spot_img
26.7 C
Ho Chi Minh City
Thứ sáu, 20 Tháng chín, 2024
More

    Làm sao để biết có bị viêm lộ tuyến cổ tử cung?

    spot_img

    Viêm lộ tuyến cổ tử cung không phải là điều quá lo lắng nếu được chẩn đoán và điều trị sớm. Tuy nhiên, nếu chủ quan không điều trị sớm và tích cực, bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

    Nguyên nhân gây viêm lộ tuyến cổ tử cung

    Nguyên nhân gây viêm lộ tuyến cổ tử cung có nhiều nhưng chủ yếu do các nguyên nhân sau:

    • Do vệ sinh không đúng cách: Vệ sinh không hợp lý và đúng cách có thể gây ra nhiều bệnh phụ khoa. Việc vệ sinh vùng kín cần được thực hiện bằng nước hoặc dung dịch vệ sinh phụ nữ hàng ngày, đặc biệt sau quan hệ tình dục và trong thời kỳ kinh nguyệt.
    • Do quan hệ tình dục không an toàn: Không sử dụng biện pháp tránh thai an toàn hoặc có nhiều đối tác tình dục có thể gây ra tình trạng viêm nhiễm. Ngoài ra, quan hệ tình dục không an toàn cũng là nguyên nhân lây nhiễm các bệnh qua đường tình dục như HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.
    • Mắc các bệnh lý phụ khoa khác: Các bệnh viêm nhiễm phụ khoa như viêm âm đạo, viêm cổ tử cung cũng có thể tăng nguy cơ bị viêm lộ tuyến cổ tử cung.
    • Do thay đổi nội tiết tố nữ: Sự biến đổi nội tiết tố cũng gây ra mất cân bằng trong cơ thể và dẫn đến viêm lộ tuyến cổ tử cung, như khi sử dụng thuốc tránh thai, sau khi sinh con hoặc ở tuổi tiền mãn kinh – mãn kinh.
    • Không thực hiện kiểm tra sức khỏe phụ khoa định kỳ: Sự chủ quan hoặc e ngại trong việc kiểm tra sức khỏe phụ khoa định kỳ làm cho bệnh có thể được phát hiện muộn, dẫn đến bệnh trở nên nặng và khó điều trị hơn.
    • Nạo hút thai không đảm bảo vô trùng cũng có thể khiến cho niêm mạc tử cung bị tổn thương, cổ tử cung bị bào mòn và viêm nhiễm.

    Làm sao để biết có bị viêm lộ tuyến cổ tử cung?- Ảnh 1.
    Viêm lộ tuyến tử cung nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời có thể gây nhiều biến chứng.

    Làm sao để biết có bị viêm lộ tuyến cổ tử cung?

    Viêm lộ tuyến giai đoạn đầu

    Triệu chứng viêm lộ tuyến cổ tử cung giai đoạn đầu dễ nhận biết là khí hư ra nhiều một cách bất thường và ở mỗi người sẽ kèm theo những triệu chứng khác nhau. Khí hư có thể là màu trắng sữa hoặc trắng đục, dính từng mảng và đôi lúc có màu vàng xanh, loãng, có bọt và mùi hôi (có khi kèm theo máu) với số lượng ngày càng nhiều. Âm đạo, âm hộ ngứa ngáy, đau rát gây khó chịu.

    Viêm lộ tuyến cấp độ nặng

    Bệnh nhân đau rát khi quan hệ, đau vùng bụng dưới. Xuất huyết âm đạo do quan hệ mạnh. Viêm lộ tuyến cổ tử cung sẽ gây ảnh hưởng đến bàng quang, nên người bệnh trong giai đoạn này còn có triệu chứng tiểu buốt, tiểu rát, đau khi đi tiểu, tiểu nhiều lần.

    Bệnh viêm lộ tuyến ở giai đoạn này nếu không được hỗ trợ điều trị đúng cách và kịp thời có thể gây nhiều biến chứng, tăng nguy cơ gây ung thư cổ tử cung.

    Cách chữa viêm lộ tuyến cổ tử cung

    Việc điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung cần được thực hiện dựa trên mức độ nghiêm trọng của bệnh, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân và mong muốn sinh sản của người bệnh. Thông thường bệnh được điều trị như sau:

      Làm sao để biết có bị viêm lộ tuyến cổ tử cung?- Ảnh 2.

