spot_img
28.9 C
Ho Chi Minh City
Thứ sáu, 20 Tháng chín, 2024
More

    Cách cải thiện cơn đau vai gáy hiệu quả

    spot_img

    Đau vai gáy do sai tư thế

    Trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay, điện thoại di động, máy tính,… đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, việc sử dụng điện thoại di động, máy tính không đúng tư thế có thể dẫn đến những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, trong đó đau cổ vai gáy là một trong những vấn đề thường gặp.

    Thói quen sử dụng các thiết bị điện tử trong tư thế cong lưng gập cổ và vai thường gây ra áp lực lên cổ, vai và gáy. Việc này dẫn đến căng thẳng cơ, viêm khớp cũng như các vấn đề về cột sống. Đặc biệt, việc nhìn xuống vào màn hình điện thoại trong thời gian dài có thể gây căng cơ cổ gây ra đau, mất cảm giác.

    Hiện tượng đau tăng lên khi đứng, đi lại, ngồi lâu, vận động cột sống cổ, các triệu chứng đau sẽ tăng lên khi thay đổi thời tiết.

    Cách cải thiện cơn đau vai gáy hiệu quả- Ảnh 1.

    Bệnh đau cổ vai gáy nếu không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt của người bệnh.

    Các triệu chứng đau sẽ lan xuống cả bả vai, làm cho cánh tay, cẳng tay và ngón tay bị tê mỏi rất khó chịu, thậm chí chỉ cần sờ vào cũng có cảm giác như tê cứng bì, đây là biểu hiện tăng cảm giác.

    Bệnh đau cổ vai gáy nếu không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, ăn uống và giấc ngủ của người bệnh.

    Đau vai gáy cần làm gì?

    Nếu đang gặp phải tình trạng đau mỏi cổ vai gáy, thì nên hạn chế tư thế nằm sấp khi ngủ. Khi nằm ở tư thế này, phần đầu sẽ bị ép sang một bên trong nhiều giờ, gây áp lực lên khớp vai và cổ. Lâu dần, phần sụn và xương dưới sụn của cột sống cổ sẽ bị bào mòn gây lên tình trạng đau mỏi vai gáy kéo dài khó phục hồi.

    Người bệnh cần nằm ngửa khi ngủ, ở tư thế này, cột sống và khớp vai cũng sẽ được thả lỏng, giữ được đường cong tự nhiên. Khi các khớp vai cổ gáy không bị căng thẳng trong lúc ngủ thì cơn đau sẽ được giảm thiểu.

    Người bệnh dùng gối mỏng kê cổ sẽ giúp nâng đỡ được cả phần đầu và cổ, nhờ đó mà cột sống cổ có thể cong nhẹ về phía trước. Ngoài ra cũng có thể đặt một chiếc gối mỏng ở phía dưới đùi hoặc gối. Việc này sẽ giúp các cơ cổ, các cơ dọc theo cột sống được thư giãn.

    Một tư thế nằm ngủ khác dành cho người bị đau vai gáy là nằm nghiêng. Ngủ nghiêng là một tư thế có thể giúp cột sống cổ và khớp vai được giảm đau, đồng thời tư thế ngủ này còn có thể giúp giảm chứng trào ngược dạ dày, ngủ ngáy,…

    Tư thế nằm nghiêng sẽ giúp cho phần cổ và đầu được thẳng hàng với cơ thể, tránh được tình trạng dồn nén trọng lượng lên khớp vai và cổ.

    Việc thay đổi tư thế nằm ngủ này cần có thời gian để làm quen dần. Trong thời gian đợi cơ thể thích nghi với tư thế mới, người bệnh có thể đặt một chiếc gối mỏng ở phần dưới hông để hỗ trợ cho cột sống với tư thế nằm sấp.

    Phòng bệnh đau vai gáy

    Cách cải thiện cơn đau vai gáy hiệu quả- Ảnh 2.

    Bài tập nhẹ nhàng như yoga hoặc động tác căng giãn cơ giúp giảm đau vai gáy.

    Phòng ngừa bệnh đòi hỏi một số biện pháp và thay đổi thói quen hàng ngày, trong đó người bệnh cần đặc biệt lưu ý như sau:

    • Cần duy trì tư thế đúng khi làm việc: Ngồi và đứng đúng tư thế, giữ cho cổ và lưng nằm trong một đường thẳng. Sử dụng ghế công thái học có hỗ trợ lưng khi làm việc để giảm áp lực trên cổ và vai.
    • Thực hiện bài tập giãn cơ và vận động: Bài tập nhẹ nhàng như yoga hoặc động tác căng giãn cơ, đi bộ nhẹ có thể giúp tăng cường cơ và duy trì sự linh hoạt. Các bài tập tập trung vào cơ cổ, vai, và lưng có thể giảm nguy cơ đau, cải thiện tình trạng cơ bắp.
    • Thay đổi tư thế ngủ: Chọn gối hỗ trợ và duy trì tư thế ngủ lành mạnh để giảm áp lực trên cổ và vai.
    • Duy trì trọng lượng khỏe mạnh: Giảm cân nếu cần thiết để giảm áp lực lên cột sống cổ và vai.
    • Giảm thời gian ngồi: Nếu làm việc lâu ngày trước máy tính, hãy đứng dậy vận động đều đặn để giảm căng thẳng trên cổ và vai.
    • Tránh thói quen xấu: Tránh ngồi quá lâu trong tư thế không đúng, chẹt cổ, hoặc cúi xuống thường xuyên để dùng điện thoại, máy tính.
    • Luôn nhớ kiểm tra xương khớp định kỳ để phát hiện sớm các vấn đề về sức khỏe và có thể giảm nguy cơ đau.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Bị nước ăn chân bôi thuốc gì cho nhanh khỏi?- Ảnh 1.

