spot_img
26.7 C
Ho Chi Minh City
Thứ sáu, 20 Tháng chín, 2024
More

    Ai không nên dùng thực phẩm bổ sung trong thời kỳ mãn kinh?

    spot_img

    Các loại thực phẩm bổ sung cho thời kỳ mãn kinh như phytoestrogen (isoflavone đậu nành), bắt chước estrogen và có thể giúp làm giảm các cơn bốc hỏa và đổ mồ hôi đêm. Thực phẩm bổ sung vitamin D thường được khuyến nghị để hỗ trợ sức khỏe xương, có thể suy giảm sau thời kỳ mãn kinh do mức estrogen giảm…

    Mỗi loại thực phẩm bổ sung đều có thể mang lại lợi ích, nhưng điều quan trọng là phải chọn một loại dựa trên các triệu chứng và nhu cầu sức khỏe cụ thể.

    1. Lợi ích chính của thực phẩm bổ sung thời kỳ mãn kinh

    – Điều chỉnh tình trạng thiếu hụt chất dinh dưỡng: Trong thời kỳ mãn kinh, quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng ở ruột trở nên kém hiệu quả hơn và điều này ức chế sự hấp thụ nhiều loại vitamin, khoáng chất, axit amin tạo nên protein, lipid bao gồm cả axit béo omega-3 tốt cho tim.

    Hấp thu kém làm tăng nguy cơ thiếu hụt vitamin B, đặc biệt là vitamin B2, B6 và B12… góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, chứng mất trí nhớ (được thấy trong các nghiên cứu về phụ nữ mãn kinh). Do đó, thực phẩm bổ sung chất dinh dưỡng có thể bổ sung các chất dinh dưỡng bị thiếu hụt này.

    – Cải thiện các triệu chứng tiền mãn kinh: Nếu bạn đang ăn một chế độ ăn uống cân bằng và đã thử các chiến lược khác để kiểm soát các triệu chứng như bốc hỏa mà không thuyên giảm, việc dùng thực phẩm bổ sung cho thời kỳ mãn kinh có thể giúp ích.

    Ai không nên dùng thực phẩm bổ sung trong thời kỳ mãn kinh?- Ảnh 1.

    Một số thực phẩm bổ sung có thể khắc phục tình trạng thiếu hụt chất dinh dưỡng, cải thiện triệu chứng mãn kinh.

    Tuy nhiên, hãy tìm một loại thực phẩm bổ sung nhắm vào triệu chứng mà bạn đang cố gắng điều trị. Ví dụ, isoflavone đậu nành là tốt nhất cho tình trạng bốc hỏa, trong khi magiê có thể giúp cải thiện giấc ngủ, táo bón và mật độ xương…

    2. Ai không nên dùng thực phẩm bổ sung trong thời kỳ mãn kinh

    – Những người có tiền sử hoặc nguy cơ mắc ung thư vú nhạy cảm với estrogen cao: Nếu bạn có tiền sử mắc ung thư vú nhạy cảm với estrogen hoặc nguy cơ mắc ung thư vú nhạy cảm với estrogen cao, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng các chất bổ sung (có khả năng gây tác dụng estrogen như black cohosh, isoflavone…).

    Phụ nữ có tiền sử mắc ung thư vú nhạy cảm với estrogen hoặc nguy cơ mắc ung thư vú cao do di truyền, nên tránh các chất bổ sung có tác dụng estrogen, chẳng hạn như black cohosh hoặc đậu nành cô đặc…

    – Những người không có triệu chứng mãn kinh nghiêm trọng: Một số cá nhân không gặp phải các triệu chứng nghiêm trọng trong thời kỳ tiền mãn kinh hay mãn kinh… do đó, không cần thiết phải dùng thuốc bổ sung cho chứng bốc hỏa, cải thiện tâm trạng hoặc mất giấc.

    Tuy nhiên, việc dùng thuốc bổ tổng hợp có thể có lợi để đảm bảo hấp thụ đủ một số chất dinh dưỡng nhất định như vitamin D, vitamin B… Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để xác định xem bạn có thể được hưởng lợi từ thuốc bổ sung hay không.

    – Những người đang dùng liệu pháp thay thế hormone (HRT): Liệu pháp thay thế hormone là phương pháp điều trị mãn kinh, trong đó bác sĩ kê đơn estrogen và/hoặc progesterone để giúp kiểm soát các triệu chứng.

