spot_img
27.8 C
Ho Chi Minh City
Thứ năm, 19 Tháng chín, 2024
More

    Ăn gì vào bữa sáng để tránh bị tăng đường huyết đột ngột?

    spot_img

    1. Tại sao bữa sáng lại quan trọng với người bệnh đái tháo đường?

    Đối với người bệnh đái tháo đường, bỏ bữa sáng có thể có tác động tiêu cực đến việc kiểm soát lượng đường trong máu suốt cả ngày. Thậm chí, có một số nghiên cứu cho thấy, bỏ bữa sáng có thể khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường cao hơn.

    Ở một số bệnh nhân có lượng đường trong máu cao hơn vào buổi sáng vì gan phân hủy lượng đường dự trữ qua đêm. Vào thời điểm này, các tế bào của cơ thể cũng có thể kháng insulin hơn một chút.

    Lượng đường trong máu cũng có thể tăng sau bữa sáng, điều này dễ gây ra một vòng luẩn quẩn, đó là: Lượng đường trong máu cao khiến chúng ta thèm ăn nhiều carbohydrate hơn, khi ăn nhiều calo và carbs lại khiến lượng đường trong máu tăng cao. Vì thế, ăn một bữa sáng lành mạnh có thể làm giảm lượng đường trong máu và giúp ngăn ngừa lượng đường tăng đột biến.

    Ăn gì vào bữa sáng để tránh bị tăng đường huyết đột ngột?- Ảnh 1.

    Bữa sáng lành mạnh giúp ổn định đường huyết ở người bệnh đái tháo đường.

    2. Cách xây dựng bữa sáng lành mạnh khi mắc bệnh đái tháo đường

    Theo ThS.BS Nguyễn Thu Yên, chuyên khoa Nội tiết, BVĐK Đức Giang, người bệnh đái tháo đường cần có kế hoạch cụ thể cho bữa ăn sáng và tránh chọn những thực phẩm làm tăng đột biến lượng đường trong máu.

    Một bữa ăn sáng cung cấp khoảng 20-30% trên tổng số dinh dưỡng cả ngày là phù hợp với bệnh nhân đái tháo đường. Bữa ăn sáng tốt nhất là một bữa ăn giàu protein, ít tinh bột, nhiều chất xơ và chất béo lành mạnh.

    Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng bữa sáng phù hợp có thể làm giảm lượng đường trong máu lúc đói, chỉ số A1C (mức đường trong máu trung bình) và cân nặng. Lý do có thể là do bữa sáng có nhiều protein, chất béo lành mạnh, có ít carbohydrate. Protein và chất béo giúp chúng ta no lâu, từ đó dẫn đến ăn ít calo hơn trong ngày.

    Ăn bữa sáng ít carbohydrate cũng sẽ giảm thiểu phản ứng glucose và giúp giữ lượng đường trong máu cân bằng suốt cả ngày. Thực phẩm giàu chất xơ cũng giúp làm chậm phản ứng glucose sau bữa ăn và cân bằng lượng đường trong máu.

    Các thực phẩm phù hợp với bữa sáng của người bệnh đái tháo đường nên tập trung chủ yếu vào:

    Protein nạc: Trứng, cá, đậu hoặc các loại hạt.

    Chất béo lành mạnh: Dầu ô liu, quả bơ, các loại hạt.

    Chất xơ: Các loại yến mạch không đường, bánh mì nguyên hạt và bánh làm từ lúa mì nguyên hạt hoặc cám lúa mì, gạo lứt. Các loại rau không chứa tinh bột như cà chua, hành tây, các loại rau có lá màu xanh đậm.

    3. Thực phẩm cần hạn chế để tránh tăng đột biến đường trong máu

    Tránh carbohydrate đã qua chế biến

    Không phải tất cả các loại carbs đều giống nhau về chất lượng. Carbs là nguồn cung cấp năng lượng nhanh chóng nhưng đối với những người mắc bệnh đái tháo đường, ăn sai cách có thể khiến lượng đường trong máu tăng vọt.

