spot_img
26.7 C
Ho Chi Minh City
Thứ sáu, 20 Tháng chín, 2024
More

    Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh mụn cóc

    spot_img

    1. Đông Y có cách nào chữa được mụn cóc?

    Trong Đông y có lưu truyền một số kinh nghiệm dùng thảo dược tự nhiên chữa mụn cóc. Các cách thức này đơn giản, dễ làm, không gây hại, được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên người bệnh phải thực hiện đúng cách, kiên trì, tránh dùng tùy tiện hoặc bỏ giữa chừng, mụn cóc sẽ không khỏi và còn lây lan nhanh hơn. Các thảo dược tự nhiên có thể áp dụng:

    Lấy vỏ 1 quả cam đã gọt chà lên mụn cóc mỗi ngày 1 lần. Liệu trình 7-12 lần.

    Quả dứa đã gọt vỏ: 01 quả. Thái dứa thành từng lát mỏng, chà từng lát lên mụn cóc đến khi hết quả dứa, ngày 01 lần. Liệu trình dùng 7-10 ngày.

    Lá nha dam: 02 lá. Gọt vỏ lấy phần gel, chà xát vào mụn cóc, ngày 1-2 lần, liệu trình 7-10 ngày. Nêu cơ địa dị ứng với nhựa nha đam thì không nên áp dụng.

    Cây bồ công anh ép lấy nhựa trắng. Sau đó thoa lên mụn cóc 1 – 2 lần trong ngày. Liệu trình 7-10 ngày.

    Nước giấm táo đã lên men 30- 60 ml. Dùng bông thấm nước táo chà xát lên mụn cóc ngày 2 lần. Liệu trình 7-10 ngày. Không được sử dụng giấm táo cho vết thương hở.

    Vỏ chuối tây 01 quả. Cắt một miếng vỏ chuối và đắp lên mụn cóc trước khi đi ngủ và lặp lại hàng ngày đến khi mụn cóc không còn.

    Tỏi: 2 củ. Ép lấy nước hoặc chà tỏi lên mụn cóc mỗi ngày, cho đến khi mụn cóc bay hết.

    Hạt thầu dầu: 200 g. Đun sôi, ép lấy dầu, dùng dầu này bôi chà xát lên mụn cơm. Liệu trình 14 ngày. Không bôi lên vết thương hở.

    2. Dùng lá tía tô có chữa mụn cóc thế nào?

    Trong dân gian lưu truyền nhiều kinh nghiệm chữa trị mụn cóc. Có một cách chữa trị mụn cóc rất hay, đơn giản, hiệu quả lại dễ thực hiện đối với mọi lứa tuổi, đó là dùng lá tía tô.

    Lá tía tô là một trong những loại thảo dược được sử dụng rất nhiều trong các bài thuốc Đông y. Bởi chúng có tính ấm, vị cay, giúp giải hàn, trừ cảm, chống viêm, kháng khuẩn tốt.

    Lấy một vài lá tía tô đem rửa thật sạch, ngâm với một chút muối, sau đó vò nát (hoặc giã nát) lá và cuộng tía tô, đắp lên mụn cóc hằng ngày. Có thể dùng vải để quấn chặt hoặc dùng băng dính cố định chỗ đắp. Hiệu quả nhất là làm vào buổi tối trước khi đi ngủ để tránh nước hoặc các hoạt động làm xô lệch chỗ đắp. 

    Làm liên tục như vậy trong vài tuần, người bệnh sẽ thấy các mụn cóc se nhỏ lại. Đặc biệt phải chú ý đắp đúng vào mụn cái (hay còn gọi là “mụn mẹ”), miệng mụn sẽ dần se lại, teo nhỏ rồi mất hẳn. Mụn cái chính mất đi, các mụn con xung quanh một thời gian sau cũng tự nhiên biến mất. Da sẽ trở lại mịn màng, không chút dấu vết gì của mụn cóc.