    Bị nước ăn chân bôi thuốc gì cho nhanh khỏi?

    (Thông tin sức khỏe) - Nước ăn chân hay là nấm kẽ chân là một bệnh thường phát triển trong mùa mưa, lũ. Do...

    Giun đũa chó mèo nguy hiểm như thế nào đến cơ thể?

    (Thông tin sức khỏe) - Giun đũa chó mèo (Toxocara canis ở chó và Toxocara cati ở mèo) là một loại ký sinh trùng...
    Bị nước ăn chân bôi thuốc gì cho nhanh khỏi?- Ảnh 1.

    Bị nước ăn chân bôi thuốc gì cho nhanh khỏi?

    (Thông tin sức khỏe) - Nước ăn chân hay là nấm kẽ chân là một bệnh thường phát triển trong mùa mưa, lũ. Do...

    Giun đũa chó mèo nguy hiểm như thế nào đến cơ thể?

    (Thông tin sức khỏe) - Giun đũa chó mèo (Toxocara canis ở chó và Toxocara cati ở mèo) là một loại ký sinh trùng...

    Biểu hiện nhận biết các giai đoạn của bệnh xơ gan

    (Thông tin sức khỏe) - Xơ gan là một bệnh mạn tính của gan được đặc trưng bởi sự thay thế mô gan bằng...

    bạn Nên đọc!

    Bị nước ăn chân bôi thuốc gì cho nhanh khỏi?

    (Thông tin sức khỏe) - Nước ăn chân hay là nấm kẽ chân là một bệnh thường phát triển trong mùa mưa, lũ. Do khí hậu ẩm ướt tạo điều kiện cho nấm trichophyton rubrum phát triển và gây bệnh ở các kẽ ngón chân. Điều trị bệnh không khó, nhưng cần biết dùng thuốc đúng mới mang lại hiệu quả.

    Cách cải thiện cơn đau vai gáy hiệu quả

    Đau vai gáy do sai tư thế

    Trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay, điện thoại di động, máy tính,… đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, việc sử dụng điện thoại di động, máy tính không đúng tư thế có thể dẫn đến những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, trong đó đau cổ vai gáy là một trong những vấn đề thường gặp.

    Thói quen sử dụng các thiết bị điện tử trong tư thế cong lưng gập cổ và vai thường gây ra áp lực lên cổ, vai và gáy. Việc này dẫn đến căng thẳng cơ, viêm khớp cũng như các vấn đề về cột sống. Đặc biệt, việc nhìn xuống vào màn hình điện thoại trong thời gian dài có thể gây căng cơ cổ gây ra đau, mất cảm giác.

    Hiện tượng đau tăng lên khi đứng, đi lại, ngồi lâu, vận động cột sống cổ, các triệu chứng đau sẽ tăng lên khi thay đổi thời tiết.

    Cách cải thiện cơn đau vai gáy hiệu quả- Ảnh 1.

    Bệnh đau cổ vai gáy nếu không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt của người bệnh.

    Các triệu chứng đau sẽ lan xuống cả bả vai, làm cho cánh tay, cẳng tay và ngón tay bị tê mỏi rất khó chịu, thậm chí chỉ cần sờ vào cũng có cảm giác như tê cứng bì, đây là biểu hiện tăng cảm giác.

    Bệnh đau cổ vai gáy nếu không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, ăn uống và giấc ngủ của người bệnh.

    Đau vai gáy cần làm gì?

    Nếu đang gặp phải tình trạng đau mỏi cổ vai gáy, thì nên hạn chế tư thế nằm sấp khi ngủ. Khi nằm ở tư thế này, phần đầu sẽ bị ép sang một bên trong nhiều giờ, gây áp lực lên khớp vai và cổ. Lâu dần, phần sụn và xương dưới sụn của cột sống cổ sẽ bị bào mòn gây lên tình trạng đau mỏi vai gáy kéo dài khó phục hồi.

    Người bệnh cần nằm ngửa khi ngủ, ở tư thế này, cột sống và khớp vai cũng sẽ được thả lỏng, giữ được đường cong tự nhiên. Khi các khớp vai cổ gáy không bị căng thẳng trong lúc ngủ thì cơn đau sẽ được giảm thiểu.

