spot_img
27.8 C
Ho Chi Minh City
Thứ năm, 19 Tháng chín, 2024
More

    Ngộ độc gan cấp do thuốc hạ sốt, dùng thế nào cho an toàn?

    spot_img

    1. Thuốc paracetamol được đưa vào sử dụng như thế nào?

    Paracetamol (hay acetaminophen) được tổng hợp lần đầu tiên vào năm 1893 bởi Joseph von Mering. Vào những năm 1950, paracetamol được sử dụng thương mại ở Hoa Kỳ và sau đó là ở các nơi khác trên thế giới. Kể từ khi xuất hiện, paracetamol được cho là loại thuốc đáng tin cậy nhất để hạ sốt, giảm đau ở cả trẻ em, phụ nữ mang thai và người lớn. Hiện paracetamol vẫn là loại thuốc hạ sốt được sử dụng rất phổ biến.

    Một lý do quan trọng khác khiến paracetamol trở thành một loại thuốc đáng tin cậy là nó không ảnh hưởng đến dạ dày, niêm mạc ruột và tương đối an toàn khi sử dụng. Những người không dung nạp thuốc chống viêm không steroid (NSAID) vẫn có thể dùng paracetamol.

    Ngộ độc gan cấp do thuốc hạ sốt, dùng thế nào cho an toàn?- Ảnh 1.

    Paracetamol là loại thuốc hạ sốt được sử dụng rất phổ biến.

    2. Paracetamol có thể gây độc cho gan khi sử dụng quá liều

    Paracetamol được sử dụng để làm giảm đau đầu, đau do kinh nguyệt, đau răng, đau lan tỏa do đau lưng, viêm xương khớp, đau do cảm lạnh hoặc cúm và sốt. Nhưng điểm bất lợi của paracetmol là có phạm vi an toàn hẹp hơn, so với các thuốc hạ sốt, giảm đau nhóm NSAID như ibuprofen và naproxen.

    Cơ thể phân hủy hầu hết paracetamol ở liều lượng bình thường và đào thải qua nước tiểu, nhưng thuốc được chuyển hóa thành sản phẩm phụ gây độc cho gan. Nếu dùng quá nhiều – cùng một lúc hoặc trong nhiều ngày – lượng độc tố tích tụ có thể nhiều hơn mức cơ thể có thể xử lý, sẽ gây độc. Do đó, uống quá nhiều có thể gây tổn thương gan, đôi khi dẫn đến ghép gan hoặc tử vong.

    Các thuốc NSAID cũng có thể gây tác dụng phụ, nhưng cần dùng liều lớn hơn nhiều mới đạt đến mức quá liều nguy hiểm.

    Paracetamol có nhiều tên thương mại khác nhau và cũng có mặt trong các sản phẩm phối hợp trị cảm cúm, cảm lạnh… Do đó, nhiều người vô tình dùng nhiều sản phẩm có chứa paracetamol cùng lúc mà không biết, dẫn đến quá liều, gây độc.

    Nhiều người khi dùng liều đầu tiên chưa thấy giảm đau và/hoặc hạ sốt đã vội vàng dùng liều kế tiếp hoặc tăng liều… dẫn đến quá liều thuốc, gây hại cho gan.

    Ngộ độc gan cấp do thuốc hạ sốt, dùng thế nào cho an toàn?- Ảnh 2.

    Nhiều người vô tình dùng nhiều sản phẩm có chứa paracetamol cùng lúc mà không biết, dẫn đến quá liều, gây độc.

    3. Giới hạn an toàn khi dùng paracetamol

    Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), chỉ sử dụng paracetamol cho trẻ em khi nhiệt độ trên 38,5 độ C. Liều dùng paracetamol phổ biến nhất là 500 – 650 mg/lần. Trẻ em dùng theo cân nặng (10-15mg/kg cân nặng). Đối với trẻ nhỏ, dùng paracetamol dạng lỏng.

    Người lớn không nên dùng quá 1.000 mg paracetamol trong một liều duy nhất và không quá 4.000 mg mỗi ngày. Mỗi liều uống nên cách 4 – 6 giờ.

    Paracetamol dạng lỏng có nhiều nồng độ khác nhau nên rất quan trọng cần phải kiểm tra, để đảm bảo rằng liều lượng không dùng vượt quá mức cần thiết.

    Đối với người có vấn đề về gan, cần sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, và có thể cần phải giảm liều.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Hướng dẫn chi tiết đăng ký tham gia cuộc thi TÔI KHỎE ĐẸP HƠN lần 3- Ảnh 1.

