spot_img
26.7 C
Ho Chi Minh City
Thứ sáu, 20 Tháng chín, 2024
More

    9 câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh bạch sản

    spot_img

    Bạch sản là tình trạng thường gây ra các đốm xám hoặc trắng bên trong miệng. Chúng thường xuất hiện trên nướu, vòm miệng hoặc lưỡi. Đó là phản ứng của miệng đối với sự kích thích liên tục của màng nhầy bên trong miệng.

    Hút thuốc hoặc nhai thuốc lá là yếu tố nguy cơ phổ biến nhất của bệnh bạch sản, mặc dù các chất kích thích khác cũng có thể gây ra tình trạng này. Nhiễm virus Epstein – Barr là nguyên nhân chính gây ra căn bệnh này. Loại virus này sẽ tồn tại dai dẳng trong cơ thể và có thể bùng phát bệnh ở bất kỳ thời điểm nào, nhất là ở những người có các rối loạn miễn dịch.

    1. Bệnh bạch sản có nguy hiểm không?

    Bệnh bạch sản tương đối hiếm. Nó chỉ ảnh hưởng đến ít hơn 5% số người trên toàn thế giới. Bệnh bạch sản thường xuất hiện nhiều ở nam giới. Tỷ lệ mắc bệnh ở nam – nữ là 2:1. Bên cạnh đó, hầu hết các trường hợp bạch sản đều xảy ra ở những người trong độ tuổi từ 50 – 70.

    Bệnh bạch sản không nguy hiểm và không gây hại cho cơ thể. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bệnh có thể diễn tiến xấu thành ung thư miệng và kéo theo nhiều vấn đề sức khỏe liên quan.

    Theo BSNT. Phan Bích Hằng, Trường Đại học Y Hà Nội: Trong thực tế, các vết bạch sản lành tính đều tự lành và không cần bất kỳ phương pháp điều trị nào chỉ cần tránh các yếu tố có thể gây ra bệnh bạch sản, chẳng hạn như sử dụng thuốc lá…

    9 câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh bạch sản- Ảnh 1.

    Bệnh bạch sản không nguy hiểm và không gây hại cho cơ thể.

    2. Bệnh bạch sản có trở thành ung thư miệng hay không?

    Không phải mọi mảng trắng trong miệng đều trở thành ung thư. Mặc dù nó được coi là một rối loạn ác tính tiềm tàng nhưng sự tiến triển ác tính tổng thể của bệnh bạch sản miệng là khoảng 5% hoặc hơn. Sinh thiết là cách duy nhất để xác định xem bệnh bạch sản có thể trở thành ung thư miệng hay không.

    Theo TS.BS Nguyễn Thị Lai, chuyên khoa Da liễu, sinh thiết da tại vết trắng được khuyến cáo nên làm cho tất cả các bệnh nhân mắc bạch sản niêm. Nếu có dấu hiệu tiền ung thư hoặc ung thư thì phải lấy đi các vết trắng bằng đốt điện hoặc tốt nhất là bằng laser CO2 nếu tổn thương nhỏ, còn tổn thương lớn hơn thì phải phẫu thuật. Nếu sinh thiết da bình thường thì vẫn cần phải theo dõi thêm.

    Theo các chuyên gia ước tính, trong vòng 15 năm, khoảng 3-17,5% người bị bạch sản sẽ phát triển thành ung thư biểu mô tế bào vảy. Các nhà nghiên cứu y học đang nghiên cứu lý do tại sao và khi nào bạch sản có thể trở thành ung thư. Ví dụ, bạch sản trên nướu ít có khả năng trở thành ung thư hơn bạch sản trên lưỡi hoặc sàn miệng.

    3. Cách nào ngăn chặn yếu tố gây tái phát bệnh bạch sản?

    Các nghiên cứu cho thấy bạch sản tái phát khoảng 15% sau khi được loại bỏ. Biện pháp điều trị đầu tiên đối với bệnh bạch sản miệng là ngăn chặn yếu tố gây bệnh. Tuy nhiên, đối với tổn thương tái phát với mức độ loạn sản từ trung bình đến nặng (đặc điểm ung thư), bác sĩ sẽ đề nghị phẫu thuật cắt bỏ hoặc phẫu thuật laser, đặc biệt đối với tổn thương xuất hiện ở mặt bụng và mặt bên của lưỡi, sàn miệng, vòm miệng mềm và hầu họng. Bác sĩ cũng sẽ thực hiện giám sát chặt chẽ và theo dõi các tổn thương ở các vị trí khác. Thông thường, bác sĩ sẽ tư vấn phẫu thuật cắt bỏ các tổn thương màu đỏ (hồng sản bạch cầu) và bạch sản mụn cóc tăng sinh.