    Người bệnh đái tháo đường cần tránh các loại carbs đã qua chế biến như: bánh mì trắng, bánh mì tròn, bánh ngọt, ngũ cốc có đường… Những thứ này không chỉ ít dinh dưỡng hơn ngũ cốc nguyên hạt mà còn có thể khiến lượng đường trong máu tăng đột biến.

    Ăn gì vào bữa sáng để tránh bị tăng đường huyết đột ngột?- Ảnh 3.

    Nên tránh ăn bánh ngọt vì làm tăng đột biến đường trong máu.

    Thức uống chứa đường

    Cần tránh các loại thức uống chứa nhiều đường như nước ngọt, nước ép trái cây nhiều đường, cà phê hoặc trà thêm đường. Nên sử dụng sữa thực vật như sữa hạnh nhân không đường có ít carbohydrate hơn sữa bò và vẫn có hương vị tuyệt vời khi ăn cùng ngũ cốc.

    Sữa chua có đường

    Nên tránh tất cả các loại sữa chua có đường. Đặc biệt là các sản phẩm bán sẵn trên thị trường thường thêm nhiều đường, chất làm ngọt nhân tạo, chất tạo màu và hương vị.

    Nên sử dụng sữa chua Hy Lạp nguyên chất, ít béo để tăng cường protein. Mặc dù tất cả các sản phẩm sữa đều giàu protein nhưng cách làm sữa chua Hy Lạp khiến cho nó có hàm lượng protein đặc biệt cao với 17 – 24g protein mỗi cốc.

    Trái cây sấy khô

    Thêm một ít trái cây trong bữa sáng cũng là cách tăng hương vị, cung cấp chất xơ, vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe người bệnh đái tháo đường. Nên chọn loại trái cây tươi, ít ngọt như: thanh long, táo, dâu tây, việt quất, mâm xôi, bưởi, ổi… Hạn chế sử dụng trái cây sấy khô vì tỷ lệ đường cao; Hạn chế uống nước ép vì dễ làm tăng đường huyết sau khi uống…

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển- Ảnh 1.

    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển

    (Thông tin sức khỏe) - Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể, bao gồm...

    bạn Nên đọc!

    Ăn gì vào bữa sáng để tránh bị tăng đường huyết đột ngột?

    1. Tại sao bữa sáng lại quan trọng với người bệnh đái tháo đường?

    Đối với người bệnh đái tháo đường, bỏ bữa sáng có thể có tác động tiêu cực đến việc kiểm soát lượng đường trong máu suốt cả ngày. Thậm chí, có một số nghiên cứu cho thấy, bỏ bữa sáng có thể khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường cao hơn.

    Ở một số bệnh nhân có lượng đường trong máu cao hơn vào buổi sáng vì gan phân hủy lượng đường dự trữ qua đêm. Vào thời điểm này, các tế bào của cơ thể cũng có thể kháng insulin hơn một chút.

    Lượng đường trong máu cũng có thể tăng sau bữa sáng, điều này dễ gây ra một vòng luẩn quẩn, đó là: Lượng đường trong máu cao khiến chúng ta thèm ăn nhiều carbohydrate hơn, khi ăn nhiều calo và carbs lại khiến lượng đường trong máu tăng cao. Vì thế, ăn một bữa sáng lành mạnh có thể làm giảm lượng đường trong máu và giúp ngăn ngừa lượng đường tăng đột biến.

    Ăn gì vào bữa sáng để tránh bị tăng đường huyết đột ngột?- Ảnh 1.

    Bữa sáng lành mạnh giúp ổn định đường huyết ở người bệnh đái tháo đường.

    2. Cách xây dựng bữa sáng lành mạnh khi mắc bệnh đái tháo đường

    Theo ThS.BS Nguyễn Thu Yên, chuyên khoa Nội tiết, BVĐK Đức Giang, người bệnh đái tháo đường cần có kế hoạch cụ thể cho bữa ăn sáng và tránh chọn những thực phẩm làm tăng đột biến lượng đường trong máu.