    Người bệnh dùng gối mỏng kê cổ sẽ giúp nâng đỡ được cả phần đầu và cổ, nhờ đó mà cột sống cổ có thể cong nhẹ về phía trước. Ngoài ra cũng có thể đặt một chiếc gối mỏng ở phía dưới đùi hoặc gối. Việc này sẽ giúp các cơ cổ, các cơ dọc theo cột sống được thư giãn.

    Một tư thế nằm ngủ khác dành cho người bị đau vai gáy là nằm nghiêng. Ngủ nghiêng là một tư thế có thể giúp cột sống cổ và khớp vai được giảm đau, đồng thời tư thế ngủ này còn có thể giúp giảm chứng trào ngược dạ dày, ngủ ngáy,…

    Tư thế nằm nghiêng sẽ giúp cho phần cổ và đầu được thẳng hàng với cơ thể, tránh được tình trạng dồn nén trọng lượng lên khớp vai và cổ.

    Việc thay đổi tư thế nằm ngủ này cần có thời gian để làm quen dần. Trong thời gian đợi cơ thể thích nghi với tư thế mới, người bệnh có thể đặt một chiếc gối mỏng ở phần dưới hông để hỗ trợ cho cột sống với tư thế nằm sấp.

    Phòng bệnh đau vai gáy

    Cách cải thiện cơn đau vai gáy hiệu quả- Ảnh 2.

    Bài tập nhẹ nhàng như yoga hoặc động tác căng giãn cơ giúp giảm đau vai gáy.

    Phòng ngừa bệnh đòi hỏi một số biện pháp và thay đổi thói quen hàng ngày, trong đó người bệnh cần đặc biệt lưu ý như sau:

    • Cần duy trì tư thế đúng khi làm việc: Ngồi và đứng đúng tư thế, giữ cho cổ và lưng nằm trong một đường thẳng. Sử dụng ghế công thái học có hỗ trợ lưng khi làm việc để giảm áp lực trên cổ và vai.
    • Thực hiện bài tập giãn cơ và vận động: Bài tập nhẹ nhàng như yoga hoặc động tác căng giãn cơ, đi bộ nhẹ có thể giúp tăng cường cơ và duy trì sự linh hoạt. Các bài tập tập trung vào cơ cổ, vai, và lưng có thể giảm nguy cơ đau, cải thiện tình trạng cơ bắp.
    • Thay đổi tư thế ngủ: Chọn gối hỗ trợ và duy trì tư thế ngủ lành mạnh để giảm áp lực trên cổ và vai.
    • Duy trì trọng lượng khỏe mạnh: Giảm cân nếu cần thiết để giảm áp lực lên cột sống cổ và vai.
    • Giảm thời gian ngồi: Nếu làm việc lâu ngày trước máy tính, hãy đứng dậy vận động đều đặn để giảm căng thẳng trên cổ và vai.
    • Tránh thói quen xấu: Tránh ngồi quá lâu trong tư thế không đúng, chẹt cổ, hoặc cúi xuống thường xuyên để dùng điện thoại, máy tính.
    • Luôn nhớ kiểm tra xương khớp định kỳ để phát hiện sớm các vấn đề về sức khỏe và có thể giảm nguy cơ đau.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Bị nước ăn chân bôi thuốc gì cho nhanh khỏi?- Ảnh 1.

    Bị nước ăn chân bôi thuốc gì cho nhanh khỏi?

    (Thông tin sức khỏe) - Nước ăn chân hay là nấm kẽ chân là một bệnh thường phát triển trong mùa mưa, lũ. Do...

    Giun đũa chó mèo nguy hiểm như thế nào đến cơ thể?

    (Thông tin sức khỏe) - Giun đũa chó mèo (Toxocara canis ở chó và Toxocara cati ở mèo) là một loại ký sinh trùng...
    Bị nước ăn chân bôi thuốc gì cho nhanh khỏi?- Ảnh 1.

    Bị nước ăn chân bôi thuốc gì cho nhanh khỏi?

    (Thông tin sức khỏe) - Nước ăn chân hay là nấm kẽ chân là một bệnh thường phát triển trong mùa mưa, lũ. Do...

    Giun đũa chó mèo nguy hiểm như thế nào đến cơ thể?

    (Thông tin sức khỏe) - Giun đũa chó mèo (Toxocara canis ở chó và Toxocara cati ở mèo) là một loại ký sinh trùng...

    Biểu hiện nhận biết các giai đoạn của bệnh xơ gan

    (Thông tin sức khỏe) - Xơ gan là một bệnh mạn tính của gan được đặc trưng bởi sự thay thế mô gan bằng...

    bạn Nên đọc!

    Bị nước ăn chân bôi thuốc gì cho nhanh khỏi?

    (Thông tin sức khỏe) - Nước ăn chân hay là nấm kẽ chân là một bệnh thường phát triển trong mùa mưa, lũ. Do khí hậu ẩm ướt tạo điều kiện cho nấm trichophyton rubrum phát triển và gây bệnh ở các kẽ ngón chân. Điều trị bệnh không khó, nhưng cần biết dùng thuốc đúng mới mang lại hiệu quả.