    Nếu bạn đang dùng HRT, bạn có thể không cần dùng thêm chất bổ sung, đặc biệt nếu đó là chất bổ sung cũng có tác dụng tương tự estrogen như isoflavone. Bạn có thể được hưởng lợi từ một loại vitamin tổng hợp hoặc chất bổ sung dinh dưỡng cụ thể, tùy thuộc vào nhu cầu của cơ thể nếu thiếu hụt.

    – Những người dùng một số loại thuốc nhất định: Thuốc bổ sung trong thời kỳ mãn kinh có thể tương tác với nhiều loại thuốc như statin, thuốc làm loãng máu, thuốc điều trị ung thư, cùng nhiều loại thuốc khác… Do đó nên thận trọng khi dùng thực phẩm bổ sung, tránh các tương tác bất lợi.

    Ai không nên dùng thực phẩm bổ sung trong thời kỳ mãn kinh?- Ảnh 2.

    Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thực phẩm bổ sung cho thời kỳ mãn kinh.

    3. Lưu ý khi dùng thực phẩm bổ sung

    – Chọn mua thực phẩm bổ sung có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, còn hạn sử dụng.

    – Lưu ý tới tương tác thuốc: Một số chất bổ sung có khả năng tương tác tiêu cực với các loại thuốc cụ thể. Ví dụ, isoflavone đậu nành có thể tương tác với liệu pháp hormone (hormone tuyến giáp như levothyroxine) hoặc thuốc điều trị ung thư vú (như tamoxifen). Vitamin K không nên dùng cùng với warfarin (coumadin) chống đông máu…

    Do đó, trước khi dùng chất bổ sung, hãy trao đổi với bác sĩ xem có tương tác với bất kỳ loại thuốc nào (hoặc các chất bổ sung khác) mà bạn đang dùng hay không.

    – Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thực phẩm bổ sung cho thời kỳ mãn kinh. Tất cả các chất bổ sung này nên được dùng đều đặn để có kết quả tốt nhất.

    Mời xem thêm video được quan tâm:

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển- Ảnh 1.

    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển

    (Thông tin sức khỏe) - Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể, bao gồm...

    bạn Nên đọc!

    Ai không nên dùng thực phẩm bổ sung trong thời kỳ mãn kinh?

    Các loại thực phẩm bổ sung cho thời kỳ mãn kinh như phytoestrogen (isoflavone đậu nành), bắt chước estrogen và có thể giúp làm giảm các cơn bốc hỏa và đổ mồ hôi đêm. Thực phẩm bổ sung vitamin D thường được khuyến nghị để hỗ trợ sức khỏe xương, có thể suy giảm sau thời kỳ mãn kinh do mức estrogen giảm…

    Mỗi loại thực phẩm bổ sung đều có thể mang lại lợi ích, nhưng điều quan trọng là phải chọn một loại dựa trên các triệu chứng và nhu cầu sức khỏe cụ thể.

    1. Lợi ích chính của thực phẩm bổ sung thời kỳ mãn kinh

    – Điều chỉnh tình trạng thiếu hụt chất dinh dưỡng: Trong thời kỳ mãn kinh, quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng ở ruột trở nên kém hiệu quả hơn và điều này ức chế sự hấp thụ nhiều loại vitamin, khoáng chất, axit amin tạo nên protein, lipid bao gồm cả axit béo omega-3 tốt cho tim.

    Hấp thu kém làm tăng nguy cơ thiếu hụt vitamin B, đặc biệt là vitamin B2, B6 và B12… góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, chứng mất trí nhớ (được thấy trong các nghiên cứu về phụ nữ mãn kinh). Do đó, thực phẩm bổ sung chất dinh dưỡng có thể bổ sung các chất dinh dưỡng bị thiếu hụt này.

    – Cải thiện các triệu chứng tiền mãn kinh: Nếu bạn đang ăn một chế độ ăn uống cân bằng và đã thử các chiến lược khác để kiểm soát các triệu chứng như bốc hỏa mà không thuyên giảm, việc dùng thực phẩm bổ sung cho thời kỳ mãn kinh có thể giúp ích.

    Ai không nên dùng thực phẩm bổ sung trong thời kỳ mãn kinh?- Ảnh 1.