    Nếu bệnh nhân đã phẫu thuật để loại bỏ bạch sản, bác sĩ thường khuyên nên tái khám sau mỗi 6-12 tháng trong vài năm. Các chuyên gia thường khuyên nên đến nha sĩ 6 tháng một lần để chăm sóc răng miệng định kỳ.

    4. Bệnh bạch sản có điều trị khỏi được không?

    Bệnh bạch sản có thể chữa khỏi hoàn toàn và không gây nguy hiểm nếu phát hiện sớm và có biện pháp điều trị đúng cách. Do vậy, khi nhận thấy các dấu hiệu sớm của bệnh, cần tới bác sĩ khám ngay để có hướng điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, việc thăm khám sức khỏe răng miệng định kỳ cũng đóng vai trò quan trọng giúp ngăn ngừa và kiểm soát bệnh bạch sản hiệu quả.

    9 câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh bạch sản- Ảnh 2.

    Khám sức khỏe răng miệng định kỳ cũng đóng vai trò quan trọng giúp ngăn ngừa và kiểm soát bệnh bạch sản. (Ảnh minh họa)

    5. Bệnh bạch sản miệng có lây không?

    Bệnh bạch sản niêm mạc miệng là bệnh không lây nhiễm từ người này sang người khác. Nếu phát hiện các mảng trắng trong miệng, nên khám càng sớm càng tốt. Mặc dù hầu hết các trường hợp mắc bệnh bạch sản không nguy hiểm nhưng nếu phát hiện càng sớm thì tỷ lệ điều trị thành công càng cao.

    6. Phân biệt bệnh bạch sản với nấm miệng

    Theo PGS.TS Lê Minh Kỳ – Khoa Y dược, Đại học Quốc gia, Hà Nội, nhiều bệnh nhân bạch sản bị nhầm lẫn với tưa miệng. Tưa là một dạng nhiễm nấm ở miệng và thường mềm hơn so với bạch sản, có thể dễ chảy máu hơn. Hầu hết các trường hợp nhập viện để điều trị bệnh bạch sản đều ở giai đoạn muộn, bệnh thường chuyển sang giai đoạn tiền ung thư hoặc ung thư.

    Nếu nghi ngờ mắc bệnh bạch sản, bước đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành khám răng miệng. Trong quá trình khám, các vết loét trong khoang miệng sẽ cần kiểm tra cẩn thận để xem có phải là của bệnh bạch sản hay không. Bởi hoàn toàn có thể nhầm lẫn tình trạng này với bệnh nấm miệng. Thông thường, các vết loét mà bệnh nấm miệng gây ra thường nhẹ hơn rất nhiều với các vết loét của bệnh bạch sản và dễ chảy máu. Ngoài ra, bác sĩ còn làm một số xét nghiệm khác để xác định nguyên nhân gây ra bệnh. Đây là yếu tố quan trọng giúp tìm ra phương pháp điều trị và có thể ngăn ngừa các vết loét phát triển thêm.

    7. Chăm sóc bệnh nhân bạch sản tại nhà

    Bệnh nhân bạch sản cần tránh sử dụng thuốc lá và rượu, đây là 2 yếu tố nguy cơ chính gây ra tình trạng này. Cần thay đổi lối sống lành mạnh giúp tăng cường thể trạng, nâng cao sức đề kháng bằng cách:

    • Chế độ ăn tăng cường sức đề kháng: Đảm bảo dinh dưỡng trong quá trình điều trị. Bổ sung các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như trái cây, rau củ có màu sắc sặc sỡ, các loại hạt. Chế độ ăn có hàm lượng protein cao như thịt, trứng, sữa… Bổ sung vitamin và khoáng chất hàng ngày nếu cần.
    • Uống đủ nước: Giúp da và niêm mạc luôn được cung cấp đủ độ ẩm.
    • Hạn chế các thực phẩm cay nóng, kích ứng: Có thể làm tình trạng viêm trở nên tồi tệ hơn.
    • Giảm căng thẳng: Thư giãn tâm trí, tập yoga, thiền, nghe nhạc…
    • Ngủ đủ giấc: Giúp cơ thể phục hồi và tăng cường hệ miễn dịch.
    • Vệ sinh răng miệng tốt: Sử dụng kem đánh răng, nước súc miệng hoặc nước muối loãng, trà xanh để làm sạch miệng và hỗ trợ làm lành vết tổn thương.
    • Thường xuyên thăm khám sức khỏe tổng quát định kỳ.

