2. Chức năng miễn dịch kém

    Thiếu kẽm ảnh hưởng tới hệ thống miễn dịch nhưng việc bổ sung quá nhiều kẽm cũng có thể gây hại cho hệ miễn dịch.

    Mặc dù kẽm rất cần thiết cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, nhưng quá nhiều kẽm ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng miễn dịch. Điều này có thể phá vỡ cách các tế bào miễn dịch hoạt động, gây hại cho sự cân bằng của phản ứng miễn dịch trong cơ thể, khiến cơ thể dễ bị nhiễm trùng và mắc bệnh hơn.

    7 mối nguy hiểm tiềm ẩn khi dùng thực phẩm bổ sung kẽm- Ảnh 2.

    Nên bổ sung kẽm thông qua chế độ ăn uống.

    3. Giảm hấp thụ đồng

    Tiêu thụ quá nhiều kẽm có thể ức chế sự hấp thụ đồng của cơ thể, một khoáng chất thiết yếu khác. Mặc dù cơ thể chỉ cần một lượng nhỏ đồng để thực hiện các chức năng thiết yếu, nhưng sức khỏe tổng thể có thể bị ảnh hưởng nếu mức độ đồng thấp.

    Uống kẽm liều cao trong thời gian dài có thể dẫn đến tình trạng thiếu đồng hoặc không đủ đồng, gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, bao gồm thiếu máu và có khả năng làm xương yếu đi. Trong một số trường hợp, thiếu đồng có thể dẫn đến các vấn đề về thần kinh, nhịp tim không đều, tê liệt, yếu ở tay, chân.

    4. Giảm hấp thụ sắt

    Không chỉ có đồng, quá nhiều kẽm có thể ảnh hưởng tới sự hấp thu sắt. Kẽm cạnh tranh hấp thu với sắt trong ruột, có khả năng dẫn đến thiếu máu do thiếu sắt theo thời gian.

    Điều này đặc biệt đáng lo ngại đối với những người đã có mức sắt thấp, vì nó có thể khiến tình trạng này trở nên tồi tệ hơn.

    5. Tương tác thuốc

    Các chất bổ sung kẽm có thể tương tác với nhiều loại thuốc khác nhau, bao gồm một số loại thuốc kháng sinh, thuốc lợi tiểu… làm ảnh hưởng tới hiệu quả chữa bệnh của thuốc.

    Theo Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH), một số loại thuốc cũng có thể làm giảm lượng kẽm trong cơ thể. Do đó, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh sự tương tác bất lợi này nếu bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào, bao gồm các vitamin, thảo dược…

    6. Mất cân bằng hormone

    Các khoáng chất, bao gồm cả kẽm, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng nội tiết tố (hormone), tăng cường chức năng của hệ thống nội tiết. Chúng thực hiện điều này bằng cách cho phép sản xuất, tiết và tổng hợp hormone, cũng như thúc đẩy sự liên kết thụ thể, truyền tín hiệu hormone.

    Hàm lượng kẽm cao có thể ảnh hưởng đến hormone, từ đó tác động đến các chức năng hormone tự nhiên, như khả năng sinh sản ở cả nam và nữ…

    7. Vấn đề về thận

    Chất bổ sung kẽm có thể gây ra các vấn đề về thận, đặc biệt khi dùng nhiều hơn giới hạn tối đa hàng ngày (UL). Ở hầu hết người lớn, liều lượng này là 40mg mỗi ngày.

    Khi dùng liều cao trong thời gian dài, kẽm có khả năng gây tổn thương thận do cơ thể cố gắng bài tiết khoáng chất dư thừa. Thận đóng vai trò quan trọng trong việc lọc và loại bỏ chất thải, việc thận quá tải có thể dẫn đến các vấn đề tại thận và sức khỏe nói chung.

    Mời xem thêm video được quan tâm:

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển- Ảnh 1.

    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển

    (Thông tin sức khỏe) - Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể, bao gồm...

    bạn Nên đọc!