      Nên tăng cường trái cây và rau xanh để phòng bệnh.

    • Điều trị bằng thuốc: Các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn, virus, nấm gây viêm nhiễm. Sử dụng thuốc chống viêm để giảm các triệu chứng như ngứa rát, khí hư ra nhiều. Sử dụng thuốc đặt âm đạo có chứa các thành phần kháng khuẩn, chống viêm, sát khuẩn.
    • Phương pháp đốt điện: Sử dụng dòng điện cao tần để đốt các tế bào tuyến phát triển quá mức. Phương pháp này được đánh giá là điều trị tốt nhưng khiến người bệnh có thể bị đau và chảy máu sau quá trình đốt điện.
    • Đốt laser: Sử dụng tia laser để đốt các tế bào tuyến phát triển quá mức. Ưu điểm của phương pháp này đốt và hủy diệt viêm trên diện rộng một cách nhanh chóng.
    • Đốt dao leep: Sử dụng lưỡi dao điện để cắt bỏ các tế bào tuyến phát triển quá mức. Phương pháp này sử dụng vòng tròn điện với nguồn điện thế thấp, khi đó vòng tròn điện có vai trò giống dao phẫu thuật để loại bỏ các tế bào bất thường do bệnh lý gây nên.
    • Các biện pháp hỗ trợ khác bao gồm: Vệ sinh sạch sẽ âm đạo bằng dung dịch vệ sinh phụ nữ có độ pH phù hợp, thay quần lót thường xuyên, giữ vùng kín khô ráo. Tránh quan hệ tình dục trong thời gian điều trị do quan hệ tình dục có thể làm tăng nguy cơ tái phát viêm nhiễm.
    • Tăng cường sức đề kháng: Chế độ ăn nhiều rau xanh, trái cây, tập thể dục thường xuyên, hạn chế thức khuya, stress,…
    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển- Ảnh 1.

    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển

    (Thông tin sức khỏe) - Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể, bao gồm...

    bạn Nên đọc!

    Làm sao để biết có bị viêm lộ tuyến cổ tử cung?

    Viêm lộ tuyến cổ tử cung không phải là điều quá lo lắng nếu được chẩn đoán và điều trị sớm. Tuy nhiên, nếu chủ quan không điều trị sớm và tích cực, bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

    Nguyên nhân gây viêm lộ tuyến cổ tử cung

    Nguyên nhân gây viêm lộ tuyến cổ tử cung có nhiều nhưng chủ yếu do các nguyên nhân sau:

    • Do vệ sinh không đúng cách: Vệ sinh không hợp lý và đúng cách có thể gây ra nhiều bệnh phụ khoa. Việc vệ sinh vùng kín cần được thực hiện bằng nước hoặc dung dịch vệ sinh phụ nữ hàng ngày, đặc biệt sau quan hệ tình dục và trong thời kỳ kinh nguyệt.
    • Do quan hệ tình dục không an toàn: Không sử dụng biện pháp tránh thai an toàn hoặc có nhiều đối tác tình dục có thể gây ra tình trạng viêm nhiễm. Ngoài ra, quan hệ tình dục không an toàn cũng là nguyên nhân lây nhiễm các bệnh qua đường tình dục như HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.
    • Mắc các bệnh lý phụ khoa khác: Các bệnh viêm nhiễm phụ khoa như viêm âm đạo, viêm cổ tử cung cũng có thể tăng nguy cơ bị viêm lộ tuyến cổ tử cung.
    • Do thay đổi nội tiết tố nữ: Sự biến đổi nội tiết tố cũng gây ra mất cân bằng trong cơ thể và dẫn đến viêm lộ tuyến cổ tử cung, như khi sử dụng thuốc tránh thai, sau khi sinh con hoặc ở tuổi tiền mãn kinh – mãn kinh.
    • Không thực hiện kiểm tra sức khỏe phụ khoa định kỳ: Sự chủ quan hoặc e ngại trong việc kiểm tra sức khỏe phụ khoa định kỳ làm cho bệnh có thể được phát hiện muộn, dẫn đến bệnh trở nên nặng và khó điều trị hơn.
    • Nạo hút thai không đảm bảo vô trùng cũng có thể khiến cho niêm mạc tử cung bị tổn thương, cổ tử cung bị bào mòn và viêm nhiễm.

