spot_img
28.9 C
Ho Chi Minh City
Thứ sáu, 20 Tháng chín, 2024
More

    8 sai lầm khi đi bộ trên máy làm hỏng buổi tập

    spot_img

    Đi bộ trên máy là một bài tập tăng cường sức bền và sức khỏe tim mạch hiệu quả. Đây cũng là một công cụ tuyệt vời để đốt cháy calo, đạt được mục tiêu giảm cân. Tuy nhiên, việc mắc một số lỗi phổ biến có thể gây ra những trở ngại không mong muốn, thậm chí dẫn đến chấn thương.

    Đi bộ đúng cách, tư thế chuẩn… giúp giảm căng thẳng cho các khớp và cơ, do đó, làm giảm nguy cơ chấn thương. Đồng thời cải thiện hơi thở, cho phép phổi nở ra tốt hơn, đảm bảo nhận đủ oxy trong quá trình tập luyện.

    Ngoài ra, duy trì hình thức và tư thế thích hợp sẽ kích hoạt các cơ ở phần lõi, từ đó ngăn ngừa tình trạng khom lưng. Điều này cũng giúp cải thiện sự ổn định, cân bằng, giúp giảm nguy cơ chấn thương.

    Dưới đây là 8 lỗi thường gặp cần tránh khi đi bộ trên máy để có thể tận dụng tối đa buổi tập tim mạch này.

    1. Giữ chặt tay vịn khi đi bộ trên máy

    Nhiều người nắm vào tay vịn của máy chạy bộ để tạo sự ổn định, cân bằng tốt hơn. Tuy nhiên, điều này có thể phá hỏng buổi tập tim mạch này.

    Việc bám vào tay vịn làm giảm hiệu quả tập luyện vì làm giảm sự tham gia tự nhiên của các cơ (cụ thể là phần thân, chân).

    người phụ nữ trung niên trên máy chạy bộ trình bày những sai lầm phá hoại quá trình giảm cân của bạn

    Việc bám vào tay vịn khi đi bộ trên máy làm giảm hiệu quả tập luyện.

    2. Không vung tay tự nhiên

    Một lỗi phổ biến khác cản trở sự tiến bộ là không vung tay tự nhiên. Việc giữ tay ở hai bên thân người sẽ không sử dụng phần thân trên và không khiến thời gian đi bộ trên máy thành bài tập toàn thân.

    Ngoài ra, việc không di chuyển cánh tay một cách tự nhiên có thể làm mất thăng bằng, làm giảm hiệu quả của bài tập. Khi vung cánh tay một cách tự nhiên sẽ giúp chuyển động đi bộ nhịp nhàng, duy trì sự cân bằng thích hợp.

    người phụ nữ đang đi bộ trên máy chạy bộ tại phòng tập thể dục

    Việc không vung cánh tay một cách tự nhiên có thể làm mất thăng bằng, làm giảm hiệu quả của bài tập trên máy.

    3. Nghiêng về phía trước

    Nghiêng người quá xa về phía trước khi đi bộ trên máy có thể làm thay đổi tư thế, dẫn đến khó chịu hoặc chấn thương. Điều này đi ngược lại với tư thế đúng, có thể gây căng thẳng không cần thiết cho phần lưng dưới.

    Nên đứng thẳng, giữ vai về phía sau và siết cơ bụng. Duy trì tư thế thẳng đứng giúp giảm căng thẳng cho cơ thể, nâng cao chất lượng buổi tập.

    4. Không cài đặt độ nghiêng

    Việc không cài đặt độ dốc của máy khi đi bộ sẽ làm giảm hiệu suất của bài tập. Đi bộ trên bề mặt phẳng không thử thách cơ bắp hoặc không nhiều như đi bộ trên độ dốc.

