spot_img
28.9 C
Ho Chi Minh City
Thứ sáu, 20 Tháng chín, 2024
More

    Lợi ích của đi bộ tại chỗ

    spot_img

    Đi bộ tại chỗ lại tốt cho sức khỏe như thế nào?

    Đi bộ tại chỗ là giải pháp hiệu quả thay thế cho việc đi bộ thông thường ở ngoài trời do không chịu ảnh hưởng của thời tiết nóng, lạnh hay mưa nắng và giảm nguy cơ vấp, té ngã…

    Bên cạnh đó, đi bộ tại chỗ giúp tim đập nhanh hơn, do đó cải thiện sức khỏe tim mạch, đồng thời tăng cường sức mạnh cho đôi chân và giảm nguy cơ té ngã.

    Trên thực tế, đi bộ tại chỗ trong 30 phút có thể đốt cháy khoảng 100 – 200 calo, nên đây cũng là hình thức vận động giúp duy trì cân nặng khỏe mạnh, ít tác động và có lợi cho xương khớp.

    Exercising or walking in place

    Đi bộ tại chỗ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

    Đi bộ tại chỗ thế nào để đạt hiệu quả cao nhất?

    Đi bộ tại chỗ có thể thực hiện ở bất kỳ đâu (trong bếp, trước màn hình tivi, tại bàn làm việc…) và bất cứ khi nào (khi nấu ăn, xem phim, nói chuyện điện thoại, giờ giải lao giữa cuộc họp…).

    Với người chưa quen với hoạt động thể chất nhiều, chuyên gia vật lý trị liệu Christopher Bruscato tại Mỹ khuyên, nên bắt đầu bằng một phút đi bộ tại chỗ và một phút nghỉ ngơi trong 10 phút. Mỗi tuần, hãy tăng thêm thời gian và tốc độ đi bộ, nhưng hãy giữ thời gian nghỉ ngơi ổn định ở mức một phút.

    Bạn có thể sử dụng máy đếm bước chân, ứng dụng hoặc đồng hồ thông minh để theo dõi bước chân, đặt mục tiêu phù hợp với bản thân để tạo động lực duy trì thường xuyên.

    Tuy nhiên, không nên tập quá sức, nếu có vấn đề về thăng bằng, bạn có thể đi bộ tại chỗ với một tay chống vào lưng ghế hoặc tường để hỗ trợ. Bạn có thể bắt đầu với tốc độ thoải mái và di chuyển nhanh hơn khi sức bền đã được cải thiện.

    • Đi giày và mặc quần áo thoải mái, thoáng khí.
    • Di chuyển cánh tay: Vung tay từ bên này sang bên kia khi đi bộ tại chỗ sẽ giúp bạn đốt cháy nhiều calo hơn.
    • Nâng chân: Đối với người mới bắt đầu, hãy bắt đầu bằng cách hơi nâng đầu gối lên khi bạn đi tại chỗ. Đối với động tác nâng cao, hãy thử diễu hành tại chỗ hoặc bước nhanh hơn.
    • Đặt mục tiêu: Bạn nên bắt đầu với 7.500 bước và đặt mục tiêu đạt trên 10.000 bước mỗi ngày để có được lợi ích tối đa của đi bộ tại chỗ.
    1000_F_416714229_gZzlKwMB0YrKnICjmzHStbJ2ku8RHqZo

    Khi đi bộ tại chỗ bạn nên đặt mục tiêu để tạo động lực cho bản thân.

    Có thể kết hợp hoạt động nào khi đi bộ tại chỗ

    Đôi khi đi bộ tại chỗ khiến bạn cảm thấy nhàm chán, lúc này, bạn có thể kết hợp một số hoạt động để tăng cường số giờ và cường độ vận động mỗi ngày.

    Ngồi xuống, đứng lên: Ngồi trên một chiếc ghế chắc chắn và đứng lên, lý tưởng nhất là không dùng tay. Lặp lại các động tác này, thực hiện tối đa ba hiệp, mỗi hiệp 10 lần.

    Bước ngang: Thay vì bước từ trước ra sau, hãy bước từ bên này sang bên kia. Sử dụng mặt sau của ghế để giữ thăng bằng nếu cần. Giống như khi đi bộ, hãy bắt đầu với một phút bước ngang và một phút nghỉ trong 10 phút.

    Giữ thăng bằng bằng một chân: Giữ thăng bằng trên chân trái, sau đó đổi sang chân phải. Giữ chặt mặt sau của ghế nếu cần. Cố gắng giữ thăng bằng ba lần trên mỗi chân trong 30 giây mỗi lần. Theo thời gian, bạn sẽ có thể giữ thăng bằng trong thời gian dài hơn và không cần ghế.

