spot_img
27.8 C
Ho Chi Minh City
Thứ năm, 19 Tháng chín, 2024
More

    Tại sao mũi tiêm vaccine viêm gan B trong 24 giờ đầu sau sinh lại quan trọng?

    spot_img

    1. Viêm gan B khi mang thai ảnh hưởng đến em bé như thế nào?

    Viêm gan B là một bệnh gây viêm và hoại tử tế bào gan cấp tính hay mạn tính do virus viêm gan B. Việt Nam là nước thuộc vùng có tỷ lệ lưu hành bệnh viêm gan B cao, đặc biệt tỷ lệ mang virus viêm gan B ở phụ nữ có thai từ 10-16% và ở trẻ em là 2-6%.

    Viêm gan B là bệnh nhiễm virus phổ biến nhất được truyền từ mẹ sang con trong khi sinh. Ở thời điểm này, khi tử cung co thắt, các mạch máu nơi nhau bám cũng bị co thắt, có thể giúp máu mẹ tiếp xúc trực tiếp với máu con (bình thường máu mẹ và máu con không tiếp xúc trực tiếp mà chỉ trao đổi chất tại bánh nhau), hoặc khi trẻ chui qua ống âm đạo của mẹ, sự lây truyền sẽ diễn ra trong thời điểm này.

    Nếu mẹ bị nhiễm có HBsAg+ (kháng nguyên bề mặt của virus viêm gan B) và HBeAg+ (một loại protein của virus viêm gan B), thì 90% trẻ sẽ bị lây truyền hoặc mẹ nhiễm chỉ có HBsAg+ thì khả năng lây truyền là 10%. Virus có thể truyền sang trẻ khi tiếp xúc gần gũi với người bị nhiễm trong gia đình, người chăm sóc.

    Loại virus này có thể gây tổn thương gan nghiêm trọng, dẫn đến nhiễm trùng mạn tính hoặc thậm chí tử vong trong một số trường hợp.

    Do đó, phụ nữ mang thai phải nhận thức được tình trạng viêm gan của mình và thực hiện các biện pháp phòng ngừa cần thiết để ngăn ngừa lây truyền sang em bé. Tuy nhiên, với các biện pháp can thiệp y tế thích hợp như sử dụng globulin miễn dịch viêm gan B (HBIG) khi cần thiết và liều vaccine viêm gan B đầu tiên trong vòng 24 giờ sau khi sinh, nguy cơ lây truyền có thể giảm đáng kể.

    photo-1691107582270

    Phụ nữ mang thai phải nhận thức được tình trạng viêm gan của mình và thực hiện các biện pháp phòng ngừa cần thiết để ngăn ngừa lây truyền sang em bé.

    2. Mũi tiêm vaccine viêm gan B sau sinh là thời gian vàng để phòng bệnh

    Để phòng ngừa lây truyền viêm gan B từ mẹ sang con, cần tuân thủ các biện pháp kiểm soát lây nhiễm trong khi sinh và khuyến khích bà mẹ thực hành thói quen vệ sinh tốt cả trước và sau khi sinh. Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên việc tiêm vaccine viêm gan B là cách phòng bệnh hiệu quả nhất.

    BS. Nguyễn Duy Thế, nguyên BS chuyên khoa bệnh nhiệt đới, BV 175 cho biết, trẻ sơ sinh bị nhiễm virus viêm gan B từ mẹ sẽ có nguy cơ trở thành bệnh mạn tính tới 90% và khoảng 25% trong số đó sẽ chết vì ung thư gan và xơ gan. Việc tiêm vaccine thực hiện càng sớm thì hiệu quả bảo vệ trẻ càng cao.

    Với mũi tiêm trong 24 giờ đầu sau sinh có khả năng phòng được 85-90% các trường hợp lây truyền từ mẹ sang con. Hiệu quả phòng ngừa sẽ giảm dần theo từng ngày từ 50-60% và không đạt được nếu tiêm sau 7 ngày.

    Tiêm vaccine viêm gan B sớm còn giúp trẻ sơ sinh sớm được bảo vệ phòng lây truyền viêm gan B từ các thành viên khác trong gia đình, người chăm sóc trẻ hoặc từ những trẻ khác qua tiếp xúc trực tiếp với vết xước, chảy máu…

    Tiêm vaccine viêm gan B mũi 1 càng sớm càng tốt, nhằm mục đích bảo vệ trẻ sơ sinh đã phơi nhiễm với virus ngay khi sinh. Điều này tạo ra cạnh tranh giữa sự nhân lên của virus và vaccine, để kịp thời tạo ra kháng thể trung hòa virus đang có trong cơ thể. Do đó, nhiều nước đã tiêm ngay trong vòng 12 giờ đầu.

    Chương trình Tiêm chủng mở rộng (TCMR) ở nước ta đã bắt đầu triển khai tiêm vaccine viêm gan B từ năm 1997, đến năm 2003 được bao phủ cho trẻ em <1 tuổi trên toàn quốc và từ năm 2006 áp dụng lịch tiêm vaccine viêm gan B liều sơ sinh trong vòng 24 giờ. Cụ thể:

    Cách ngăn ngừa lây truyền viêm gan B từ mẹ sang con - Ảnh 2.

    Lịch tiêm chủng viêm gan B cho trẻ nhỏ ở nước ta.

    Mời độc giả xem thêm video về phát hiện viêm gan:

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển- Ảnh 1.

