spot_img
25.6 C
Ho Chi Minh City
Thứ năm, 19 Tháng chín, 2024
More

    6 nguy hiểm sẽ gặp nếu ngừng thuốc giữa chừng

    spot_img

    1. Ngừng thuốc giữa chừng khiến tái phát bệnh

    Thuốc được bác sĩ kê đơn cho người bệnh để điều trị hoặc phòng ngừa bệnh. Tuy nhiên, nhiều người khi cảm thấy các dấu hiệu bệnh thuyên giảm đã tự ý bỏ thuốc, ngừng thuốc giữa chừng.

    Theo TS.BS. Suranjit Chatterjee, Bệnh viện Indraprastha Apollo, New Delhi (Ấn Độ), việc ngừng thuốc giữa chừng có thể khiến các triệu chứng ban đầu tái phát. Điều này xảy ra do tình trạng bệnh cơ bản có thể chưa được giải quyết đầy đủ. Ví dụ: Nếu bạn đang dùng thuốc điều trị huyết áp cao và dừng đột ngột, huyết áp có thể tăng vọt trở lại, khiến bạn có nguy cơ bị các biến chứng như đau tim hoặc đột quỵ…

    Trong trường hợp tăng huyết áp có nguyên nhân do các yếu tố nguy cơ, có thể thay đổi được như béo phì, lối sống, hút thuốc, uống rượu, chế độ ăn uống… và huyết áp sẽ được kiểm soát nhờ quản lý các yếu tố nguy cơ này, bác sĩ sẽ giảm liều thuốc dần dần và theo dõi tình trạng của bạn trong khoảng thời gian 1 năm hoặc hơn.

    6 nguy hiểm sẽ gặp nếu ngừng thuốc giữa chừng- Ảnh 1.

    Thuốc được kê đơn với mục đích cải thiện sức khỏe và tinh thần của người bệnh.

    Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân không phải lúc nào cũng nhất quán với các thói quen trong sinh hoạt hàng ngày để giảm thiểu các yếu tố nguy cơ này, nên việc ngừng dùng thuốc sẽ làm huyết áp tăng trở lại.

    Đối với những người có các yếu tố nguy cơ không thể thay đổi được và/hoặc việc thay đổi lối sống không đủ để hạ huyết áp, sẽ cần dùng thuốc. Ví dụ, bệnh đái tháo đường, tiền sử gia đình bị huyết áp cao, tuổi già, chứng ngưng thở khi ngủ hoặc các bệnh như ung thư, bệnh thận mạn tính… Những bệnh nhân này nếu ngừng thuốc giữa chừng sẽ gây hại, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

    2. Điều trị không đầy đủ có thể dẫn đến kháng thuốc

    Nhiều loại thuốc, đặc biệt là thuốc kháng sinh, thuốc chống virus, hoạt động bằng cách nhắm vào các vi khuẩn hoặc virus cụ thể trong cơ thể. Khi chúng ta ngừng dùng những loại thuốc này trước khi hoàn thành liệu trình quy định, sẽ có nguy cơ không loại bỏ hoàn toàn các mầm bệnh gây hại.

    Việc điều trị không đầy đủ này có thể dẫn đến sự sống sót của các chủng vi khuẩn hoặc virus mạnh hơn, có khả năng kháng thuốc cao hơn. Kết quả là, lần sau chúng ta bị bệnh, loại thuốc tương tự có thể không còn hiệu quả nữa, cần phải có phương pháp điều trị mạnh hơn hoặc thay thế.

    3. Tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn

    Trong một số trường hợp, việc ngừng thuốc sớm có thể khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn. Các bệnh mạn tính như đái tháo đường, hen suyễn hoặc rối loạn sức khỏe tâm thần… cần được quản lý nhất quán thông qua thuốc.

    Việc ngừng sử dụng các loại thuốc này mà không có hướng dẫn thích hợp có thể dẫn đến tình trạng sức khỏe suy giảm và nguy cơ xảy ra các trường hợp khẩn cấp về y tế.

    6 nguy hiểm sẽ gặp nếu ngừng thuốc giữa chừng- Ảnh 2.

    Nhiều người cảm thấy sức khỏe tốt hơn đã tự ý ngừng thuốc điều trị.