    Hướng dẫn chi tiết đăng ký tham gia cuộc thi TÔI KHỎE ĐẸP HƠN lần 3

    (Thông tin sức khỏe) - Chính thức khởi động từ 10/9/2024, cuộc thi TÔI KHỎE ĐẸP HƠN lần 3 gồm 3 vòng: Mỗi vòng...
    3 tai nạn thương tích dễ gặp trong mưa lũ cần cảnh giác- Ảnh 1.

    3 tai nạn thương tích dễ gặp trong mưa lũ cần cảnh giác

    (Thông tin sức khỏe) - Trong mùa mưa bão, người dân phải đối mặt với nhiều loại tai nạn thương tích. Nếu không biết...
    Hướng dẫn chi tiết đăng ký tham gia cuộc thi TÔI KHỎE ĐẸP HƠN lần 3- Ảnh 1.

    Hướng dẫn chi tiết đăng ký tham gia cuộc thi TÔI KHỎE ĐẸP HƠN lần 3

    (Thông tin sức khỏe) - Chính thức khởi động từ 10/9/2024, cuộc thi TÔI KHỎE ĐẸP HƠN lần 3 gồm 3 vòng: Mỗi vòng...
    3 tai nạn thương tích dễ gặp trong mưa lũ cần cảnh giác- Ảnh 1.

    3 tai nạn thương tích dễ gặp trong mưa lũ cần cảnh giác

    (Thông tin sức khỏe) - Trong mùa mưa bão, người dân phải đối mặt với nhiều loại tai nạn thương tích. Nếu không biết...
    Khi nào có thể bắt đầu chỉnh nha cho trẻ em?- Ảnh 1.

    Khi nào có thể bắt đầu chỉnh nha cho trẻ em?

    (Thông tin sức khỏe) - Việc phát hiện sớm và điều trị tình trạng bất thường về răng miệng ở trẻ không chỉ giải...

    bạn Nên đọc!

    Hướng dẫn chi tiết đăng ký tham gia cuộc thi TÔI KHỎE ĐẸP HƠN lần 3

    (Thông tin sức khỏe) - Chính thức khởi động từ 10/9/2024, cuộc thi TÔI KHỎE ĐẸP HƠN lần 3 gồm 3 vòng: Mỗi vòng kéo dài 1 tháng, bắt đầu từ 10/9/2024 và dành cho mọi công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên (trừ các trường hợp đặc biệt cần lưu ý về sức khỏe).

    Ngộ độc gan cấp do thuốc hạ sốt, dùng thế nào cho an toàn?

    1. Thuốc paracetamol được đưa vào sử dụng như thế nào?

    Paracetamol (hay acetaminophen) được tổng hợp lần đầu tiên vào năm 1893 bởi Joseph von Mering. Vào những năm 1950, paracetamol được sử dụng thương mại ở Hoa Kỳ và sau đó là ở các nơi khác trên thế giới. Kể từ khi xuất hiện, paracetamol được cho là loại thuốc đáng tin cậy nhất để hạ sốt, giảm đau ở cả trẻ em, phụ nữ mang thai và người lớn. Hiện paracetamol vẫn là loại thuốc hạ sốt được sử dụng rất phổ biến.

    Một lý do quan trọng khác khiến paracetamol trở thành một loại thuốc đáng tin cậy là nó không ảnh hưởng đến dạ dày, niêm mạc ruột và tương đối an toàn khi sử dụng. Những người không dung nạp thuốc chống viêm không steroid (NSAID) vẫn có thể dùng paracetamol.

    Ngộ độc gan cấp do thuốc hạ sốt, dùng thế nào cho an toàn?- Ảnh 1.

    Paracetamol là loại thuốc hạ sốt được sử dụng rất phổ biến.

    2. Paracetamol có thể gây độc cho gan khi sử dụng quá liều

    Paracetamol được sử dụng để làm giảm đau đầu, đau do kinh nguyệt, đau răng, đau lan tỏa do đau lưng, viêm xương khớp, đau do cảm lạnh hoặc cúm và sốt. Nhưng điểm bất lợi của paracetmol là có phạm vi an toàn hẹp hơn, so với các thuốc hạ sốt, giảm đau nhóm NSAID như ibuprofen và naproxen.

    Cơ thể phân hủy hầu hết paracetamol ở liều lượng bình thường và đào thải qua nước tiểu, nhưng thuốc được chuyển hóa thành sản phẩm phụ gây độc cho gan. Nếu dùng quá nhiều – cùng một lúc hoặc trong nhiều ngày – lượng độc tố tích tụ có thể nhiều hơn mức cơ thể có thể xử lý, sẽ gây độc. Do đó, uống quá nhiều có thể gây tổn thương gan, đôi khi dẫn đến ghép gan hoặc tử vong.