    8. Đông y có điều trị được bệnh bạch sản không?

    Y học cổ truyền (Đông y) đã được sử dụng từ lâu đời để điều trị nhiều loại bệnh khác nhau. Tuy nhiên, bệnh bạch sản không có trong danh mục các bệnh của y học cổ truyền.

    Đông y quan niệm rằng các bệnh viêm do virus như bệnh bạch sản là do sự mất cân bằng giữa âm dương, khí huyết trong cơ thể. Các bài thuốc, phương pháp điều trị của y học cổ truyền thường hướng tới việc cân bằng lại khí huyết, từ đó cải thiện tình trạng bệnh.

    Một số bài thuốc y học cổ truyền có tác dụng giảm viêm, tăng cường miễn dịch, giúp cơ thể tự chữa lành hoặc giúp cải thiện các triệu chứng đi kèm như ngứa, khó chịu, giúp người bệnh cảm thấy thoải mái hơn. Tuy nhiên, hiệu quả của các bài thuốc y học cổ truyền trong điều trị bệnh bạch sản chưa được chứng minh bằng các nghiên cứu khoa học. Để đạt được hiệu quả tốt nhất, người bệnh nên kết hợp điều trị bằng y học cổ truyền với các phương pháp điều trị hiện đại khác theo chỉ định của bác sĩ.

    9. Chi phí điều trị bệnh bạch sản

    Chi phí điều trị bệnh bạch sản có thể dao động và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Các trường hợp bệnh nhẹ, diện tích tổn thương nhỏ thường có chi phí điều trị thấp hơn so với các trường hợp bệnh nặng, diện tích tổn thương lớn. Việc kết hợp nhiều phương pháp điều trị khác nhau có thể giúp tăng hiệu quả nhưng cũng làm tăng chi phí.

    Bệnh bạch sản là một bệnh mạn tính cần kiên trì điều trị trong thời gian dài. Vì vậy, việc lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp và tiết kiệm là rất quan trọng. Trong trường hợp nghi ngờ mắc bệnh bạch sản niêm mạc miệng cần đến ngay bệnh viện để được chấn đoán và điều trị kịp thời, tránh để các nốt này phát triển nặng lên, thậm chí thành ung thư nguy hiểm.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển- Ảnh 1.

    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển

    (Thông tin sức khỏe) - Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể, bao gồm...

    bạn Nên đọc!

    9 câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh bạch sản

    Bạch sản là tình trạng thường gây ra các đốm xám hoặc trắng bên trong miệng. Chúng thường xuất hiện trên nướu, vòm miệng hoặc lưỡi. Đó là phản ứng của miệng đối với sự kích thích liên tục của màng nhầy bên trong miệng.

    Hút thuốc hoặc nhai thuốc lá là yếu tố nguy cơ phổ biến nhất của bệnh bạch sản, mặc dù các chất kích thích khác cũng có thể gây ra tình trạng này. Nhiễm virus Epstein – Barr là nguyên nhân chính gây ra căn bệnh này. Loại virus này sẽ tồn tại dai dẳng trong cơ thể và có thể bùng phát bệnh ở bất kỳ thời điểm nào, nhất là ở những người có các rối loạn miễn dịch.

    1. Bệnh bạch sản có nguy hiểm không?

    Bệnh bạch sản tương đối hiếm. Nó chỉ ảnh hưởng đến ít hơn 5% số người trên toàn thế giới. Bệnh bạch sản thường xuất hiện nhiều ở nam giới. Tỷ lệ mắc bệnh ở nam – nữ là 2:1. Bên cạnh đó, hầu hết các trường hợp bạch sản đều xảy ra ở những người trong độ tuổi từ 50 – 70.

    Bệnh bạch sản không nguy hiểm và không gây hại cho cơ thể. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bệnh có thể diễn tiến xấu thành ung thư miệng và kéo theo nhiều vấn đề sức khỏe liên quan.

    Theo BSNT. Phan Bích Hằng, Trường Đại học Y Hà Nội: Trong thực tế, các vết bạch sản lành tính đều tự lành và không cần bất kỳ phương pháp điều trị nào chỉ cần tránh các yếu tố có thể gây ra bệnh bạch sản, chẳng hạn như sử dụng thuốc lá…

    9 câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh bạch sản- Ảnh 1.

    Bệnh bạch sản không nguy hiểm và không gây hại cho cơ thể.