    Một bữa ăn sáng cung cấp khoảng 20-30% trên tổng số dinh dưỡng cả ngày là phù hợp với bệnh nhân đái tháo đường. Bữa ăn sáng tốt nhất là một bữa ăn giàu protein, ít tinh bột, nhiều chất xơ và chất béo lành mạnh.

    Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng bữa sáng phù hợp có thể làm giảm lượng đường trong máu lúc đói, chỉ số A1C (mức đường trong máu trung bình) và cân nặng. Lý do có thể là do bữa sáng có nhiều protein, chất béo lành mạnh, có ít carbohydrate. Protein và chất béo giúp chúng ta no lâu, từ đó dẫn đến ăn ít calo hơn trong ngày.

    Ăn bữa sáng ít carbohydrate cũng sẽ giảm thiểu phản ứng glucose và giúp giữ lượng đường trong máu cân bằng suốt cả ngày. Thực phẩm giàu chất xơ cũng giúp làm chậm phản ứng glucose sau bữa ăn và cân bằng lượng đường trong máu.

    Các thực phẩm phù hợp với bữa sáng của người bệnh đái tháo đường nên tập trung chủ yếu vào:

    Protein nạc: Trứng, cá, đậu hoặc các loại hạt.

    Chất béo lành mạnh: Dầu ô liu, quả bơ, các loại hạt.

    Chất xơ: Các loại yến mạch không đường, bánh mì nguyên hạt và bánh làm từ lúa mì nguyên hạt hoặc cám lúa mì, gạo lứt. Các loại rau không chứa tinh bột như cà chua, hành tây, các loại rau có lá màu xanh đậm.

    3. Thực phẩm cần hạn chế để tránh tăng đột biến đường trong máu

    Tránh carbohydrate đã qua chế biến

    Không phải tất cả các loại carbs đều giống nhau về chất lượng. Carbs là nguồn cung cấp năng lượng nhanh chóng nhưng đối với những người mắc bệnh đái tháo đường, ăn sai cách có thể khiến lượng đường trong máu tăng vọt.

    Người bệnh đái tháo đường cần tránh các loại carbs đã qua chế biến như: bánh mì trắng, bánh mì tròn, bánh ngọt, ngũ cốc có đường… Những thứ này không chỉ ít dinh dưỡng hơn ngũ cốc nguyên hạt mà còn có thể khiến lượng đường trong máu tăng đột biến.

    Ăn gì vào bữa sáng để tránh bị tăng đường huyết đột ngột?- Ảnh 3.

    Nên tránh ăn bánh ngọt vì làm tăng đột biến đường trong máu.

    Thức uống chứa đường

    Cần tránh các loại thức uống chứa nhiều đường như nước ngọt, nước ép trái cây nhiều đường, cà phê hoặc trà thêm đường. Nên sử dụng sữa thực vật như sữa hạnh nhân không đường có ít carbohydrate hơn sữa bò và vẫn có hương vị tuyệt vời khi ăn cùng ngũ cốc.

    Sữa chua có đường

    Nên tránh tất cả các loại sữa chua có đường. Đặc biệt là các sản phẩm bán sẵn trên thị trường thường thêm nhiều đường, chất làm ngọt nhân tạo, chất tạo màu và hương vị.

    Nên sử dụng sữa chua Hy Lạp nguyên chất, ít béo để tăng cường protein. Mặc dù tất cả các sản phẩm sữa đều giàu protein nhưng cách làm sữa chua Hy Lạp khiến cho nó có hàm lượng protein đặc biệt cao với 17 – 24g protein mỗi cốc.

    Trái cây sấy khô

    Thêm một ít trái cây trong bữa sáng cũng là cách tăng hương vị, cung cấp chất xơ, vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe người bệnh đái tháo đường. Nên chọn loại trái cây tươi, ít ngọt như: thanh long, táo, dâu tây, việt quất, mâm xôi, bưởi, ổi… Hạn chế sử dụng trái cây sấy khô vì tỷ lệ đường cao; Hạn chế uống nước ép vì dễ làm tăng đường huyết sau khi uống…

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển- Ảnh 1.

    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển

    (Thông tin sức khỏe) - Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể, bao gồm...

    bạn Nên đọc!