    Các thuốc NSAID cũng có thể gây tác dụng phụ, nhưng cần dùng liều lớn hơn nhiều mới đạt đến mức quá liều nguy hiểm.

    Paracetamol có nhiều tên thương mại khác nhau và cũng có mặt trong các sản phẩm phối hợp trị cảm cúm, cảm lạnh… Do đó, nhiều người vô tình dùng nhiều sản phẩm có chứa paracetamol cùng lúc mà không biết, dẫn đến quá liều, gây độc.

    Nhiều người khi dùng liều đầu tiên chưa thấy giảm đau và/hoặc hạ sốt đã vội vàng dùng liều kế tiếp hoặc tăng liều… dẫn đến quá liều thuốc, gây hại cho gan.

    Ngộ độc gan cấp do thuốc hạ sốt, dùng thế nào cho an toàn?- Ảnh 2.

    Nhiều người vô tình dùng nhiều sản phẩm có chứa paracetamol cùng lúc mà không biết, dẫn đến quá liều, gây độc.

    3. Giới hạn an toàn khi dùng paracetamol

    Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), chỉ sử dụng paracetamol cho trẻ em khi nhiệt độ trên 38,5 độ C. Liều dùng paracetamol phổ biến nhất là 500 – 650 mg/lần. Trẻ em dùng theo cân nặng (10-15mg/kg cân nặng). Đối với trẻ nhỏ, dùng paracetamol dạng lỏng.

    Người lớn không nên dùng quá 1.000 mg paracetamol trong một liều duy nhất và không quá 4.000 mg mỗi ngày. Mỗi liều uống nên cách 4 – 6 giờ.

    Paracetamol dạng lỏng có nhiều nồng độ khác nhau nên rất quan trọng cần phải kiểm tra, để đảm bảo rằng liều lượng không dùng vượt quá mức cần thiết.

    Đối với người có vấn đề về gan, cần sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, và có thể cần phải giảm liều.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Hướng dẫn chi tiết đăng ký tham gia cuộc thi TÔI KHỎE ĐẸP HƠN lần 3- Ảnh 1.

    Hướng dẫn chi tiết đăng ký tham gia cuộc thi TÔI KHỎE ĐẸP HƠN lần 3

    (Thông tin sức khỏe) - Chính thức khởi động từ 10/9/2024, cuộc thi TÔI KHỎE ĐẸP HƠN lần 3 gồm 3 vòng: Mỗi vòng...
    3 tai nạn thương tích dễ gặp trong mưa lũ cần cảnh giác- Ảnh 1.

    3 tai nạn thương tích dễ gặp trong mưa lũ cần cảnh giác

    (Thông tin sức khỏe) - Trong mùa mưa bão, người dân phải đối mặt với nhiều loại tai nạn thương tích. Nếu không biết...
    Hướng dẫn chi tiết đăng ký tham gia cuộc thi TÔI KHỎE ĐẸP HƠN lần 3- Ảnh 1.

    Hướng dẫn chi tiết đăng ký tham gia cuộc thi TÔI KHỎE ĐẸP HƠN lần 3

    (Thông tin sức khỏe) - Chính thức khởi động từ 10/9/2024, cuộc thi TÔI KHỎE ĐẸP HƠN lần 3 gồm 3 vòng: Mỗi vòng...
    3 tai nạn thương tích dễ gặp trong mưa lũ cần cảnh giác- Ảnh 1.

    3 tai nạn thương tích dễ gặp trong mưa lũ cần cảnh giác

    (Thông tin sức khỏe) - Trong mùa mưa bão, người dân phải đối mặt với nhiều loại tai nạn thương tích. Nếu không biết...
    Khi nào có thể bắt đầu chỉnh nha cho trẻ em?- Ảnh 1.

    Khi nào có thể bắt đầu chỉnh nha cho trẻ em?

    (Thông tin sức khỏe) - Việc phát hiện sớm và điều trị tình trạng bất thường về răng miệng ở trẻ không chỉ giải...

    bạn Nên đọc!

    Hướng dẫn chi tiết đăng ký tham gia cuộc thi TÔI KHỎE ĐẸP HƠN lần 3

    (Thông tin sức khỏe) - Chính thức khởi động từ 10/9/2024, cuộc thi TÔI KHỎE ĐẸP HƠN lần 3 gồm 3 vòng: Mỗi vòng kéo dài 1 tháng, bắt đầu từ 10/9/2024 và dành cho mọi công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên (trừ các trường hợp đặc biệt cần lưu ý về sức khỏe).