    Ngoài ra, có thể thực hiện một vài động tác chống đẩy hoặc gập bụng giữa các lần đi bộ tại chỗ.

    Đi bộ tại chỗ giúp bạn cải thiện sức khỏe tim mạch, sức mạnh chân, sự cân bằng và cân nặng khỏe mạnh.

    Hình thức tập luyện này rất phù hợp với những trường hợp có vấn đề về sức khỏe không thể hoạt động thể chất ngoài trời, sống trong khu vực mất an ninh hoặc người không có thời gian dành riêng cho tập luyện.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Bị nước ăn chân bôi thuốc gì cho nhanh khỏi?- Ảnh 1.

    Bị nước ăn chân bôi thuốc gì cho nhanh khỏi?

    (Thông tin sức khỏe) - Nước ăn chân hay là nấm kẽ chân là một bệnh thường phát triển trong mùa mưa, lũ. Do...

    Giun đũa chó mèo nguy hiểm như thế nào đến cơ thể?

    (Thông tin sức khỏe) - Giun đũa chó mèo (Toxocara canis ở chó và Toxocara cati ở mèo) là một loại ký sinh trùng...
    Bị nước ăn chân bôi thuốc gì cho nhanh khỏi?- Ảnh 1.

    Bị nước ăn chân bôi thuốc gì cho nhanh khỏi?

    (Thông tin sức khỏe) - Nước ăn chân hay là nấm kẽ chân là một bệnh thường phát triển trong mùa mưa, lũ. Do...

    Giun đũa chó mèo nguy hiểm như thế nào đến cơ thể?

    (Thông tin sức khỏe) - Giun đũa chó mèo (Toxocara canis ở chó và Toxocara cati ở mèo) là một loại ký sinh trùng...

    Biểu hiện nhận biết các giai đoạn của bệnh xơ gan

    (Thông tin sức khỏe) - Xơ gan là một bệnh mạn tính của gan được đặc trưng bởi sự thay thế mô gan bằng...

    bạn Nên đọc!

    Bị nước ăn chân bôi thuốc gì cho nhanh khỏi?

    (Thông tin sức khỏe) - Nước ăn chân hay là nấm kẽ chân là một bệnh thường phát triển trong mùa mưa, lũ. Do khí hậu ẩm ướt tạo điều kiện cho nấm trichophyton rubrum phát triển và gây bệnh ở các kẽ ngón chân. Điều trị bệnh không khó, nhưng cần biết dùng thuốc đúng mới mang lại hiệu quả.

    Lợi ích của đi bộ tại chỗ

    Đi bộ tại chỗ lại tốt cho sức khỏe như thế nào?

    Đi bộ tại chỗ là giải pháp hiệu quả thay thế cho việc đi bộ thông thường ở ngoài trời do không chịu ảnh hưởng của thời tiết nóng, lạnh hay mưa nắng và giảm nguy cơ vấp, té ngã…

    Bên cạnh đó, đi bộ tại chỗ giúp tim đập nhanh hơn, do đó cải thiện sức khỏe tim mạch, đồng thời tăng cường sức mạnh cho đôi chân và giảm nguy cơ té ngã.

    Trên thực tế, đi bộ tại chỗ trong 30 phút có thể đốt cháy khoảng 100 – 200 calo, nên đây cũng là hình thức vận động giúp duy trì cân nặng khỏe mạnh, ít tác động và có lợi cho xương khớp.

    Exercising or walking in place

    Đi bộ tại chỗ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

    Đi bộ tại chỗ thế nào để đạt hiệu quả cao nhất?

    Đi bộ tại chỗ có thể thực hiện ở bất kỳ đâu (trong bếp, trước màn hình tivi, tại bàn làm việc…) và bất cứ khi nào (khi nấu ăn, xem phim, nói chuyện điện thoại, giờ giải lao giữa cuộc họp…).

    Với người chưa quen với hoạt động thể chất nhiều, chuyên gia vật lý trị liệu Christopher Bruscato tại Mỹ khuyên, nên bắt đầu bằng một phút đi bộ tại chỗ và một phút nghỉ ngơi trong 10 phút. Mỗi tuần, hãy tăng thêm thời gian và tốc độ đi bộ, nhưng hãy giữ thời gian nghỉ ngơi ổn định ở mức một phút.

    Bạn có thể sử dụng máy đếm bước chân, ứng dụng hoặc đồng hồ thông minh để theo dõi bước chân, đặt mục tiêu phù hợp với bản thân để tạo động lực duy trì thường xuyên.

    Tuy nhiên, không nên tập quá sức, nếu có vấn đề về thăng bằng, bạn có thể đi bộ tại chỗ với một tay chống vào lưng ghế hoặc tường để hỗ trợ. Bạn có thể bắt đầu với tốc độ thoải mái và di chuyển nhanh hơn khi sức bền đã được cải thiện.