    Làm sao để biết có bị viêm lộ tuyến cổ tử cung?- Ảnh 1.
    Viêm lộ tuyến tử cung nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời có thể gây nhiều biến chứng.

    Làm sao để biết có bị viêm lộ tuyến cổ tử cung?

    Viêm lộ tuyến giai đoạn đầu

    Triệu chứng viêm lộ tuyến cổ tử cung giai đoạn đầu dễ nhận biết là khí hư ra nhiều một cách bất thường và ở mỗi người sẽ kèm theo những triệu chứng khác nhau. Khí hư có thể là màu trắng sữa hoặc trắng đục, dính từng mảng và đôi lúc có màu vàng xanh, loãng, có bọt và mùi hôi (có khi kèm theo máu) với số lượng ngày càng nhiều. Âm đạo, âm hộ ngứa ngáy, đau rát gây khó chịu.

    Viêm lộ tuyến cấp độ nặng

    Bệnh nhân đau rát khi quan hệ, đau vùng bụng dưới. Xuất huyết âm đạo do quan hệ mạnh. Viêm lộ tuyến cổ tử cung sẽ gây ảnh hưởng đến bàng quang, nên người bệnh trong giai đoạn này còn có triệu chứng tiểu buốt, tiểu rát, đau khi đi tiểu, tiểu nhiều lần.

    Bệnh viêm lộ tuyến ở giai đoạn này nếu không được hỗ trợ điều trị đúng cách và kịp thời có thể gây nhiều biến chứng, tăng nguy cơ gây ung thư cổ tử cung.

    Cách chữa viêm lộ tuyến cổ tử cung

    Việc điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung cần được thực hiện dựa trên mức độ nghiêm trọng của bệnh, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân và mong muốn sinh sản của người bệnh. Thông thường bệnh được điều trị như sau:

      Làm sao để biết có bị viêm lộ tuyến cổ tử cung?- Ảnh 2.

      Nên tăng cường trái cây và rau xanh để phòng bệnh.

    • Điều trị bằng thuốc: Các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn, virus, nấm gây viêm nhiễm. Sử dụng thuốc chống viêm để giảm các triệu chứng như ngứa rát, khí hư ra nhiều. Sử dụng thuốc đặt âm đạo có chứa các thành phần kháng khuẩn, chống viêm, sát khuẩn.
    • Phương pháp đốt điện: Sử dụng dòng điện cao tần để đốt các tế bào tuyến phát triển quá mức. Phương pháp này được đánh giá là điều trị tốt nhưng khiến người bệnh có thể bị đau và chảy máu sau quá trình đốt điện.
    • Đốt laser: Sử dụng tia laser để đốt các tế bào tuyến phát triển quá mức. Ưu điểm của phương pháp này đốt và hủy diệt viêm trên diện rộng một cách nhanh chóng.
    • Đốt dao leep: Sử dụng lưỡi dao điện để cắt bỏ các tế bào tuyến phát triển quá mức. Phương pháp này sử dụng vòng tròn điện với nguồn điện thế thấp, khi đó vòng tròn điện có vai trò giống dao phẫu thuật để loại bỏ các tế bào bất thường do bệnh lý gây nên.
    • Các biện pháp hỗ trợ khác bao gồm: Vệ sinh sạch sẽ âm đạo bằng dung dịch vệ sinh phụ nữ có độ pH phù hợp, thay quần lót thường xuyên, giữ vùng kín khô ráo. Tránh quan hệ tình dục trong thời gian điều trị do quan hệ tình dục có thể làm tăng nguy cơ tái phát viêm nhiễm.
    • Tăng cường sức đề kháng: Chế độ ăn nhiều rau xanh, trái cây, tập thể dục thường xuyên, hạn chế thức khuya, stress,…
    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển- Ảnh 1.

    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển

    (Thông tin sức khỏe) - Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể, bao gồm...

    bạn Nên đọc!