    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển

    (Thông tin sức khỏe) - Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể, bao gồm...

    bạn Nên đọc!

    Tại sao mũi tiêm vaccine viêm gan B trong 24 giờ đầu sau sinh lại quan trọng?

    1. Viêm gan B khi mang thai ảnh hưởng đến em bé như thế nào?

    Viêm gan B là một bệnh gây viêm và hoại tử tế bào gan cấp tính hay mạn tính do virus viêm gan B. Việt Nam là nước thuộc vùng có tỷ lệ lưu hành bệnh viêm gan B cao, đặc biệt tỷ lệ mang virus viêm gan B ở phụ nữ có thai từ 10-16% và ở trẻ em là 2-6%.

    Viêm gan B là bệnh nhiễm virus phổ biến nhất được truyền từ mẹ sang con trong khi sinh. Ở thời điểm này, khi tử cung co thắt, các mạch máu nơi nhau bám cũng bị co thắt, có thể giúp máu mẹ tiếp xúc trực tiếp với máu con (bình thường máu mẹ và máu con không tiếp xúc trực tiếp mà chỉ trao đổi chất tại bánh nhau), hoặc khi trẻ chui qua ống âm đạo của mẹ, sự lây truyền sẽ diễn ra trong thời điểm này.

    Nếu mẹ bị nhiễm có HBsAg+ (kháng nguyên bề mặt của virus viêm gan B) và HBeAg+ (một loại protein của virus viêm gan B), thì 90% trẻ sẽ bị lây truyền hoặc mẹ nhiễm chỉ có HBsAg+ thì khả năng lây truyền là 10%. Virus có thể truyền sang trẻ khi tiếp xúc gần gũi với người bị nhiễm trong gia đình, người chăm sóc.

    Loại virus này có thể gây tổn thương gan nghiêm trọng, dẫn đến nhiễm trùng mạn tính hoặc thậm chí tử vong trong một số trường hợp.

    Do đó, phụ nữ mang thai phải nhận thức được tình trạng viêm gan của mình và thực hiện các biện pháp phòng ngừa cần thiết để ngăn ngừa lây truyền sang em bé. Tuy nhiên, với các biện pháp can thiệp y tế thích hợp như sử dụng globulin miễn dịch viêm gan B (HBIG) khi cần thiết và liều vaccine viêm gan B đầu tiên trong vòng 24 giờ sau khi sinh, nguy cơ lây truyền có thể giảm đáng kể.

    photo-1691107582270

    Phụ nữ mang thai phải nhận thức được tình trạng viêm gan của mình và thực hiện các biện pháp phòng ngừa cần thiết để ngăn ngừa lây truyền sang em bé.

    2. Mũi tiêm vaccine viêm gan B sau sinh là thời gian vàng để phòng bệnh

    Để phòng ngừa lây truyền viêm gan B từ mẹ sang con, cần tuân thủ các biện pháp kiểm soát lây nhiễm trong khi sinh và khuyến khích bà mẹ thực hành thói quen vệ sinh tốt cả trước và sau khi sinh. Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên việc tiêm vaccine viêm gan B là cách phòng bệnh hiệu quả nhất.

    BS. Nguyễn Duy Thế, nguyên BS chuyên khoa bệnh nhiệt đới, BV 175 cho biết, trẻ sơ sinh bị nhiễm virus viêm gan B từ mẹ sẽ có nguy cơ trở thành bệnh mạn tính tới 90% và khoảng 25% trong số đó sẽ chết vì ung thư gan và xơ gan. Việc tiêm vaccine thực hiện càng sớm thì hiệu quả bảo vệ trẻ càng cao.

    Với mũi tiêm trong 24 giờ đầu sau sinh có khả năng phòng được 85-90% các trường hợp lây truyền từ mẹ sang con. Hiệu quả phòng ngừa sẽ giảm dần theo từng ngày từ 50-60% và không đạt được nếu tiêm sau 7 ngày.

    Tiêm vaccine viêm gan B sớm còn giúp trẻ sơ sinh sớm được bảo vệ phòng lây truyền viêm gan B từ các thành viên khác trong gia đình, người chăm sóc trẻ hoặc từ những trẻ khác qua tiếp xúc trực tiếp với vết xước, chảy máu…

    Tiêm vaccine viêm gan B mũi 1 càng sớm càng tốt, nhằm mục đích bảo vệ trẻ sơ sinh đã phơi nhiễm với virus ngay khi sinh. Điều này tạo ra cạnh tranh giữa sự nhân lên của virus và vaccine, để kịp thời tạo ra kháng thể trung hòa virus đang có trong cơ thể. Do đó, nhiều nước đã tiêm ngay trong vòng 12 giờ đầu.

    Chương trình Tiêm chủng mở rộng (TCMR) ở nước ta đã bắt đầu triển khai tiêm vaccine viêm gan B từ năm 1997, đến năm 2003 được bao phủ cho trẻ em <1 tuổi trên toàn quốc và từ năm 2006 áp dụng lịch tiêm vaccine viêm gan B liều sơ sinh trong vòng 24 giờ. Cụ thể:

    Cách ngăn ngừa lây truyền viêm gan B từ mẹ sang con - Ảnh 2.

    Lịch tiêm chủng viêm gan B cho trẻ nhỏ ở nước ta.

    Mời độc giả xem thêm video về phát hiện viêm gan:

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển- Ảnh 1.

    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển

    (Thông tin sức khỏe) - Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể, bao gồm...

    bạn Nên đọc!