    2. Bệnh bạch sản có trở thành ung thư miệng hay không?

    Không phải mọi mảng trắng trong miệng đều trở thành ung thư. Mặc dù nó được coi là một rối loạn ác tính tiềm tàng nhưng sự tiến triển ác tính tổng thể của bệnh bạch sản miệng là khoảng 5% hoặc hơn. Sinh thiết là cách duy nhất để xác định xem bệnh bạch sản có thể trở thành ung thư miệng hay không.

    Theo TS.BS Nguyễn Thị Lai, chuyên khoa Da liễu, sinh thiết da tại vết trắng được khuyến cáo nên làm cho tất cả các bệnh nhân mắc bạch sản niêm. Nếu có dấu hiệu tiền ung thư hoặc ung thư thì phải lấy đi các vết trắng bằng đốt điện hoặc tốt nhất là bằng laser CO2 nếu tổn thương nhỏ, còn tổn thương lớn hơn thì phải phẫu thuật. Nếu sinh thiết da bình thường thì vẫn cần phải theo dõi thêm.

    Theo các chuyên gia ước tính, trong vòng 15 năm, khoảng 3-17,5% người bị bạch sản sẽ phát triển thành ung thư biểu mô tế bào vảy. Các nhà nghiên cứu y học đang nghiên cứu lý do tại sao và khi nào bạch sản có thể trở thành ung thư. Ví dụ, bạch sản trên nướu ít có khả năng trở thành ung thư hơn bạch sản trên lưỡi hoặc sàn miệng.

    3. Cách nào ngăn chặn yếu tố gây tái phát bệnh bạch sản?

    Các nghiên cứu cho thấy bạch sản tái phát khoảng 15% sau khi được loại bỏ. Biện pháp điều trị đầu tiên đối với bệnh bạch sản miệng là ngăn chặn yếu tố gây bệnh. Tuy nhiên, đối với tổn thương tái phát với mức độ loạn sản từ trung bình đến nặng (đặc điểm ung thư), bác sĩ sẽ đề nghị phẫu thuật cắt bỏ hoặc phẫu thuật laser, đặc biệt đối với tổn thương xuất hiện ở mặt bụng và mặt bên của lưỡi, sàn miệng, vòm miệng mềm và hầu họng. Bác sĩ cũng sẽ thực hiện giám sát chặt chẽ và theo dõi các tổn thương ở các vị trí khác. Thông thường, bác sĩ sẽ tư vấn phẫu thuật cắt bỏ các tổn thương màu đỏ (hồng sản bạch cầu) và bạch sản mụn cóc tăng sinh.

    Nếu bệnh nhân đã phẫu thuật để loại bỏ bạch sản, bác sĩ thường khuyên nên tái khám sau mỗi 6-12 tháng trong vài năm. Các chuyên gia thường khuyên nên đến nha sĩ 6 tháng một lần để chăm sóc răng miệng định kỳ.

    4. Bệnh bạch sản có điều trị khỏi được không?

    Bệnh bạch sản có thể chữa khỏi hoàn toàn và không gây nguy hiểm nếu phát hiện sớm và có biện pháp điều trị đúng cách. Do vậy, khi nhận thấy các dấu hiệu sớm của bệnh, cần tới bác sĩ khám ngay để có hướng điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, việc thăm khám sức khỏe răng miệng định kỳ cũng đóng vai trò quan trọng giúp ngăn ngừa và kiểm soát bệnh bạch sản hiệu quả.

    9 câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh bạch sản- Ảnh 2.

    Khám sức khỏe răng miệng định kỳ cũng đóng vai trò quan trọng giúp ngăn ngừa và kiểm soát bệnh bạch sản. (Ảnh minh họa)

    5. Bệnh bạch sản miệng có lây không?

    Bệnh bạch sản niêm mạc miệng là bệnh không lây nhiễm từ người này sang người khác. Nếu phát hiện các mảng trắng trong miệng, nên khám càng sớm càng tốt. Mặc dù hầu hết các trường hợp mắc bệnh bạch sản không nguy hiểm nhưng nếu phát hiện càng sớm thì tỷ lệ điều trị thành công càng cao.

    6. Phân biệt bệnh bạch sản với nấm miệng

    Theo PGS.TS Lê Minh Kỳ – Khoa Y dược, Đại học Quốc gia, Hà Nội, nhiều bệnh nhân bạch sản bị nhầm lẫn với tưa miệng. Tưa là một dạng nhiễm nấm ở miệng và thường mềm hơn so với bạch sản, có thể dễ chảy máu hơn. Hầu hết các trường hợp nhập viện để điều trị bệnh bạch sản đều ở giai đoạn muộn, bệnh thường chuyển sang giai đoạn tiền ung thư hoặc ung thư.

