spot_img
27.3 C
Ho Chi Minh City
Thứ sáu, 20 Tháng chín, 2024
More

    Ai không nên dùng hải sâm?

    spot_img

    Tuy nhiên, dù thuốc có tốt đến đâu thì sẽ vẫn có nhiều trường hợp được khuyến cáo không nên sử dụng. Dưới đây là một số lưu ý khi dùng hải sâm.

    Những lợi ích của hải sâm

    Tăng cường chức chức năng miễn dịch của cơ thể: Hải sâm có chứa các vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa, và có một lượng lysine nhất định, có tác dụng tăng cường chức năng miễn dịch, cải thiện chức năng của mô thần kinh trung ương. Ngoài ra trong hải sâm chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như Vitamin A, Vitamin C, Riboflavin, chất chống oxy hóa, Magiê, Can xi, Calo, Potein, Chất béo, Carbohydrate, Chất xơ, đường. Những chất dinh dưỡng này có thể cải thiện chức năng của hệ thống miễn dịch, tăng cường sức đề kháng của cơ thể và giảm tỷ lệ mắc bệnh.

    Cải thiện giấc ngủ: Hải sâm rất giàu vitamin và khoáng chất, đặc biệt là canxi, magie và các khoáng chất khác có tác dụng tốt trong việc cải thiện chất lượng giấc ngủ. Ngoài ra, hải sâm còn chứa một số axit amin đặc biệt, có thể thúc đẩy quá trình tiết chất dẫn truyền thần kinh trong não, giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ, giảm chứng mất ngủ và các vấn đề khác.

    Làm đẹp da: Hải sâm rất giàu collagen, thành phần chính tạo nên độ đàn hồi và săn chắc của da. Ăn hải sâm có thể giúp cải thiện tình trạng da, giảm nếp nhăn, giúp da mịn màng và tươi trẻ hơn.

    Ổn định tim mạch: Dùng hải sâm có tác dụng giảm cholesterol, điều hòa huyết áp, hạ lipid máu, cải thiện sức khỏe tim mạch. Sử dụng hải sâm vừa phải, hợp lý có thể giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch.

    Tăng cường sức khỏe của tiêu hóa: Hải sâm được cho là có tác dụng tăng cường tiêu hóa cho dạ dày. Các polysacarit trong hải sâm có thể thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, tăng cảm giác thèm ăn và cải thiện các vấn đề như khó tiêu cho tiêu hóa và giúp dạ dày khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên, nếu dùng nhiều thì lại phản tác dụng.

    Những trường hợp sau đây không nên dùng hải sâm

    Trẻ em:Hiện nay, một số phụ huynh nghe nói hải sâm có giá trị dinh dưỡng cao nên thường xuyên mua về cho trẻ sử dụng, để giúp trẻ tăng trưởng và phát triển trí tuệ cũng như thể lực. Tuy nhiên, trong hải sâm có một số chất đặc biệt có khả năng gây gánh nặng nhất định cho dạ dày, đặc biệt là với trẻ em chức năng cơ thể còn yếu vì thế nếu sử dụng hải sâm quá mức sẽ gây ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển của đường tiêu hóa, thậm chí có thể khiến cho cơ thể không thể hấp thụ các chất dinh dưỡng khác, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

    Người mắc bệnh tuyến giáp, cường giáp: Hải sâm chứa hàm lượng iốt cao, có lợi cho người có chức năng tuyến giáp bình thường. Tuy nhiên, đối với những người có vấn đề về tuyến giáp, thừa iốt có thể gây rối loạn chức năng tuyến giáp. Vì vậy, những người có vấn đề về tuyến giáp tốt nhất là theo lời khuyên của bác sĩ có chuyên môn khi muốn sử dụng hải sâm.

    Người bị gout: Bệnh nhân gout cần ăn nhiều thực phẩm có hàm lượng purine thấp trong chế độ ăn hàng ngày, nhưng hải sâm lại nằm trong phạm vi có hàm lượng purine cao. Vì vậy, bệnh nhân gout không nên ăn.

    Người hay có cơ thể nhiệt: Hải sâm là loại thực phẩm rất bổ dưỡng với hàm lượng protein cao. Nếu dùng bởi người có tính hỏa gan mạnh, sẽ làm trầm trọng thêm trạng thái nóng ẩm trong cơ thể, tăng gánh nặng cho gan, ảnh hưởng đến chức năng gan.

    Người thừa cân: Mặc dù hải sâm chúng bổ sung một số chất dinh dưỡng mà cơ thể thiếu nhưng chúng gián tiếp gây ra ảnh hưởng đến cơ thể, làm mất cân bằng tuần hoàn trong cơ thể.