    Kết hợp độ dốc vào bài tập đi bộ sẽ tác động đến nhiều nhóm cơ hơn, tăng cường cường độ tập luyện. Đây là cách hiệu quả nhất để mang lại hiệu suất tập luyện cao hơn mà không cần phải điều chỉnh tốc độ quá nhiều.

    người phụ nữ đang điều chỉnh độ dốc của máy chạy bộ tại phòng tập thể dục

    Kết hợp độ dốc vào bài tập đi bộ sẽ tác động đến nhiều nhóm cơ hơn, tăng cường cường độ tập luyện.

    5. Nhìn xuống

    Thông thường, người tập có phản ứng tự nhiên khi đi bộ trên máy là nhìn xuống chân. Nhưng đây là một sai lầm. Khi nhìn xuống, người tập có thể khom người, điều này làm căng cổ. Hậu quả là làm mất thăng bằng và dễ bước hụt hơn.

    góc nhìn xuống của người đàn ông nhìn xuống khi đang đi bộ trên máy chạy bộ

    Khi nhìn xuống, người tập có thể khom người, dễ bị mất thăng bằng và bước hụt.

    6. Mang giày dép không phù hợp

    Trang bị giày dép phù hợp là điều cần thiết để đi bộ thành công. Giày dép không hỗ trợ hoặc đệm lót phù hợp có thể dẫn đến chấn thương, phồng rộp và các chấn thương liên quan đến bàn chân khác.

    Một đôi giày đi bộ phù hợp phải có khả năng hỗ trợ, thoáng khí, bền và vừa vặn.

    7. Bước quá dài

    Bước quá dài có thể dẫn đến chấn thương hoặc gây áp lực không đáng có lên hông, đầu gối, lưng dưới. Bước quá dài cũng làm gián đoạn kiểu đi bộ tự nhiên, có thể dẫn đến đau cẳng chân và các chấn thương tiềm ẩn khác.

    8. Đi bộ quá nhanh hoặc quá chậm

    Tốc độ đi bộ có ảnh hưởng đến hiệu suất tập luyện. Đi bộ quá nhanh có thể khiến người tập mất kiểm soát, dẫn đến té ngã hoặc căng cơ. Đi bộ quá chậm không mang lại những lợi ích mong muốn: Đốt cháy ít calo hơn.

    Do đó, đừng đi quá nhanh, quá chậm, quá dài hoặc quá ngắn. Sải chân tự nhiên là cách đi bộ thoải mái nhất, mang lại hiệu quả cao nhất.

    Xem thêm video đang được quan tâm:

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Giun đũa chó mèo nguy hiểm như thế nào đến cơ thể?

    (Thông tin sức khỏe) - Giun đũa chó mèo (Toxocara canis ở chó và Toxocara cati ở mèo) là một loại ký sinh trùng...

    Biểu hiện nhận biết các giai đoạn của bệnh xơ gan

    (Thông tin sức khỏe) - Xơ gan là một bệnh mạn tính của gan được đặc trưng bởi sự thay thế mô gan bằng...

    Giun đũa chó mèo nguy hiểm như thế nào đến cơ thể?

    (Thông tin sức khỏe) - Giun đũa chó mèo (Toxocara canis ở chó và Toxocara cati ở mèo) là một loại ký sinh trùng...

    Biểu hiện nhận biết các giai đoạn của bệnh xơ gan

    (Thông tin sức khỏe) - Xơ gan là một bệnh mạn tính của gan được đặc trưng bởi sự thay thế mô gan bằng...
    Công dụng và cách làm nhụy hoa nghệ tây ngâm mật ong

    Trà hoa nghệ tây mật ong, liệu pháp tự nhiên trị mất ngủ

    (Thông tin sức khỏe) – Căng thẳng, stress… là một trong những nguyên nhân có thể gây mất ngủ. Việc kết hợp đồ uống...

    bạn Nên đọc!

    Giun đũa chó mèo nguy hiểm như thế nào đến cơ thể?

    (Thông tin sức khỏe) - Giun đũa chó mèo (Toxocara canis ở chó và Toxocara cati ở mèo) là một loại ký sinh trùng phổ biến có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cho con người nếu bị nhiễm phải.

