spot_img
27.8 C
Ho Chi Minh City
Thứ năm, 19 Tháng chín, 2024
More

    Thuốc nào có tác dụng phụ gây tăng cân?

    spot_img

    1. Tại sao một số loại thuốc có nguy cơ gây tăng cân?

    Một số loại thuốc gây tăng cân do cơ chế hoạt động. Chúng có thể phá vỡ một hoặc nhiều yếu tố đóng vai trò điều chỉnh cân nặng, như yếu tố thần kinh, nội tiết tố, di truyền hay thậm chí là tâm lý.

    – Tăng mỡ trong cơ thể (ví dụ: Thuốc trị đái tháo đường, điều trị nội tiết tố, corticosteroid, thuốc chống loạn thần, thuốc chống trầm cảm).

    – Giữ nước (ví dụ: Corticosteroid, điều trị nội tiết tố, thuốc hạ huyết áp).

    – Tăng cảm giác ngon miệng do giảm cảm giác no (ví dụ: Thuốc chống trầm cảm, thuốc chống loạn thần, điều trị nội tiết tố, corticosteroid).

    – Giảm tiêu hao năng lượng do tác động lên quá trình trao đổi chất (ví dụ: Thuốc hạ huyết áp, thuốc ngủ).

    – Tăng cảm giác khát có thể dẫn đến việc tiêu thụ đồ uống có đường (ví dụ: Thuốc chống trầm cảm ba vòng).

    Thuốc nào có tác dụng phụ gây tăng cân?- Ảnh 1.

    Một số loại thuốc có tác dụng phụ gây tăng cân khi sử dụng cần chú ý.

    Nhưng đôi khi chính sự thay đổi trạng thái bệnh mới gây tăng cân chứ không phải do thuốc trực tiếp là nguyên nhân. Ví dụ, trạng thái trầm cảm hoặc lo lắng có thể làm giảm cảm giác thèm ăn và thực tế đơn giản là cải thiện trạng thái này bằng tác dụng của thuốc chống trầm cảm có thể dẫn đến tăng cảm giác thèm ăn dẫn đến tăng cân.

    Điều tương tự cũng xảy ra với chứng rối loạn giấc ngủ. Thuốc ngủ giúp cải thiện giấc ngủ, dẫn đến giảm tiêu hao năng lượng (tăng thời gian ngủ và giảm các quá trình tiêu hao năng lượng).

    Vì vậy, khi dùng một loại thuốc có khả năng gây tăng cân, nên chú ý đến những thay đổi trong tình trạng sức khỏe chung như giảm hoạt động thể chất, căng thẳng (trạng thái lo lắng tiêu hao năng lượng) hoặc thậm chí xuất hiện phù hoặc sưng ở một số bộ phận của cơ thể biểu thị khả năng giữ nước.

    Điều quan trọng nữa là phải chú ý đến những thay đổi trong thói quen ăn uống như tăng cảm giác thèm ăn, khát nước hoặc thèm đường rõ rệt hơn, đây có thể là điểm khởi đầu của việc tăng cân. Trong một số trường hợp như bệnh đái tháo đường hoặc các bệnh lý tim mạch khác tăng cân có thể là một yếu tố nguy cơ làm suy giảm tình trạng sức khỏe với những hậu quả đáng kể.

    Thuốc nào có tác dụng phụ gây tăng cân?- Ảnh 2.

    Khi dùng một loại thuốc có khả năng gây tăng cân, nên chú ý đến những thay đổi tình trạng sức khỏe chung.

    2. Những biện pháp phòng ngừa tăng cân

    Phần lớn việc tăng cân có thể đảo ngược được khi ngừng sử dụng thuốc. Do đó, cân bằng rủi ro – lợi ích phải được tính đến khi dùng một loại thuốc có khả năng gây tăng cân. Vì vậy cần thông báo cho bác sĩ về bệnh lý đang mắc, tiền sử bệnh tim mạch và các loại thuốc hiện tại đang dùng, cũng như bất kỳ tình trạng tăng cân nào xảy ra trong quá trình điều trị. Bác sĩ sẽ xác định xem có thể đưa ra phương pháp thay thế hay không hoặc ngừng điều trị.

    Ngoài ra, cách tốt nhất để ngăn ngừa tác dụng phụ của những loại thuốc này là theo dõi chế độ ăn uống tốt hơn và đảm bảo áp dụng một chế độ ăn uống cân bằng. Do đó, nên hạn chế tiêu thụ muối, đường.

    Trong trường hợp bị phù nề, hãy theo dõi lượng nước tiêu thụ. Tốt nhất là không vượt quá 1,5 lít mỗi ngày. Đối với tình trạng phù nề ở chân, có thể nâng cao hoặc xoa bóp từ dưới lên. Duy trì luyện tập thể dục thể thao thường xuyên để tránh tình trạng thừa cân. Khi có sự thay đổi nhỏ nhất về cân nặng, nên thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ để họ điều chỉnh phương pháp điều trị nếu cần thiết.

