spot_img
26.7 C
Ho Chi Minh City
Thứ sáu, 20 Tháng chín, 2024
More

    Rau ngót tốt và không tốt cho những ai?

    spot_img

    Lợi ích của rau ngót đối với sức khỏe

    Rau ngót (tên khoa học: Sauropus androgynus), còn được gọi là bồ ngót, là một loại cây thuộc họ Thầu dầu. Rau ngót thường được sử dụng phổ biến trong bữa ăn hàng ngày ở nhiều quốc gia châu Á, đặc biệt là ở Việt Nam.

    Với vị ngọt, tính mát, và giàu dinh dưỡng, rau ngót không chỉ là một loại thực phẩm ngon miệng mà còn có nhiều tác dụng dược lý trong Y học cổ truyền (YHCT).

    Rau ngót chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như protein, chất xơ, vitamin C, vitamin K, canxi và sắt. Đặc biệt, hàm lượng protein trong rau ngót cao hơn nhiều so với các loại rau xanh khác, là nguồn cung cấp axit amin thiết yếu cho cơ thể. Nguồn vitamin C trong lá rau ngót thậm chí cao hơn nhiều so với cam hoặc ổi, do đó rau ngót được các nhà khoa học biết đến như một nguồn cung cấp vitamin C rất cao.

    Theo Y học cổ truyền, rau ngót có vị ngọt thanh, tính mát, do đó thường được sử dụng để thanh nhiệt, giải độc và làm mát cơ thể, đặc biệt là trong những ngày oi nóng.

    Trong YHCT, việc sử dụng rau ngót trong các bài thuốc hoặc món ăn hằng ngày có thể giúp giảm các triệu chứng như sốt, khát nước, và cảm giác nóng trong người. Bên cạnh đó, rau ngót giúp lợi tiểu, loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể qua đường tiểu.

    Rau ngót tốt và không tốt cho những ai?- Ảnh 2.

    Rau ngót có nhiều đặc tính tốt cho sức khỏe.

    Các hợp chất có trong rau ngót có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn, giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh nhiễm trùng. Với hàm lượng vitamin C dồi dào và các thành phần dinh dưỡng khác, rau bồ ngót hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Do đó, loại rau xanh đậm này giúp chống lại tác nhân gây hại và ngăn ngừa viêm nhiễm.

    Ngoài ra, hàm lượng vitamin C cao trong rau ngót có khả năng chống lại các bệnh nhiễm trùng do virus, bao gồm cả virus cúm. Theo nghiên cứu, chiết xuất etanolic từ rau bồ ngót cũng có tác dụng chống viêm.

    Hàm lượng dinh dưỡng phong phú gồm đạm thực vật, các loại vitamin: C, B, PP và khoáng chất: Kali, canxi, magie,… trong rau ngót rất tốt cho sức khỏe của các mẹ sau sinh.

    Hơn nữa, hợp chất phytochemical trong rau bồ ngót giúp kích thích sự phát triển của các hormone steroid, bao gồm các hormone như estrogen. Tác động của các hợp chất sterols trong rau ngót lên nội tiết giúp tăng đáng kể lượng sữa của các mẹ trong thời kỳ cho con bú.

    Ngoài ra, rau bồ ngót hỗ trợ trong việc chữa sót nhau thai. Loại rau này kích thích sự co bóp của tử cung, từ đó giúp đẩy hết các dịch trong buồng tử cung và tiêu viêm. Điều này rất tương đồng với các lợi ích của rau bồ ngót trong Đông y, đây là một trong những lý do tại sao rau ngót thường được khuyến khích cho phụ nữ sau sinh để giúp tăng cường sức khỏe, bổ huyết, tăng cường khí huyết, lợi sữa và thúc đẩy quá trình phục hồi cơ thể.

    Rau ngót tốt và không tốt cho những ai?- Ảnh 3.

    Canh rau ngót nấu tôm.

    Một số nghiên cứu trong YHCT cho thấy rau ngót còn có khả năng hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu. Việc sử dụng rau ngót trong chế độ ăn hàng ngày có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường loại 2 và hỗ trợ người bệnh trong việc duy trì mức đường huyết ổn định.

    Với đặc tính mát và hàm lượng chất xơ cao, rau ngót còn giúp cải thiện chức năng tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón vô cùng tuyệt vời. Theo các nghiên cứu cho thấy, trong rau bồ ngót chứa hoạt chất papaverin. Chất này có tác dụng chống co thắt cơ trơn, cũng như hỗ trợ làm giãn mạch máu.