    Trường hợp áp dụng cách trên mà mụn cóc không hết mà còn to ra thì cần đi khám chuyên khoa da liễu.

    Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh mụn cóc- Ảnh 1.

    Lá tía tô có hiệu quả trong chữa trị một số mụn cóc.

    3. Đối tượng nào dễ bị mụn cóc, có nguy hiểm không?

    Bệnh mụn cóc có thể gặp ở mọi lứa tuổi, bao gồm cả nam và nữ. Tuy nhiên, tỷ lệ trẻ em mắc bệnh cao hơn vì môi trường vui chơi của các bé thường chứa nhiều virus HPV như: nghịch đất, cát, thói quen cắn móng tay, không mang giày dép,… Người cao tuổi có sức đề kháng kém rất dễ bị nhiễm HPV gây bệnh mụn cóc.

    Những người có hệ miễn dịch suy yếu, ví dụ như người bị nhiễm HIV/AIDS hoặc những người đã cấy ghép nội tạng, những người mắc bệnh tự miễn có nguy cơ cao bị mụn cóc.

    Thói quen sinh hoạt của mỗi người cũng liên quan nguy cơ nhiễm bệnh mụn cóc. Những trường hợp sau tăng nguy cơ bị mụn cóc: Người đi lại bằng chân trần trên các bề mặt ẩm ướt, như là phòng tắm và phòng thay đồ công cộng, hoặc các khu vực hồ bơi; Dùng chung khăn tắm, dao cạo râu, và các vật dụng cá nhân khác của người bị mụn cóc; Cắn móng tay hoặc lớp biểu bì; Việc mang giày chật gây ra tình trạng chảy mồ hôi ở chân.

    Mụn cóc thường không nguy hiểm, nhưng có thể gây khó chịu và đôi khi gây đau đớn. Nhiều loại mụn cóc có thể đáp ứng với phương pháp điều trị thông thường, nhưng cũng có mụn cóc tồn tại lâu và khó chữa.

    Khi có dấu hiệu bị mụn cóc và thấy mụn to nhanh, thì tốt nhất bạn nên khám chuyên khoa da liễu để được tư vấn điều trị.

    4. Mụn cóc có lây không?

    Mụn cóc là bệnh ngoài da dễ lây nhiễm. Khi virus HPV xâm nhập vào cơ thể qua vết trầy xước trên da sẽ gây nhiễm trùng và hình thành mụn cóc. Mụn cóc rất dễ lây lan. Virus có thể lây lan từ người này sang người khác hoặc từ các bộ phận khác nhau của cơ thể thông qua:

    • Tiếp xúc trực tiếp với mụn cóc.
    • Dùng chung các vật dụng vệ sinh cá nhân như: dao cạo râu, khăn tắm…
    • Quan hệ tình dục không an toàn với người bị mụn cóc
    • Cắn móng tay và cạo lớp biểu bì.
    • Cạo lông, râu…

    5 . Mụn cóc thường gặp ở những vị trí nào?

    Mụn cóc có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể. Các vị trí thường gặp của mụn cóc gồm:

    • Mụn cóc ở tay: Đây là loại mụn cóc phổ biến nhất
    • Mụn cóc ở mặt: Thường xuất hiện ở mặt và trán
    • Mụn cóc ở chân: Mụn cóc Plantar xuất hiện ở lòng bàn chân. Những mụn cóc này trông giống như vết chai với những chấm đen nhỏ ở trung tâm. Chúng thường gây đau và mọc thành cụm.
    • Mụn cóc sinh dục: Mụn cóc hình thành tại bộ phận sinh dục gọi là mụn cóc sinh dục. Virus HPV lây truyền qua đường tình dục khi tiếp xúc với người bệnh.
    • Mụn cóc quanh móng: Những mụn cóc này hình thành dưới hoặc xung quanh móng tay và móng chân.