    4. Gặp hội chứng cai thuốc

    Một số loại thuốc, đặc biệt là những loại thuốc điều trị bệnh tâm thần hoặc bệnh mạn tính… cần có quá trình giảm liều dần dần dưới sự giám sát y tế, để tránh các triệu chứng cai thuốc hoặc phản ứng bất lợi.

    Việc ngừng đột ngột các loại thuốc này có thể nguy hiểm, dẫn đến các tác dụng phụ nghiêm trọng.

    5. Bỏ lỡ cơ hội cải thiện bệnh

    Thuốc được kê đơn với mục đích cải thiện sức khỏe và tinh thần của người bệnh. Nếu ngừng thuốc giữa chừng, sẽ bỏ lỡ những lợi ích tiềm năng mà chúng mang lại.

    Việc hoàn thành liệu trình theo quy định sẽ giúp thuốc có đủ thời gian để phát huy tác dụng tối ưu và mang lại kết quả như mong muốn.

    6. Chi phí chăm sóc sức khỏe tăng cao

    Khi chúng ta không dùng thuốc đầy đủ và sức khỏe sẽ bị xấu đi… thường dẫn đến việc phải đến bác sĩ nhiều hơn, xét nghiệm bổ sung và đôi khi phải nhập viện. Những điều này có thể làm tăng đáng kể chi phí chăm sóc sức khỏe, chưa kể đến những tổn thất về tinh thần và thể chất mà chúng ta và những người thân yêu phải gánh chịu.

    Do đó, để tránh các bất lợi này, người bệnh cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, đủ liều, đủ liệu trình… và giảm liều (khi cần thiết) từ từ theo hướng dẫn của chuyên gia y tế.

    Mời xem thêm video được quan tâm:

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Hướng dẫn chi tiết đăng ký tham gia cuộc thi TÔI KHỎE ĐẸP HƠN lần 3- Ảnh 1.

    Hướng dẫn chi tiết đăng ký tham gia cuộc thi TÔI KHỎE ĐẸP HƠN lần 3

    (Thông tin sức khỏe) - Chính thức khởi động từ 10/9/2024, cuộc thi TÔI KHỎE ĐẸP HƠN lần 3 gồm 3 vòng: Mỗi vòng...
    3 tai nạn thương tích dễ gặp trong mưa lũ cần cảnh giác- Ảnh 1.

    3 tai nạn thương tích dễ gặp trong mưa lũ cần cảnh giác

    (Thông tin sức khỏe) - Trong mùa mưa bão, người dân phải đối mặt với nhiều loại tai nạn thương tích. Nếu không biết...
    Hướng dẫn chi tiết đăng ký tham gia cuộc thi TÔI KHỎE ĐẸP HƠN lần 3- Ảnh 1.

    Hướng dẫn chi tiết đăng ký tham gia cuộc thi TÔI KHỎE ĐẸP HƠN lần 3

    (Thông tin sức khỏe) - Chính thức khởi động từ 10/9/2024, cuộc thi TÔI KHỎE ĐẸP HƠN lần 3 gồm 3 vòng: Mỗi vòng...
    3 tai nạn thương tích dễ gặp trong mưa lũ cần cảnh giác- Ảnh 1.

    3 tai nạn thương tích dễ gặp trong mưa lũ cần cảnh giác

    (Thông tin sức khỏe) - Trong mùa mưa bão, người dân phải đối mặt với nhiều loại tai nạn thương tích. Nếu không biết...
    Khi nào có thể bắt đầu chỉnh nha cho trẻ em?- Ảnh 1.

    Khi nào có thể bắt đầu chỉnh nha cho trẻ em?

    (Thông tin sức khỏe) - Việc phát hiện sớm và điều trị tình trạng bất thường về răng miệng ở trẻ không chỉ giải...

    bạn Nên đọc!

    Hướng dẫn chi tiết đăng ký tham gia cuộc thi TÔI KHỎE ĐẸP HƠN lần 3

    (Thông tin sức khỏe) - Chính thức khởi động từ 10/9/2024, cuộc thi TÔI KHỎE ĐẸP HƠN lần 3 gồm 3 vòng: Mỗi vòng kéo dài 1 tháng, bắt đầu từ 10/9/2024 và dành cho mọi công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên (trừ các trường hợp đặc biệt cần lưu ý về sức khỏe).