    Những ai nên ăn và cần lưu ý khi sử dụng rau ngót?

    Ai nên ăn rau ngót?

    – Như đã đề cập, rau ngót là thực phẩm lý tưởng cho phụ nữ sau sinh, giúp tăng cường sức khỏe, lợi sữa và thúc đẩy quá trình hồi phục.

    – Người bị táo bón: Với hàm lượng chất xơ cao, rau ngót giúp cải thiện chức năng tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón.

    – Người mắc bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp: Sử dụng rau ngót đều đặn có thể giúp kiểm soát huyết áp, kiểm soát đường huyết hiệu quả.

    Rau ngót tốt và không tốt cho những ai?- Ảnh 4.

    Phụ nữ mang thai nên tránh tiêu thụ quá nhiều rau ngót.

    Những người cần lưu ý khi ăn rau ngót

    Mặc dù rau ngót có nhiều lợi ích, nhưng cũng có một số trường hợp cần lưu ý khi sử dụng:

    – Phụ nữ mang thai: Một số nghiên cứu cho thấy việc tiêu thụ rau ngót quá nhiều có thể gây co bóp tử cung, dẫn đến nguy cơ sảy thai. Do đó, phụ nữ mang thai, đặc biệt trong những tháng đầu, nên hạn chế hoặc tránh sử dụng rau ngót.

    – Người có vấn đề về thận: Rau ngót có chứa purin, một hợp chất có thể chuyển hóa thành axit uric trong cơ thể. Đối với những người có vấn đề về thận hoặc bị gout, việc tiêu thụ rau ngót có thể làm tăng nguy cơ tích tụ axit uric, gây hại cho sức khỏe.

    – Người bị huyết áp thấp: Rau ngót có thể làm giảm huyết áp, do đó những người có tiền sử huyết áp thấp nên cân nhắc trước khi sử dụng.

    Rau ngót không chỉ là một loại thực phẩm bổ dưỡng mà còn là một dược liệu quý trong Y học cổ truyền, với nhiều tác dụng hỗ trợ sức khỏe. Tuy nhiên, việc sử dụng rau ngót cần phù hợp để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển- Ảnh 1.

    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển

    (Thông tin sức khỏe) - Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể, bao gồm...

    bạn Nên đọc!

    Rau ngót tốt và không tốt cho những ai?

    Lợi ích của rau ngót đối với sức khỏe

    Rau ngót (tên khoa học: Sauropus androgynus), còn được gọi là bồ ngót, là một loại cây thuộc họ Thầu dầu. Rau ngót thường được sử dụng phổ biến trong bữa ăn hàng ngày ở nhiều quốc gia châu Á, đặc biệt là ở Việt Nam.

    Với vị ngọt, tính mát, và giàu dinh dưỡng, rau ngót không chỉ là một loại thực phẩm ngon miệng mà còn có nhiều tác dụng dược lý trong Y học cổ truyền (YHCT).

    Rau ngót chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như protein, chất xơ, vitamin C, vitamin K, canxi và sắt. Đặc biệt, hàm lượng protein trong rau ngót cao hơn nhiều so với các loại rau xanh khác, là nguồn cung cấp axit amin thiết yếu cho cơ thể. Nguồn vitamin C trong lá rau ngót thậm chí cao hơn nhiều so với cam hoặc ổi, do đó rau ngót được các nhà khoa học biết đến như một nguồn cung cấp vitamin C rất cao.

    Theo Y học cổ truyền, rau ngót có vị ngọt thanh, tính mát, do đó thường được sử dụng để thanh nhiệt, giải độc và làm mát cơ thể, đặc biệt là trong những ngày oi nóng.

    Trong YHCT, việc sử dụng rau ngót trong các bài thuốc hoặc món ăn hằng ngày có thể giúp giảm các triệu chứng như sốt, khát nước, và cảm giác nóng trong người. Bên cạnh đó, rau ngót giúp lợi tiểu, loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể qua đường tiểu.

    Rau ngót tốt và không tốt cho những ai?- Ảnh 2.

    Rau ngót có nhiều đặc tính tốt cho sức khỏe.

    Các hợp chất có trong rau ngót có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn, giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh nhiễm trùng. Với hàm lượng vitamin C dồi dào và các thành phần dinh dưỡng khác, rau bồ ngót hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Do đó, loại rau xanh đậm này giúp chống lại tác nhân gây hại và ngăn ngừa viêm nhiễm.