    Ai không nên dùng hải sâm?- Ảnh 1.

    Hải sâm là một thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng ăn được.

    Lưu ý dùng hải sâm với các thực phẩm khác

    Có nhiều khuyến cáo cho rằng khi ăn hải sâm, thì không nên ăn hồng, giấm, nho, táo gai và các loại trái cây có axit tannic khác, vì axit tannic có trong trái cây có thể khiến protein có trong hải sâm đông lại, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa, hấp thụ của cơ thể con người, dẫn đến khó tiêu và buồn nôn và nôn.

    Thời tiết miền bắc nước ta vào mùa xuân tương đối hanh khô. Hải sâm chứa nhiều hoạt chất sinh học như mucopolysaccharides có tính axit, saponin và collagen. Tiêu thụ quá nhiều sẽ khiến các triệu chứng nóng trong người trở nên trầm trọng hơn.

    Không nên ăn quá nhiều hải sâm. Vì cứ 100 gam hải sâm chứa 14,9 gam protein, 0,9 gam chất béo, 0,4 gam carbohydrate, 357 mg canxi, 12 mg phốt pho và 2,4 mg sắt. Ngoài ra, còn chứa các vitamin B1, vitamin B2, và niacin. Giá trị dinh dưỡng của nó tương đối cao, ăn quá nhiều dễ dẫn đến làm tăng gánh nặng cho gan và thận và gây khó chịu cho tiêu hóa.

    Phương pháp sử dụng tốt nhất của hải sâm đó là luộc, hầm, hấp. Đây là phương pháp có thể đảm bảo tốt nhất các chất dinh dưỡng có trong hải sâm không dễ bị mất đi, các chất được bảo tồn nguyên vẹn, và thơm ngon giúp cho tiêu hóa dễ hấp thu hơn.

    Tuy hải sâm là sản phẩm có tác dụng bồi bổ cơ thể rất tốt nhưng không có nghĩa là bạn có thể sử dụng tùy tiện nếu không hiểu rõ về chống chỉ định khi sử dụng. Tốt nhất khi sử dụng một loại thực phẩm hay thuốc bổ nào đó bạn nên tham khảo ý của bác sĩ có chuyên môn để được tư vấn về sử dụng các sản phẩm một cách an toàn, hiểu quả tốt nhất.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển- Ảnh 1.

    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển

    (Thông tin sức khỏe) - Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể, bao gồm...

    bạn Nên đọc!

    Ai không nên dùng hải sâm?

    Tuy nhiên, dù thuốc có tốt đến đâu thì sẽ vẫn có nhiều trường hợp được khuyến cáo không nên sử dụng. Dưới đây là một số lưu ý khi dùng hải sâm.

    Những lợi ích của hải sâm

    Tăng cường chức chức năng miễn dịch của cơ thể: Hải sâm có chứa các vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa, và có một lượng lysine nhất định, có tác dụng tăng cường chức năng miễn dịch, cải thiện chức năng của mô thần kinh trung ương. Ngoài ra trong hải sâm chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như Vitamin A, Vitamin C, Riboflavin, chất chống oxy hóa, Magiê, Can xi, Calo, Potein, Chất béo, Carbohydrate, Chất xơ, đường. Những chất dinh dưỡng này có thể cải thiện chức năng của hệ thống miễn dịch, tăng cường sức đề kháng của cơ thể và giảm tỷ lệ mắc bệnh.

    Cải thiện giấc ngủ: Hải sâm rất giàu vitamin và khoáng chất, đặc biệt là canxi, magie và các khoáng chất khác có tác dụng tốt trong việc cải thiện chất lượng giấc ngủ. Ngoài ra, hải sâm còn chứa một số axit amin đặc biệt, có thể thúc đẩy quá trình tiết chất dẫn truyền thần kinh trong não, giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ, giảm chứng mất ngủ và các vấn đề khác.

    Làm đẹp da: Hải sâm rất giàu collagen, thành phần chính tạo nên độ đàn hồi và săn chắc của da. Ăn hải sâm có thể giúp cải thiện tình trạng da, giảm nếp nhăn, giúp da mịn màng và tươi trẻ hơn.

    Ổn định tim mạch: Dùng hải sâm có tác dụng giảm cholesterol, điều hòa huyết áp, hạ lipid máu, cải thiện sức khỏe tim mạch. Sử dụng hải sâm vừa phải, hợp lý có thể giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch.

    Tăng cường sức khỏe của tiêu hóa: Hải sâm được cho là có tác dụng tăng cường tiêu hóa cho dạ dày. Các polysacarit trong hải sâm có thể thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, tăng cảm giác thèm ăn và cải thiện các vấn đề như khó tiêu cho tiêu hóa và giúp dạ dày khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên, nếu dùng nhiều thì lại phản tác dụng.