    6 nguy hiểm sẽ gặp nếu ngừng thuốc giữa chừng

    1. Ngừng thuốc giữa chừng khiến tái phát bệnh

    Thuốc được bác sĩ kê đơn cho người bệnh để điều trị hoặc phòng ngừa bệnh. Tuy nhiên, nhiều người khi cảm thấy các dấu hiệu bệnh thuyên giảm đã tự ý bỏ thuốc, ngừng thuốc giữa chừng.

    Theo TS.BS. Suranjit Chatterjee, Bệnh viện Indraprastha Apollo, New Delhi (Ấn Độ), việc ngừng thuốc giữa chừng có thể khiến các triệu chứng ban đầu tái phát. Điều này xảy ra do tình trạng bệnh cơ bản có thể chưa được giải quyết đầy đủ. Ví dụ: Nếu bạn đang dùng thuốc điều trị huyết áp cao và dừng đột ngột, huyết áp có thể tăng vọt trở lại, khiến bạn có nguy cơ bị các biến chứng như đau tim hoặc đột quỵ…

    Trong trường hợp tăng huyết áp có nguyên nhân do các yếu tố nguy cơ, có thể thay đổi được như béo phì, lối sống, hút thuốc, uống rượu, chế độ ăn uống… và huyết áp sẽ được kiểm soát nhờ quản lý các yếu tố nguy cơ này, bác sĩ sẽ giảm liều thuốc dần dần và theo dõi tình trạng của bạn trong khoảng thời gian 1 năm hoặc hơn.

    6 nguy hiểm sẽ gặp nếu ngừng thuốc giữa chừng- Ảnh 1.

    Thuốc được kê đơn với mục đích cải thiện sức khỏe và tinh thần của người bệnh.

    Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân không phải lúc nào cũng nhất quán với các thói quen trong sinh hoạt hàng ngày để giảm thiểu các yếu tố nguy cơ này, nên việc ngừng dùng thuốc sẽ làm huyết áp tăng trở lại.

    Đối với những người có các yếu tố nguy cơ không thể thay đổi được và/hoặc việc thay đổi lối sống không đủ để hạ huyết áp, sẽ cần dùng thuốc. Ví dụ, bệnh đái tháo đường, tiền sử gia đình bị huyết áp cao, tuổi già, chứng ngưng thở khi ngủ hoặc các bệnh như ung thư, bệnh thận mạn tính… Những bệnh nhân này nếu ngừng thuốc giữa chừng sẽ gây hại, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

    2. Điều trị không đầy đủ có thể dẫn đến kháng thuốc

    Nhiều loại thuốc, đặc biệt là thuốc kháng sinh, thuốc chống virus, hoạt động bằng cách nhắm vào các vi khuẩn hoặc virus cụ thể trong cơ thể. Khi chúng ta ngừng dùng những loại thuốc này trước khi hoàn thành liệu trình quy định, sẽ có nguy cơ không loại bỏ hoàn toàn các mầm bệnh gây hại.

    Việc điều trị không đầy đủ này có thể dẫn đến sự sống sót của các chủng vi khuẩn hoặc virus mạnh hơn, có khả năng kháng thuốc cao hơn. Kết quả là, lần sau chúng ta bị bệnh, loại thuốc tương tự có thể không còn hiệu quả nữa, cần phải có phương pháp điều trị mạnh hơn hoặc thay thế.

    3. Tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn

    Trong một số trường hợp, việc ngừng thuốc sớm có thể khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn. Các bệnh mạn tính như đái tháo đường, hen suyễn hoặc rối loạn sức khỏe tâm thần… cần được quản lý nhất quán thông qua thuốc.

    Việc ngừng sử dụng các loại thuốc này mà không có hướng dẫn thích hợp có thể dẫn đến tình trạng sức khỏe suy giảm và nguy cơ xảy ra các trường hợp khẩn cấp về y tế.

    6 nguy hiểm sẽ gặp nếu ngừng thuốc giữa chừng- Ảnh 2.

    Nhiều người cảm thấy sức khỏe tốt hơn đã tự ý ngừng thuốc điều trị.