    8 sai lầm khi đi bộ trên máy làm hỏng buổi tập

    Đi bộ trên máy là một bài tập tăng cường sức bền và sức khỏe tim mạch hiệu quả. Đây cũng là một công cụ tuyệt vời để đốt cháy calo, đạt được mục tiêu giảm cân. Tuy nhiên, việc mắc một số lỗi phổ biến có thể gây ra những trở ngại không mong muốn, thậm chí dẫn đến chấn thương.

    Đi bộ đúng cách, tư thế chuẩn… giúp giảm căng thẳng cho các khớp và cơ, do đó, làm giảm nguy cơ chấn thương. Đồng thời cải thiện hơi thở, cho phép phổi nở ra tốt hơn, đảm bảo nhận đủ oxy trong quá trình tập luyện.

    Ngoài ra, duy trì hình thức và tư thế thích hợp sẽ kích hoạt các cơ ở phần lõi, từ đó ngăn ngừa tình trạng khom lưng. Điều này cũng giúp cải thiện sự ổn định, cân bằng, giúp giảm nguy cơ chấn thương.

    Dưới đây là 8 lỗi thường gặp cần tránh khi đi bộ trên máy để có thể tận dụng tối đa buổi tập tim mạch này.

    1. Giữ chặt tay vịn khi đi bộ trên máy

    Nhiều người nắm vào tay vịn của máy chạy bộ để tạo sự ổn định, cân bằng tốt hơn. Tuy nhiên, điều này có thể phá hỏng buổi tập tim mạch này.

    Việc bám vào tay vịn làm giảm hiệu quả tập luyện vì làm giảm sự tham gia tự nhiên của các cơ (cụ thể là phần thân, chân).

    người phụ nữ trung niên trên máy chạy bộ trình bày những sai lầm phá hoại quá trình giảm cân của bạn

    Việc bám vào tay vịn khi đi bộ trên máy làm giảm hiệu quả tập luyện.

    2. Không vung tay tự nhiên

    Một lỗi phổ biến khác cản trở sự tiến bộ là không vung tay tự nhiên. Việc giữ tay ở hai bên thân người sẽ không sử dụng phần thân trên và không khiến thời gian đi bộ trên máy thành bài tập toàn thân.

    Ngoài ra, việc không di chuyển cánh tay một cách tự nhiên có thể làm mất thăng bằng, làm giảm hiệu quả của bài tập. Khi vung cánh tay một cách tự nhiên sẽ giúp chuyển động đi bộ nhịp nhàng, duy trì sự cân bằng thích hợp.

    người phụ nữ đang đi bộ trên máy chạy bộ tại phòng tập thể dục

    Việc không vung cánh tay một cách tự nhiên có thể làm mất thăng bằng, làm giảm hiệu quả của bài tập trên máy.

    3. Nghiêng về phía trước

    Nghiêng người quá xa về phía trước khi đi bộ trên máy có thể làm thay đổi tư thế, dẫn đến khó chịu hoặc chấn thương. Điều này đi ngược lại với tư thế đúng, có thể gây căng thẳng không cần thiết cho phần lưng dưới.

    Nên đứng thẳng, giữ vai về phía sau và siết cơ bụng. Duy trì tư thế thẳng đứng giúp giảm căng thẳng cho cơ thể, nâng cao chất lượng buổi tập.

    4. Không cài đặt độ nghiêng

    Việc không cài đặt độ dốc của máy khi đi bộ sẽ làm giảm hiệu suất của bài tập. Đi bộ trên bề mặt phẳng không thử thách cơ bắp hoặc không nhiều như đi bộ trên độ dốc.