    Những trường hợp sau đây không nên dùng hải sâm

    Trẻ em:Hiện nay, một số phụ huynh nghe nói hải sâm có giá trị dinh dưỡng cao nên thường xuyên mua về cho trẻ sử dụng, để giúp trẻ tăng trưởng và phát triển trí tuệ cũng như thể lực. Tuy nhiên, trong hải sâm có một số chất đặc biệt có khả năng gây gánh nặng nhất định cho dạ dày, đặc biệt là với trẻ em chức năng cơ thể còn yếu vì thế nếu sử dụng hải sâm quá mức sẽ gây ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển của đường tiêu hóa, thậm chí có thể khiến cho cơ thể không thể hấp thụ các chất dinh dưỡng khác, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

    Người mắc bệnh tuyến giáp, cường giáp: Hải sâm chứa hàm lượng iốt cao, có lợi cho người có chức năng tuyến giáp bình thường. Tuy nhiên, đối với những người có vấn đề về tuyến giáp, thừa iốt có thể gây rối loạn chức năng tuyến giáp. Vì vậy, những người có vấn đề về tuyến giáp tốt nhất là theo lời khuyên của bác sĩ có chuyên môn khi muốn sử dụng hải sâm.

    Người bị gout: Bệnh nhân gout cần ăn nhiều thực phẩm có hàm lượng purine thấp trong chế độ ăn hàng ngày, nhưng hải sâm lại nằm trong phạm vi có hàm lượng purine cao. Vì vậy, bệnh nhân gout không nên ăn.

    Người hay có cơ thể nhiệt: Hải sâm là loại thực phẩm rất bổ dưỡng với hàm lượng protein cao. Nếu dùng bởi người có tính hỏa gan mạnh, sẽ làm trầm trọng thêm trạng thái nóng ẩm trong cơ thể, tăng gánh nặng cho gan, ảnh hưởng đến chức năng gan.

    Người thừa cân: Mặc dù hải sâm chúng bổ sung một số chất dinh dưỡng mà cơ thể thiếu nhưng chúng gián tiếp gây ra ảnh hưởng đến cơ thể, làm mất cân bằng tuần hoàn trong cơ thể.

    Ai không nên dùng hải sâm?- Ảnh 1.

    Hải sâm là một thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng ăn được.

    Lưu ý dùng hải sâm với các thực phẩm khác

    Có nhiều khuyến cáo cho rằng khi ăn hải sâm, thì không nên ăn hồng, giấm, nho, táo gai và các loại trái cây có axit tannic khác, vì axit tannic có trong trái cây có thể khiến protein có trong hải sâm đông lại, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa, hấp thụ của cơ thể con người, dẫn đến khó tiêu và buồn nôn và nôn.

    Thời tiết miền bắc nước ta vào mùa xuân tương đối hanh khô. Hải sâm chứa nhiều hoạt chất sinh học như mucopolysaccharides có tính axit, saponin và collagen. Tiêu thụ quá nhiều sẽ khiến các triệu chứng nóng trong người trở nên trầm trọng hơn.

    Không nên ăn quá nhiều hải sâm. Vì cứ 100 gam hải sâm chứa 14,9 gam protein, 0,9 gam chất béo, 0,4 gam carbohydrate, 357 mg canxi, 12 mg phốt pho và 2,4 mg sắt. Ngoài ra, còn chứa các vitamin B1, vitamin B2, và niacin. Giá trị dinh dưỡng của nó tương đối cao, ăn quá nhiều dễ dẫn đến làm tăng gánh nặng cho gan và thận và gây khó chịu cho tiêu hóa.

    Phương pháp sử dụng tốt nhất của hải sâm đó là luộc, hầm, hấp. Đây là phương pháp có thể đảm bảo tốt nhất các chất dinh dưỡng có trong hải sâm không dễ bị mất đi, các chất được bảo tồn nguyên vẹn, và thơm ngon giúp cho tiêu hóa dễ hấp thu hơn.

    Tuy hải sâm là sản phẩm có tác dụng bồi bổ cơ thể rất tốt nhưng không có nghĩa là bạn có thể sử dụng tùy tiện nếu không hiểu rõ về chống chỉ định khi sử dụng. Tốt nhất khi sử dụng một loại thực phẩm hay thuốc bổ nào đó bạn nên tham khảo ý của bác sĩ có chuyên môn để được tư vấn về sử dụng các sản phẩm một cách an toàn, hiểu quả tốt nhất.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển- Ảnh 1.

    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển

    (Thông tin sức khỏe) - Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể, bao gồm...

    bạn Nên đọc!