    • Đi giày và mặc quần áo thoải mái, thoáng khí.
    • Di chuyển cánh tay: Vung tay từ bên này sang bên kia khi đi bộ tại chỗ sẽ giúp bạn đốt cháy nhiều calo hơn.
    • Nâng chân: Đối với người mới bắt đầu, hãy bắt đầu bằng cách hơi nâng đầu gối lên khi bạn đi tại chỗ. Đối với động tác nâng cao, hãy thử diễu hành tại chỗ hoặc bước nhanh hơn.
    • Đặt mục tiêu: Bạn nên bắt đầu với 7.500 bước và đặt mục tiêu đạt trên 10.000 bước mỗi ngày để có được lợi ích tối đa của đi bộ tại chỗ.
    1000_F_416714229_gZzlKwMB0YrKnICjmzHStbJ2ku8RHqZo

    Khi đi bộ tại chỗ bạn nên đặt mục tiêu để tạo động lực cho bản thân.

    Có thể kết hợp hoạt động nào khi đi bộ tại chỗ

    Đôi khi đi bộ tại chỗ khiến bạn cảm thấy nhàm chán, lúc này, bạn có thể kết hợp một số hoạt động để tăng cường số giờ và cường độ vận động mỗi ngày.

    Ngồi xuống, đứng lên: Ngồi trên một chiếc ghế chắc chắn và đứng lên, lý tưởng nhất là không dùng tay. Lặp lại các động tác này, thực hiện tối đa ba hiệp, mỗi hiệp 10 lần.

    Bước ngang: Thay vì bước từ trước ra sau, hãy bước từ bên này sang bên kia. Sử dụng mặt sau của ghế để giữ thăng bằng nếu cần. Giống như khi đi bộ, hãy bắt đầu với một phút bước ngang và một phút nghỉ trong 10 phút.

    Giữ thăng bằng bằng một chân: Giữ thăng bằng trên chân trái, sau đó đổi sang chân phải. Giữ chặt mặt sau của ghế nếu cần. Cố gắng giữ thăng bằng ba lần trên mỗi chân trong 30 giây mỗi lần. Theo thời gian, bạn sẽ có thể giữ thăng bằng trong thời gian dài hơn và không cần ghế.

    Ngoài ra, có thể thực hiện một vài động tác chống đẩy hoặc gập bụng giữa các lần đi bộ tại chỗ.

    Đi bộ tại chỗ giúp bạn cải thiện sức khỏe tim mạch, sức mạnh chân, sự cân bằng và cân nặng khỏe mạnh.

    Hình thức tập luyện này rất phù hợp với những trường hợp có vấn đề về sức khỏe không thể hoạt động thể chất ngoài trời, sống trong khu vực mất an ninh hoặc người không có thời gian dành riêng cho tập luyện.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Bị nước ăn chân bôi thuốc gì cho nhanh khỏi?- Ảnh 1.

    Bị nước ăn chân bôi thuốc gì cho nhanh khỏi?

    (Thông tin sức khỏe) - Nước ăn chân hay là nấm kẽ chân là một bệnh thường phát triển trong mùa mưa, lũ. Do...

    Giun đũa chó mèo nguy hiểm như thế nào đến cơ thể?

    (Thông tin sức khỏe) - Giun đũa chó mèo (Toxocara canis ở chó và Toxocara cati ở mèo) là một loại ký sinh trùng...
    Bị nước ăn chân bôi thuốc gì cho nhanh khỏi?- Ảnh 1.

    Bị nước ăn chân bôi thuốc gì cho nhanh khỏi?

    (Thông tin sức khỏe) - Nước ăn chân hay là nấm kẽ chân là một bệnh thường phát triển trong mùa mưa, lũ. Do...

    Giun đũa chó mèo nguy hiểm như thế nào đến cơ thể?

    (Thông tin sức khỏe) - Giun đũa chó mèo (Toxocara canis ở chó và Toxocara cati ở mèo) là một loại ký sinh trùng...

    Biểu hiện nhận biết các giai đoạn của bệnh xơ gan

    (Thông tin sức khỏe) - Xơ gan là một bệnh mạn tính của gan được đặc trưng bởi sự thay thế mô gan bằng...

    bạn Nên đọc!

    Bị nước ăn chân bôi thuốc gì cho nhanh khỏi?

    (Thông tin sức khỏe) - Nước ăn chân hay là nấm kẽ chân là một bệnh thường phát triển trong mùa mưa, lũ. Do khí hậu ẩm ướt tạo điều kiện cho nấm trichophyton rubrum phát triển và gây bệnh ở các kẽ ngón chân. Điều trị bệnh không khó, nhưng cần biết dùng thuốc đúng mới mang lại hiệu quả.