    6. Bệnh mụn cóc có chữa khỏi được không?

    Câu trả lời là có. Mụn cóc là bệnh lành tính. Khoảng 25% mụn cóc có thể tự biến mất trong vòng 3-6 tháng. Phấn lớn mụn cóc đáp ứng với các phương pháp điều trị và hết hẳn. Một số trường hợp mụn cóc có thể tồn tại lâu hơn, có thể tính bằng năm nếu không được điều trị. Trong một số trường hợp, mụn cóc có thể mất đến 2 năm mới chữa trị dứt điểm được hết. Trong thời gian đó, virus HPV gây mụn cóc có thể lây lan sang các bộ phận khác hoặc lây nhiễm cho người khác.

    Vì vậy, khi thấy xuất hiện mụn cóc và mụn tiến triển nhanh, người bệnh nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa da liễu để được thăm khám và tư vấn cách điều trị mụn cóc hiệu quả, trước khi mụn cóc lan rộng trên cơ thể để lại hậu quả xấu cho làn da.

    Người bệnh phải tuân thủ phác đồ điều trị, dùng đúng phương pháp hoặc loại thuốc điều trị thì sẽ chữa khỏi hẳn bệnh mụn cóc. Bên cạnh tuân thủ điều trị, người bệnh còn phải kiên nhẫn, không tự ý bỏ dở vì bệnh có thể tái nhiễm.

    7. Nên làm gì để tránh lây nhiễm mụn cóc?

    Mụn cóc rất dễ lây lan thông qua tiếp xúc với người bệnh. Việc thực hiện các biện pháp phòng tránh sau sẽ làm giảm nguy cơ lây nhiễm mụn cóc hoặc tái nhiễm bệnh:

    • Không chạm trực tiếp vào mụn cóc của người khác, nhất là khi da bạn có vết thương.
    • Không dùng chung khăn tắm, quần áo hoặc các vật dụng cá nhân khác với người bị mụn cóc.
    • Không gãi hoặc chạm vào mụn cóc của chính mình vì sẽ làm cho virus sẽ dễ dàng lây lan sang các bộ phận khác trên cơ thể.
    • Giữ bàn chân luôn khô ráo. Mang dép xỏ ngón hoặc giày trong phòng thay đồ bơi, khu vực hồ bơi và phòng tắm công cộng. Không dùng chung giày hoặc vớ với người bị mụn cóc. Cẩn thận khi cạo râu hoặc lông để không cắt trúng da.
    • Rửa tay thường xuyên.
    • Dưỡng da hàng ngày để ngăn ngừa tình trạng da khô nứt nẻ. Khi da bị nứt và khô, virus HPV sẽ dễ dàng xâm nhập qua vết nứt trên da hơn, gây ra mụn cóc.
    • Không cắn móng tay và da vì sẽ để lại vết loét và vết rách trên da, tạo điều kiện thuận lợi cho virus HPV xâm nhập vào cơ thể dễ dàng hơn.

    8. Chi phí điều trị mụn cóc

    Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, dịch vụ kỹ thuật “Điều trị hạt cơm (mụn cóc) bằng đốt điện, plasma, laser, ni tơ lỏng/ Điều trị một số bệnh da bằng Laser CO2, plasma, đốt điện, ni tơ lỏng” thuộc phạm vi chi trả của quỹ BHYT theo quy định tại Thông tư số 13/2019/TT-BYT.

    Để được hưởng đầy đủ quyền lợi của người tham gia BHYT, người bệnh nên đến khám chữa bệnh BHYT tại nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu trên thẻ BHYT và thực hiện đầy đủ thủ tục khám chữa bệnh BHYT (xuất trình thẻ BHYT và giấy tờ chứng minh nhân thân có ảnh) để được khám và điều trị. 

    Trường hợp vượt quá khả năng chuyên môn của cơ sở khám chữa bệnh, cơ sở y tế đó sẽ chỉ định và hướng dẫn người bệnh chuyển tuyến khám chữa bệnh BHYT theo quy định.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển- Ảnh 1.