    Ngoài ra, hàm lượng vitamin C cao trong rau ngót có khả năng chống lại các bệnh nhiễm trùng do virus, bao gồm cả virus cúm. Theo nghiên cứu, chiết xuất etanolic từ rau bồ ngót cũng có tác dụng chống viêm.

    Hàm lượng dinh dưỡng phong phú gồm đạm thực vật, các loại vitamin: C, B, PP và khoáng chất: Kali, canxi, magie,… trong rau ngót rất tốt cho sức khỏe của các mẹ sau sinh.

    Hơn nữa, hợp chất phytochemical trong rau bồ ngót giúp kích thích sự phát triển của các hormone steroid, bao gồm các hormone như estrogen. Tác động của các hợp chất sterols trong rau ngót lên nội tiết giúp tăng đáng kể lượng sữa của các mẹ trong thời kỳ cho con bú.

    Ngoài ra, rau bồ ngót hỗ trợ trong việc chữa sót nhau thai. Loại rau này kích thích sự co bóp của tử cung, từ đó giúp đẩy hết các dịch trong buồng tử cung và tiêu viêm. Điều này rất tương đồng với các lợi ích của rau bồ ngót trong Đông y, đây là một trong những lý do tại sao rau ngót thường được khuyến khích cho phụ nữ sau sinh để giúp tăng cường sức khỏe, bổ huyết, tăng cường khí huyết, lợi sữa và thúc đẩy quá trình phục hồi cơ thể.

    Rau ngót tốt và không tốt cho những ai?- Ảnh 3.

    Canh rau ngót nấu tôm.

    Một số nghiên cứu trong YHCT cho thấy rau ngót còn có khả năng hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu. Việc sử dụng rau ngót trong chế độ ăn hàng ngày có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường loại 2 và hỗ trợ người bệnh trong việc duy trì mức đường huyết ổn định.

    Với đặc tính mát và hàm lượng chất xơ cao, rau ngót còn giúp cải thiện chức năng tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón vô cùng tuyệt vời. Theo các nghiên cứu cho thấy, trong rau bồ ngót chứa hoạt chất papaverin. Chất này có tác dụng chống co thắt cơ trơn, cũng như hỗ trợ làm giãn mạch máu.

    Những ai nên ăn và cần lưu ý khi sử dụng rau ngót?

    Ai nên ăn rau ngót?

    – Như đã đề cập, rau ngót là thực phẩm lý tưởng cho phụ nữ sau sinh, giúp tăng cường sức khỏe, lợi sữa và thúc đẩy quá trình hồi phục.

    – Người bị táo bón: Với hàm lượng chất xơ cao, rau ngót giúp cải thiện chức năng tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón.

    – Người mắc bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp: Sử dụng rau ngót đều đặn có thể giúp kiểm soát huyết áp, kiểm soát đường huyết hiệu quả.

    Rau ngót tốt và không tốt cho những ai?- Ảnh 4.

    Phụ nữ mang thai nên tránh tiêu thụ quá nhiều rau ngót.

    Những người cần lưu ý khi ăn rau ngót

    Mặc dù rau ngót có nhiều lợi ích, nhưng cũng có một số trường hợp cần lưu ý khi sử dụng:

    – Phụ nữ mang thai: Một số nghiên cứu cho thấy việc tiêu thụ rau ngót quá nhiều có thể gây co bóp tử cung, dẫn đến nguy cơ sảy thai. Do đó, phụ nữ mang thai, đặc biệt trong những tháng đầu, nên hạn chế hoặc tránh sử dụng rau ngót.

    – Người có vấn đề về thận: Rau ngót có chứa purin, một hợp chất có thể chuyển hóa thành axit uric trong cơ thể. Đối với những người có vấn đề về thận hoặc bị gout, việc tiêu thụ rau ngót có thể làm tăng nguy cơ tích tụ axit uric, gây hại cho sức khỏe.

    – Người bị huyết áp thấp: Rau ngót có thể làm giảm huyết áp, do đó những người có tiền sử huyết áp thấp nên cân nhắc trước khi sử dụng.

    Rau ngót không chỉ là một loại thực phẩm bổ dưỡng mà còn là một dược liệu quý trong Y học cổ truyền, với nhiều tác dụng hỗ trợ sức khỏe. Tuy nhiên, việc sử dụng rau ngót cần phù hợp để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển- Ảnh 1.

    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển

    (Thông tin sức khỏe) - Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể, bao gồm...

    bạn Nên đọc!