    Nếu nghi ngờ mắc bệnh bạch sản, bước đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành khám răng miệng. Trong quá trình khám, các vết loét trong khoang miệng sẽ cần kiểm tra cẩn thận để xem có phải là của bệnh bạch sản hay không. Bởi hoàn toàn có thể nhầm lẫn tình trạng này với bệnh nấm miệng. Thông thường, các vết loét mà bệnh nấm miệng gây ra thường nhẹ hơn rất nhiều với các vết loét của bệnh bạch sản và dễ chảy máu. Ngoài ra, bác sĩ còn làm một số xét nghiệm khác để xác định nguyên nhân gây ra bệnh. Đây là yếu tố quan trọng giúp tìm ra phương pháp điều trị và có thể ngăn ngừa các vết loét phát triển thêm.

    7. Chăm sóc bệnh nhân bạch sản tại nhà

    Bệnh nhân bạch sản cần tránh sử dụng thuốc lá và rượu, đây là 2 yếu tố nguy cơ chính gây ra tình trạng này. Cần thay đổi lối sống lành mạnh giúp tăng cường thể trạng, nâng cao sức đề kháng bằng cách:

    • Chế độ ăn tăng cường sức đề kháng: Đảm bảo dinh dưỡng trong quá trình điều trị. Bổ sung các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như trái cây, rau củ có màu sắc sặc sỡ, các loại hạt. Chế độ ăn có hàm lượng protein cao như thịt, trứng, sữa… Bổ sung vitamin và khoáng chất hàng ngày nếu cần.
    • Uống đủ nước: Giúp da và niêm mạc luôn được cung cấp đủ độ ẩm.
    • Hạn chế các thực phẩm cay nóng, kích ứng: Có thể làm tình trạng viêm trở nên tồi tệ hơn.
    • Giảm căng thẳng: Thư giãn tâm trí, tập yoga, thiền, nghe nhạc…
    • Ngủ đủ giấc: Giúp cơ thể phục hồi và tăng cường hệ miễn dịch.
    • Vệ sinh răng miệng tốt: Sử dụng kem đánh răng, nước súc miệng hoặc nước muối loãng, trà xanh để làm sạch miệng và hỗ trợ làm lành vết tổn thương.
    • Thường xuyên thăm khám sức khỏe tổng quát định kỳ.

    8. Đông y có điều trị được bệnh bạch sản không?

    Y học cổ truyền (Đông y) đã được sử dụng từ lâu đời để điều trị nhiều loại bệnh khác nhau. Tuy nhiên, bệnh bạch sản không có trong danh mục các bệnh của y học cổ truyền.

    Đông y quan niệm rằng các bệnh viêm do virus như bệnh bạch sản là do sự mất cân bằng giữa âm dương, khí huyết trong cơ thể. Các bài thuốc, phương pháp điều trị của y học cổ truyền thường hướng tới việc cân bằng lại khí huyết, từ đó cải thiện tình trạng bệnh.

    Một số bài thuốc y học cổ truyền có tác dụng giảm viêm, tăng cường miễn dịch, giúp cơ thể tự chữa lành hoặc giúp cải thiện các triệu chứng đi kèm như ngứa, khó chịu, giúp người bệnh cảm thấy thoải mái hơn. Tuy nhiên, hiệu quả của các bài thuốc y học cổ truyền trong điều trị bệnh bạch sản chưa được chứng minh bằng các nghiên cứu khoa học. Để đạt được hiệu quả tốt nhất, người bệnh nên kết hợp điều trị bằng y học cổ truyền với các phương pháp điều trị hiện đại khác theo chỉ định của bác sĩ.

    9. Chi phí điều trị bệnh bạch sản

    Chi phí điều trị bệnh bạch sản có thể dao động và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Các trường hợp bệnh nhẹ, diện tích tổn thương nhỏ thường có chi phí điều trị thấp hơn so với các trường hợp bệnh nặng, diện tích tổn thương lớn. Việc kết hợp nhiều phương pháp điều trị khác nhau có thể giúp tăng hiệu quả nhưng cũng làm tăng chi phí.

    Bệnh bạch sản là một bệnh mạn tính cần kiên trì điều trị trong thời gian dài. Vì vậy, việc lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp và tiết kiệm là rất quan trọng. Trong trường hợp nghi ngờ mắc bệnh bạch sản niêm mạc miệng cần đến ngay bệnh viện để được chấn đoán và điều trị kịp thời, tránh để các nốt này phát triển nặng lên, thậm chí thành ung thư nguy hiểm.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển- Ảnh 1.

    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển

    (Thông tin sức khỏe) - Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể, bao gồm...

    bạn Nên đọc!