    Một số thực phẩm bổ sung có thể khắc phục tình trạng thiếu hụt chất dinh dưỡng, cải thiện triệu chứng mãn kinh.

    Tuy nhiên, hãy tìm một loại thực phẩm bổ sung nhắm vào triệu chứng mà bạn đang cố gắng điều trị. Ví dụ, isoflavone đậu nành là tốt nhất cho tình trạng bốc hỏa, trong khi magiê có thể giúp cải thiện giấc ngủ, táo bón và mật độ xương…

    2. Ai không nên dùng thực phẩm bổ sung trong thời kỳ mãn kinh

    – Những người có tiền sử hoặc nguy cơ mắc ung thư vú nhạy cảm với estrogen cao: Nếu bạn có tiền sử mắc ung thư vú nhạy cảm với estrogen hoặc nguy cơ mắc ung thư vú nhạy cảm với estrogen cao, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng các chất bổ sung (có khả năng gây tác dụng estrogen như black cohosh, isoflavone…).

    Phụ nữ có tiền sử mắc ung thư vú nhạy cảm với estrogen hoặc nguy cơ mắc ung thư vú cao do di truyền, nên tránh các chất bổ sung có tác dụng estrogen, chẳng hạn như black cohosh hoặc đậu nành cô đặc…

    – Những người không có triệu chứng mãn kinh nghiêm trọng: Một số cá nhân không gặp phải các triệu chứng nghiêm trọng trong thời kỳ tiền mãn kinh hay mãn kinh… do đó, không cần thiết phải dùng thuốc bổ sung cho chứng bốc hỏa, cải thiện tâm trạng hoặc mất giấc.

    Tuy nhiên, việc dùng thuốc bổ tổng hợp có thể có lợi để đảm bảo hấp thụ đủ một số chất dinh dưỡng nhất định như vitamin D, vitamin B… Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để xác định xem bạn có thể được hưởng lợi từ thuốc bổ sung hay không.

    – Những người đang dùng liệu pháp thay thế hormone (HRT): Liệu pháp thay thế hormone là phương pháp điều trị mãn kinh, trong đó bác sĩ kê đơn estrogen và/hoặc progesterone để giúp kiểm soát các triệu chứng.

    Nếu bạn đang dùng HRT, bạn có thể không cần dùng thêm chất bổ sung, đặc biệt nếu đó là chất bổ sung cũng có tác dụng tương tự estrogen như isoflavone. Bạn có thể được hưởng lợi từ một loại vitamin tổng hợp hoặc chất bổ sung dinh dưỡng cụ thể, tùy thuộc vào nhu cầu của cơ thể nếu thiếu hụt.

    – Những người dùng một số loại thuốc nhất định: Thuốc bổ sung trong thời kỳ mãn kinh có thể tương tác với nhiều loại thuốc như statin, thuốc làm loãng máu, thuốc điều trị ung thư, cùng nhiều loại thuốc khác… Do đó nên thận trọng khi dùng thực phẩm bổ sung, tránh các tương tác bất lợi.

    Ai không nên dùng thực phẩm bổ sung trong thời kỳ mãn kinh?- Ảnh 2.

    Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thực phẩm bổ sung cho thời kỳ mãn kinh.

    3. Lưu ý khi dùng thực phẩm bổ sung

    – Chọn mua thực phẩm bổ sung có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, còn hạn sử dụng.

    – Lưu ý tới tương tác thuốc: Một số chất bổ sung có khả năng tương tác tiêu cực với các loại thuốc cụ thể. Ví dụ, isoflavone đậu nành có thể tương tác với liệu pháp hormone (hormone tuyến giáp như levothyroxine) hoặc thuốc điều trị ung thư vú (như tamoxifen). Vitamin K không nên dùng cùng với warfarin (coumadin) chống đông máu…

    Do đó, trước khi dùng chất bổ sung, hãy trao đổi với bác sĩ xem có tương tác với bất kỳ loại thuốc nào (hoặc các chất bổ sung khác) mà bạn đang dùng hay không.

    – Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thực phẩm bổ sung cho thời kỳ mãn kinh. Tất cả các chất bổ sung này nên được dùng đều đặn để có kết quả tốt nhất.

    Mời xem thêm video được quan tâm:

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển- Ảnh 1.

    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển

    (Thông tin sức khỏe) - Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể, bao gồm...

    bạn Nên đọc!