    Mời xem thêm video được quan tâm:

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    2 loại thực phẩm phổ biến có hại nhất cho tim- Ảnh 1.

    2 loại thực phẩm phổ biến có hại nhất cho tim

    (Thông tin sức khỏe) - Trong khi có những thực phẩm lành mạnh tốt cho tim thì có những loại khác làm tăng nguy...
    Hướng dẫn chi tiết đăng ký tham gia cuộc thi TÔI KHỎE ĐẸP HƠN lần 3- Ảnh 1.

    Hướng dẫn chi tiết đăng ký tham gia cuộc thi TÔI KHỎE ĐẸP HƠN lần 3

    (Thông tin sức khỏe) - Chính thức khởi động từ 10/9/2024, cuộc thi TÔI KHỎE ĐẸP HƠN lần 3 gồm 3 vòng: Mỗi vòng...
    2 loại thực phẩm phổ biến có hại nhất cho tim- Ảnh 1.

    2 loại thực phẩm phổ biến có hại nhất cho tim

    (Thông tin sức khỏe) - Trong khi có những thực phẩm lành mạnh tốt cho tim thì có những loại khác làm tăng nguy...
    Hướng dẫn chi tiết đăng ký tham gia cuộc thi TÔI KHỎE ĐẸP HƠN lần 3- Ảnh 1.

    Hướng dẫn chi tiết đăng ký tham gia cuộc thi TÔI KHỎE ĐẸP HƠN lần 3

    (Thông tin sức khỏe) - Chính thức khởi động từ 10/9/2024, cuộc thi TÔI KHỎE ĐẸP HƠN lần 3 gồm 3 vòng: Mỗi vòng...
    3 tai nạn thương tích dễ gặp trong mưa lũ cần cảnh giác- Ảnh 1.

    3 tai nạn thương tích dễ gặp trong mưa lũ cần cảnh giác

    (Thông tin sức khỏe) - Trong mùa mưa bão, người dân phải đối mặt với nhiều loại tai nạn thương tích. Nếu không biết...

    bạn Nên đọc!

    2 loại thực phẩm phổ biến có hại nhất cho tim

    (Thông tin sức khỏe) - Trong khi có những thực phẩm lành mạnh tốt cho tim thì có những loại khác làm tăng nguy cơ gây bệnh tim và đột quỵ. Các nhà khoa học đã phát hiện ra 2 loại thực phẩm gây hại cho tim nhất trong danh sách nhóm thực phẩm siêu chế biến.

    Thuốc nào có tác dụng phụ gây tăng cân?

    1. Tại sao một số loại thuốc có nguy cơ gây tăng cân?

    Một số loại thuốc gây tăng cân do cơ chế hoạt động. Chúng có thể phá vỡ một hoặc nhiều yếu tố đóng vai trò điều chỉnh cân nặng, như yếu tố thần kinh, nội tiết tố, di truyền hay thậm chí là tâm lý.

    – Tăng mỡ trong cơ thể (ví dụ: Thuốc trị đái tháo đường, điều trị nội tiết tố, corticosteroid, thuốc chống loạn thần, thuốc chống trầm cảm).

    – Giữ nước (ví dụ: Corticosteroid, điều trị nội tiết tố, thuốc hạ huyết áp).

    – Tăng cảm giác ngon miệng do giảm cảm giác no (ví dụ: Thuốc chống trầm cảm, thuốc chống loạn thần, điều trị nội tiết tố, corticosteroid).

    – Giảm tiêu hao năng lượng do tác động lên quá trình trao đổi chất (ví dụ: Thuốc hạ huyết áp, thuốc ngủ).

    – Tăng cảm giác khát có thể dẫn đến việc tiêu thụ đồ uống có đường (ví dụ: Thuốc chống trầm cảm ba vòng).

    Thuốc nào có tác dụng phụ gây tăng cân?- Ảnh 1.

    Một số loại thuốc có tác dụng phụ gây tăng cân khi sử dụng cần chú ý.

    Nhưng đôi khi chính sự thay đổi trạng thái bệnh mới gây tăng cân chứ không phải do thuốc trực tiếp là nguyên nhân. Ví dụ, trạng thái trầm cảm hoặc lo lắng có thể làm giảm cảm giác thèm ăn và thực tế đơn giản là cải thiện trạng thái này bằng tác dụng của thuốc chống trầm cảm có thể dẫn đến tăng cảm giác thèm ăn dẫn đến tăng cân.

    Điều tương tự cũng xảy ra với chứng rối loạn giấc ngủ. Thuốc ngủ giúp cải thiện giấc ngủ, dẫn đến giảm tiêu hao năng lượng (tăng thời gian ngủ và giảm các quá trình tiêu hao năng lượng).