    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển

    (Thông tin sức khỏe) - Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể, bao gồm...

    bạn Nên đọc!

    Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh mụn cóc

    1. Đông Y có cách nào chữa được mụn cóc?

    Trong Đông y có lưu truyền một số kinh nghiệm dùng thảo dược tự nhiên chữa mụn cóc. Các cách thức này đơn giản, dễ làm, không gây hại, được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên người bệnh phải thực hiện đúng cách, kiên trì, tránh dùng tùy tiện hoặc bỏ giữa chừng, mụn cóc sẽ không khỏi và còn lây lan nhanh hơn. Các thảo dược tự nhiên có thể áp dụng:

    Lấy vỏ 1 quả cam đã gọt chà lên mụn cóc mỗi ngày 1 lần. Liệu trình 7-12 lần.

    Quả dứa đã gọt vỏ: 01 quả. Thái dứa thành từng lát mỏng, chà từng lát lên mụn cóc đến khi hết quả dứa, ngày 01 lần. Liệu trình dùng 7-10 ngày.

    Lá nha dam: 02 lá. Gọt vỏ lấy phần gel, chà xát vào mụn cóc, ngày 1-2 lần, liệu trình 7-10 ngày. Nêu cơ địa dị ứng với nhựa nha đam thì không nên áp dụng.

    Cây bồ công anh ép lấy nhựa trắng. Sau đó thoa lên mụn cóc 1 – 2 lần trong ngày. Liệu trình 7-10 ngày.

    Nước giấm táo đã lên men 30- 60 ml. Dùng bông thấm nước táo chà xát lên mụn cóc ngày 2 lần. Liệu trình 7-10 ngày. Không được sử dụng giấm táo cho vết thương hở.

    Vỏ chuối tây 01 quả. Cắt một miếng vỏ chuối và đắp lên mụn cóc trước khi đi ngủ và lặp lại hàng ngày đến khi mụn cóc không còn.

    Tỏi: 2 củ. Ép lấy nước hoặc chà tỏi lên mụn cóc mỗi ngày, cho đến khi mụn cóc bay hết.

    Hạt thầu dầu: 200 g. Đun sôi, ép lấy dầu, dùng dầu này bôi chà xát lên mụn cơm. Liệu trình 14 ngày. Không bôi lên vết thương hở.

    2. Dùng lá tía tô có chữa mụn cóc thế nào?

    Trong dân gian lưu truyền nhiều kinh nghiệm chữa trị mụn cóc. Có một cách chữa trị mụn cóc rất hay, đơn giản, hiệu quả lại dễ thực hiện đối với mọi lứa tuổi, đó là dùng lá tía tô.

    Lá tía tô là một trong những loại thảo dược được sử dụng rất nhiều trong các bài thuốc Đông y. Bởi chúng có tính ấm, vị cay, giúp giải hàn, trừ cảm, chống viêm, kháng khuẩn tốt.

    Lấy một vài lá tía tô đem rửa thật sạch, ngâm với một chút muối, sau đó vò nát (hoặc giã nát) lá và cuộng tía tô, đắp lên mụn cóc hằng ngày. Có thể dùng vải để quấn chặt hoặc dùng băng dính cố định chỗ đắp. Hiệu quả nhất là làm vào buổi tối trước khi đi ngủ để tránh nước hoặc các hoạt động làm xô lệch chỗ đắp. 

    Làm liên tục như vậy trong vài tuần, người bệnh sẽ thấy các mụn cóc se nhỏ lại. Đặc biệt phải chú ý đắp đúng vào mụn cái (hay còn gọi là “mụn mẹ”), miệng mụn sẽ dần se lại, teo nhỏ rồi mất hẳn. Mụn cái chính mất đi, các mụn con xung quanh một thời gian sau cũng tự nhiên biến mất. Da sẽ trở lại mịn màng, không chút dấu vết gì của mụn cóc.

    Trường hợp áp dụng cách trên mà mụn cóc không hết mà còn to ra thì cần đi khám chuyên khoa da liễu.

    Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh mụn cóc- Ảnh 1.

    Lá tía tô có hiệu quả trong chữa trị một số mụn cóc.

    3. Đối tượng nào dễ bị mụn cóc, có nguy hiểm không?

    Bệnh mụn cóc có thể gặp ở mọi lứa tuổi, bao gồm cả nam và nữ. Tuy nhiên, tỷ lệ trẻ em mắc bệnh cao hơn vì môi trường vui chơi của các bé thường chứa nhiều virus HPV như: nghịch đất, cát, thói quen cắn móng tay, không mang giày dép,… Người cao tuổi có sức đề kháng kém rất dễ bị nhiễm HPV gây bệnh mụn cóc.

    Những người có hệ miễn dịch suy yếu, ví dụ như người bị nhiễm HIV/AIDS hoặc những người đã cấy ghép nội tạng, những người mắc bệnh tự miễn có nguy cơ cao bị mụn cóc.

    Thói quen sinh hoạt của mỗi người cũng liên quan nguy cơ nhiễm bệnh mụn cóc. Những trường hợp sau tăng nguy cơ bị mụn cóc: Người đi lại bằng chân trần trên các bề mặt ẩm ướt, như là phòng tắm và phòng thay đồ công cộng, hoặc các khu vực hồ bơi; Dùng chung khăn tắm, dao cạo râu, và các vật dụng cá nhân khác của người bị mụn cóc; Cắn móng tay hoặc lớp biểu bì; Việc mang giày chật gây ra tình trạng chảy mồ hôi ở chân.

    Mụn cóc thường không nguy hiểm, nhưng có thể gây khó chịu và đôi khi gây đau đớn. Nhiều loại mụn cóc có thể đáp ứng với phương pháp điều trị thông thường, nhưng cũng có mụn cóc tồn tại lâu và khó chữa.

    Khi có dấu hiệu bị mụn cóc và thấy mụn to nhanh, thì tốt nhất bạn nên khám chuyên khoa da liễu để được tư vấn điều trị.

    4. Mụn cóc có lây không?

    Mụn cóc là bệnh ngoài da dễ lây nhiễm. Khi virus HPV xâm nhập vào cơ thể qua vết trầy xước trên da sẽ gây nhiễm trùng và hình thành mụn cóc. Mụn cóc rất dễ lây lan. Virus có thể lây lan từ người này sang người khác hoặc từ các bộ phận khác nhau của cơ thể thông qua:

    • Tiếp xúc trực tiếp với mụn cóc.
    • Dùng chung các vật dụng vệ sinh cá nhân như: dao cạo râu, khăn tắm…
    • Quan hệ tình dục không an toàn với người bị mụn cóc
    • Cắn móng tay và cạo lớp biểu bì.
    • Cạo lông, râu…

    5 . Mụn cóc thường gặp ở những vị trí nào?

    Mụn cóc có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể. Các vị trí thường gặp của mụn cóc gồm:

    • Mụn cóc ở tay: Đây là loại mụn cóc phổ biến nhất
    • Mụn cóc ở mặt: Thường xuất hiện ở mặt và trán
    • Mụn cóc ở chân: Mụn cóc Plantar xuất hiện ở lòng bàn chân. Những mụn cóc này trông giống như vết chai với những chấm đen nhỏ ở trung tâm. Chúng thường gây đau và mọc thành cụm.
    • Mụn cóc sinh dục: Mụn cóc hình thành tại bộ phận sinh dục gọi là mụn cóc sinh dục. Virus HPV lây truyền qua đường tình dục khi tiếp xúc với người bệnh.
    • Mụn cóc quanh móng: Những mụn cóc này hình thành dưới hoặc xung quanh móng tay và móng chân.