    4. Gặp hội chứng cai thuốc

    Một số loại thuốc, đặc biệt là những loại thuốc điều trị bệnh tâm thần hoặc bệnh mạn tính… cần có quá trình giảm liều dần dần dưới sự giám sát y tế, để tránh các triệu chứng cai thuốc hoặc phản ứng bất lợi.

    Việc ngừng đột ngột các loại thuốc này có thể nguy hiểm, dẫn đến các tác dụng phụ nghiêm trọng.

    5. Bỏ lỡ cơ hội cải thiện bệnh

    Thuốc được kê đơn với mục đích cải thiện sức khỏe và tinh thần của người bệnh. Nếu ngừng thuốc giữa chừng, sẽ bỏ lỡ những lợi ích tiềm năng mà chúng mang lại.

    Việc hoàn thành liệu trình theo quy định sẽ giúp thuốc có đủ thời gian để phát huy tác dụng tối ưu và mang lại kết quả như mong muốn.

    6. Chi phí chăm sóc sức khỏe tăng cao

    Khi chúng ta không dùng thuốc đầy đủ và sức khỏe sẽ bị xấu đi… thường dẫn đến việc phải đến bác sĩ nhiều hơn, xét nghiệm bổ sung và đôi khi phải nhập viện. Những điều này có thể làm tăng đáng kể chi phí chăm sóc sức khỏe, chưa kể đến những tổn thất về tinh thần và thể chất mà chúng ta và những người thân yêu phải gánh chịu.

    Do đó, để tránh các bất lợi này, người bệnh cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, đủ liều, đủ liệu trình… và giảm liều (khi cần thiết) từ từ theo hướng dẫn của chuyên gia y tế.

    Mời xem thêm video được quan tâm:

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Hướng dẫn chi tiết đăng ký tham gia cuộc thi TÔI KHỎE ĐẸP HƠN lần 3- Ảnh 1.

    Hướng dẫn chi tiết đăng ký tham gia cuộc thi TÔI KHỎE ĐẸP HƠN lần 3

    (Thông tin sức khỏe) - Chính thức khởi động từ 10/9/2024, cuộc thi TÔI KHỎE ĐẸP HƠN lần 3 gồm 3 vòng: Mỗi vòng...
    3 tai nạn thương tích dễ gặp trong mưa lũ cần cảnh giác- Ảnh 1.

    3 tai nạn thương tích dễ gặp trong mưa lũ cần cảnh giác

    (Thông tin sức khỏe) - Trong mùa mưa bão, người dân phải đối mặt với nhiều loại tai nạn thương tích. Nếu không biết...
    Hướng dẫn chi tiết đăng ký tham gia cuộc thi TÔI KHỎE ĐẸP HƠN lần 3- Ảnh 1.

    Hướng dẫn chi tiết đăng ký tham gia cuộc thi TÔI KHỎE ĐẸP HƠN lần 3

    (Thông tin sức khỏe) - Chính thức khởi động từ 10/9/2024, cuộc thi TÔI KHỎE ĐẸP HƠN lần 3 gồm 3 vòng: Mỗi vòng...
    3 tai nạn thương tích dễ gặp trong mưa lũ cần cảnh giác- Ảnh 1.

    3 tai nạn thương tích dễ gặp trong mưa lũ cần cảnh giác

    (Thông tin sức khỏe) - Trong mùa mưa bão, người dân phải đối mặt với nhiều loại tai nạn thương tích. Nếu không biết...
    Khi nào có thể bắt đầu chỉnh nha cho trẻ em?- Ảnh 1.

    Khi nào có thể bắt đầu chỉnh nha cho trẻ em?

    (Thông tin sức khỏe) - Việc phát hiện sớm và điều trị tình trạng bất thường về răng miệng ở trẻ không chỉ giải...

    bạn Nên đọc!

    Hướng dẫn chi tiết đăng ký tham gia cuộc thi TÔI KHỎE ĐẸP HƠN lần 3

    (Thông tin sức khỏe) - Chính thức khởi động từ 10/9/2024, cuộc thi TÔI KHỎE ĐẸP HƠN lần 3 gồm 3 vòng: Mỗi vòng kéo dài 1 tháng, bắt đầu từ 10/9/2024 và dành cho mọi công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên (trừ các trường hợp đặc biệt cần lưu ý về sức khỏe).