    Vì vậy, khi dùng một loại thuốc có khả năng gây tăng cân, nên chú ý đến những thay đổi trong tình trạng sức khỏe chung như giảm hoạt động thể chất, căng thẳng (trạng thái lo lắng tiêu hao năng lượng) hoặc thậm chí xuất hiện phù hoặc sưng ở một số bộ phận của cơ thể biểu thị khả năng giữ nước.

    Điều quan trọng nữa là phải chú ý đến những thay đổi trong thói quen ăn uống như tăng cảm giác thèm ăn, khát nước hoặc thèm đường rõ rệt hơn, đây có thể là điểm khởi đầu của việc tăng cân. Trong một số trường hợp như bệnh đái tháo đường hoặc các bệnh lý tim mạch khác tăng cân có thể là một yếu tố nguy cơ làm suy giảm tình trạng sức khỏe với những hậu quả đáng kể.

    Thuốc nào có tác dụng phụ gây tăng cân?- Ảnh 2.

    Khi dùng một loại thuốc có khả năng gây tăng cân, nên chú ý đến những thay đổi tình trạng sức khỏe chung.

    2. Những biện pháp phòng ngừa tăng cân

    Phần lớn việc tăng cân có thể đảo ngược được khi ngừng sử dụng thuốc. Do đó, cân bằng rủi ro – lợi ích phải được tính đến khi dùng một loại thuốc có khả năng gây tăng cân. Vì vậy cần thông báo cho bác sĩ về bệnh lý đang mắc, tiền sử bệnh tim mạch và các loại thuốc hiện tại đang dùng, cũng như bất kỳ tình trạng tăng cân nào xảy ra trong quá trình điều trị. Bác sĩ sẽ xác định xem có thể đưa ra phương pháp thay thế hay không hoặc ngừng điều trị.

    Ngoài ra, cách tốt nhất để ngăn ngừa tác dụng phụ của những loại thuốc này là theo dõi chế độ ăn uống tốt hơn và đảm bảo áp dụng một chế độ ăn uống cân bằng. Do đó, nên hạn chế tiêu thụ muối, đường.

    Trong trường hợp bị phù nề, hãy theo dõi lượng nước tiêu thụ. Tốt nhất là không vượt quá 1,5 lít mỗi ngày. Đối với tình trạng phù nề ở chân, có thể nâng cao hoặc xoa bóp từ dưới lên. Duy trì luyện tập thể dục thể thao thường xuyên để tránh tình trạng thừa cân. Khi có sự thay đổi nhỏ nhất về cân nặng, nên thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ để họ điều chỉnh phương pháp điều trị nếu cần thiết.

    Mời xem thêm video được quan tâm:

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    2 loại thực phẩm phổ biến có hại nhất cho tim- Ảnh 1.

    2 loại thực phẩm phổ biến có hại nhất cho tim

    (Thông tin sức khỏe) - Trong khi có những thực phẩm lành mạnh tốt cho tim thì có những loại khác làm tăng nguy...
    Hướng dẫn chi tiết đăng ký tham gia cuộc thi TÔI KHỎE ĐẸP HƠN lần 3- Ảnh 1.

    Hướng dẫn chi tiết đăng ký tham gia cuộc thi TÔI KHỎE ĐẸP HƠN lần 3

    (Thông tin sức khỏe) - Chính thức khởi động từ 10/9/2024, cuộc thi TÔI KHỎE ĐẸP HƠN lần 3 gồm 3 vòng: Mỗi vòng...
    2 loại thực phẩm phổ biến có hại nhất cho tim- Ảnh 1.

    2 loại thực phẩm phổ biến có hại nhất cho tim

    (Thông tin sức khỏe) - Trong khi có những thực phẩm lành mạnh tốt cho tim thì có những loại khác làm tăng nguy...
    Hướng dẫn chi tiết đăng ký tham gia cuộc thi TÔI KHỎE ĐẸP HƠN lần 3- Ảnh 1.

    Hướng dẫn chi tiết đăng ký tham gia cuộc thi TÔI KHỎE ĐẸP HƠN lần 3

    (Thông tin sức khỏe) - Chính thức khởi động từ 10/9/2024, cuộc thi TÔI KHỎE ĐẸP HƠN lần 3 gồm 3 vòng: Mỗi vòng...
    3 tai nạn thương tích dễ gặp trong mưa lũ cần cảnh giác- Ảnh 1.

    3 tai nạn thương tích dễ gặp trong mưa lũ cần cảnh giác

    (Thông tin sức khỏe) - Trong mùa mưa bão, người dân phải đối mặt với nhiều loại tai nạn thương tích. Nếu không biết...

    bạn Nên đọc!

    2 loại thực phẩm phổ biến có hại nhất cho tim

    (Thông tin sức khỏe) - Trong khi có những thực phẩm lành mạnh tốt cho tim thì có những loại khác làm tăng nguy cơ gây bệnh tim và đột quỵ. Các nhà khoa học đã phát hiện ra 2 loại thực phẩm gây hại cho tim nhất trong danh sách nhóm thực phẩm siêu chế biến.