    Kết hợp độ dốc vào bài tập đi bộ sẽ tác động đến nhiều nhóm cơ hơn, tăng cường cường độ tập luyện. Đây là cách hiệu quả nhất để mang lại hiệu suất tập luyện cao hơn mà không cần phải điều chỉnh tốc độ quá nhiều.

    người phụ nữ đang điều chỉnh độ dốc của máy chạy bộ tại phòng tập thể dục

    Kết hợp độ dốc vào bài tập đi bộ sẽ tác động đến nhiều nhóm cơ hơn, tăng cường cường độ tập luyện.

    5. Nhìn xuống

    Thông thường, người tập có phản ứng tự nhiên khi đi bộ trên máy là nhìn xuống chân. Nhưng đây là một sai lầm. Khi nhìn xuống, người tập có thể khom người, điều này làm căng cổ. Hậu quả là làm mất thăng bằng và dễ bước hụt hơn.

    góc nhìn xuống của người đàn ông nhìn xuống khi đang đi bộ trên máy chạy bộ

    Khi nhìn xuống, người tập có thể khom người, dễ bị mất thăng bằng và bước hụt.

    6. Mang giày dép không phù hợp

    Trang bị giày dép phù hợp là điều cần thiết để đi bộ thành công. Giày dép không hỗ trợ hoặc đệm lót phù hợp có thể dẫn đến chấn thương, phồng rộp và các chấn thương liên quan đến bàn chân khác.

    Một đôi giày đi bộ phù hợp phải có khả năng hỗ trợ, thoáng khí, bền và vừa vặn.

    7. Bước quá dài

    Bước quá dài có thể dẫn đến chấn thương hoặc gây áp lực không đáng có lên hông, đầu gối, lưng dưới. Bước quá dài cũng làm gián đoạn kiểu đi bộ tự nhiên, có thể dẫn đến đau cẳng chân và các chấn thương tiềm ẩn khác.

    8. Đi bộ quá nhanh hoặc quá chậm

    Tốc độ đi bộ có ảnh hưởng đến hiệu suất tập luyện. Đi bộ quá nhanh có thể khiến người tập mất kiểm soát, dẫn đến té ngã hoặc căng cơ. Đi bộ quá chậm không mang lại những lợi ích mong muốn: Đốt cháy ít calo hơn.

    Do đó, đừng đi quá nhanh, quá chậm, quá dài hoặc quá ngắn. Sải chân tự nhiên là cách đi bộ thoải mái nhất, mang lại hiệu quả cao nhất.

    Xem thêm video đang được quan tâm:

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Giun đũa chó mèo nguy hiểm như thế nào đến cơ thể?

    (Thông tin sức khỏe) - Giun đũa chó mèo (Toxocara canis ở chó và Toxocara cati ở mèo) là một loại ký sinh trùng...

    Biểu hiện nhận biết các giai đoạn của bệnh xơ gan

    (Thông tin sức khỏe) - Xơ gan là một bệnh mạn tính của gan được đặc trưng bởi sự thay thế mô gan bằng...

    Giun đũa chó mèo nguy hiểm như thế nào đến cơ thể?

    (Thông tin sức khỏe) - Giun đũa chó mèo (Toxocara canis ở chó và Toxocara cati ở mèo) là một loại ký sinh trùng...

    Biểu hiện nhận biết các giai đoạn của bệnh xơ gan

    (Thông tin sức khỏe) - Xơ gan là một bệnh mạn tính của gan được đặc trưng bởi sự thay thế mô gan bằng...
    Công dụng và cách làm nhụy hoa nghệ tây ngâm mật ong

    Trà hoa nghệ tây mật ong, liệu pháp tự nhiên trị mất ngủ

    (Thông tin sức khỏe) – Căng thẳng, stress… là một trong những nguyên nhân có thể gây mất ngủ. Việc kết hợp đồ uống...

    bạn Nên đọc!

    Giun đũa chó mèo nguy hiểm như thế nào đến cơ thể?

    (Thông tin sức khỏe) - Giun đũa chó mèo (Toxocara canis ở chó và Toxocara cati ở mèo) là một loại ký sinh trùng phổ biến có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cho con người nếu bị nhiễm phải.