    6. Bệnh mụn cóc có chữa khỏi được không?

    Câu trả lời là có. Mụn cóc là bệnh lành tính. Khoảng 25% mụn cóc có thể tự biến mất trong vòng 3-6 tháng. Phấn lớn mụn cóc đáp ứng với các phương pháp điều trị và hết hẳn. Một số trường hợp mụn cóc có thể tồn tại lâu hơn, có thể tính bằng năm nếu không được điều trị. Trong một số trường hợp, mụn cóc có thể mất đến 2 năm mới chữa trị dứt điểm được hết. Trong thời gian đó, virus HPV gây mụn cóc có thể lây lan sang các bộ phận khác hoặc lây nhiễm cho người khác.

    Vì vậy, khi thấy xuất hiện mụn cóc và mụn tiến triển nhanh, người bệnh nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa da liễu để được thăm khám và tư vấn cách điều trị mụn cóc hiệu quả, trước khi mụn cóc lan rộng trên cơ thể để lại hậu quả xấu cho làn da.

    Người bệnh phải tuân thủ phác đồ điều trị, dùng đúng phương pháp hoặc loại thuốc điều trị thì sẽ chữa khỏi hẳn bệnh mụn cóc. Bên cạnh tuân thủ điều trị, người bệnh còn phải kiên nhẫn, không tự ý bỏ dở vì bệnh có thể tái nhiễm.

    7. Nên làm gì để tránh lây nhiễm mụn cóc?

    Mụn cóc rất dễ lây lan thông qua tiếp xúc với người bệnh. Việc thực hiện các biện pháp phòng tránh sau sẽ làm giảm nguy cơ lây nhiễm mụn cóc hoặc tái nhiễm bệnh:

    • Không chạm trực tiếp vào mụn cóc của người khác, nhất là khi da bạn có vết thương.
    • Không dùng chung khăn tắm, quần áo hoặc các vật dụng cá nhân khác với người bị mụn cóc.
    • Không gãi hoặc chạm vào mụn cóc của chính mình vì sẽ làm cho virus sẽ dễ dàng lây lan sang các bộ phận khác trên cơ thể.
    • Giữ bàn chân luôn khô ráo. Mang dép xỏ ngón hoặc giày trong phòng thay đồ bơi, khu vực hồ bơi và phòng tắm công cộng. Không dùng chung giày hoặc vớ với người bị mụn cóc. Cẩn thận khi cạo râu hoặc lông để không cắt trúng da.
    • Rửa tay thường xuyên.
    • Dưỡng da hàng ngày để ngăn ngừa tình trạng da khô nứt nẻ. Khi da bị nứt và khô, virus HPV sẽ dễ dàng xâm nhập qua vết nứt trên da hơn, gây ra mụn cóc.
    • Không cắn móng tay và da vì sẽ để lại vết loét và vết rách trên da, tạo điều kiện thuận lợi cho virus HPV xâm nhập vào cơ thể dễ dàng hơn.

    8. Chi phí điều trị mụn cóc

    Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, dịch vụ kỹ thuật “Điều trị hạt cơm (mụn cóc) bằng đốt điện, plasma, laser, ni tơ lỏng/ Điều trị một số bệnh da bằng Laser CO2, plasma, đốt điện, ni tơ lỏng” thuộc phạm vi chi trả của quỹ BHYT theo quy định tại Thông tư số 13/2019/TT-BYT.

    Để được hưởng đầy đủ quyền lợi của người tham gia BHYT, người bệnh nên đến khám chữa bệnh BHYT tại nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu trên thẻ BHYT và thực hiện đầy đủ thủ tục khám chữa bệnh BHYT (xuất trình thẻ BHYT và giấy tờ chứng minh nhân thân có ảnh) để được khám và điều trị. 

    Trường hợp vượt quá khả năng chuyên môn của cơ sở khám chữa bệnh, cơ sở y tế đó sẽ chỉ định và hướng dẫn người bệnh chuyển tuyến khám chữa bệnh BHYT theo quy định.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển- Ảnh 1.

    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển

    (Thông tin sức khỏe) - Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể, bao gồm...

    bạn Nên đọc!