spot_img
26.7 C
Ho Chi Minh City
Thứ ba, 17 Tháng chín, 2024
More

    Ám ảnh sợ hãi: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh

    spot_img

    Ám ảnh sợ hãi có thể ảnh hưởng đến khả năng hoạt động bình thường của bạn tại nơi làm việc hoặc trong môi trường xã hội. Chứng ám ảnh sợ hãi thường gặp nhất là sợ: đi máy bay, độ cao, thang máy, nhện, người lạ, tiêm, sợ nhìn thấy máu và không gian kín…

    1. Nguyên nhân gây ám ảnh sợ hãi

    Hiện nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân rõ ràng, nhưng chứng ám ảnh sợ hãi có xu hướng di truyền trong gia đình và thường khởi phát sau một sự kiện gây chấn động. Chứng ám ảnh sợ hãi có thể bắt đầu đột ngột hoặc tăng dần.

    Một số nguyên nhân gây ám ảnh sợ hãi cũng được ghi nhận là do sang chấn trong quá khứ: Một tai nạn từng xảy ra trong quá khứ như va chạm xe, suýt chết đuối, mắc kẹt trong thang máy… cũng có thể dẫn đến chứng rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi.

    Sức khỏe kém: Người đang mắc các chứng rối loạn tâm thần, khó kiểm soát cảm xúc tiêu cực, có nhiều bệnh lý nền, lạm dụng chất kích thích… càng dễ bị bệnh ám ảnh sợ hãi.

    2. Dấu hiệu ám ảnh sợ hãi

    Chứng ám ảnh sợ hãi thường gây ra:

    • Nhịp tim nhanh.
    • Thở gấp.
    • Cảm thấy mắc nghẹn.
    • Đau thắt ngực.
    • Ra mồ hôi nhiều và tiêu chảy.

    Tiếp xúc với các tình huống liên quan đến chứng sợ hãi thường luôn gây lo lắng nghiêm trọng và có thể dẫn đến các cơn hoảng loạn.

    Thông thường bệnh nhân sẽ không thể kiểm soát được chứng sợ hãi và các hành động của mình. Họ có thể gây ra các rắc rối tại nơi làm việc nếu mắc phải hội chứng này.

    Các dạng của ám ảnh sợ hãi:

    Theo Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ (APA), ám ảnh sợ hãi có 3 dạng, bao gồm:

    – Ám ảnh cụ thể (tên gọi khác là ám ảnh đơn giản): Mắc hội chứng này người bệnh sẽ sợ hãi tột độ về một sự vật, sự việc hay tình huống cụ thể, mặc dù có phần hơi phi lý.

    – Ám ảnh xã hội (hay lo lắng xã hội): Mắc hội chứng này người bệnh sẽ trở nên hoảng sợ khi bị đánh giá, chỉ trích nơi đông người. Do đó, họ sẽ tìm nhiều lý do để hạn chế tham gia vào các cuộc tụ tập, gặp mặt…

    – Sợ đám đông: Người mắc bệnh thường hoảng sợ khi có quá nhiều người xung quanh, chẳng hạn như trong thang máy, xe bus, siêu thị…

    Trên thực tế có rất nhiều ám ảnh sợ hãi. Ngoài những dạng thường gặp kể trên, một số người có thể sợ hãi quá mức với những sự vật/tình huống hết sức bình thường như sợ động vật (nhện, rắn, gián, chó), sợ máu, sợ bị chấn thương, sợ sấm sét, sợ tiêm chích… Một số trường hợp sợ hãi tột độ, có thể bị ngất xỉu khi tiếp xúc với một số sự vật/tình huống gây ám ảnh.

    Ám ảnh sợ hãi: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 2.

    Nguyên nhân gây ra chứng ám ảnh sợ hãi hiện nay vẫn chưa được nghiên cứu rõ ràng.

    3. Ám ảnh sợ hãi có lây không?

    Nguyên nhân gây ra chứng ám ảnh sợ hãi hiện nay vẫn chưa được nghiên cứu rõ ràng. Nhiều chuyên gia đồng ý rằng ám ảnh sợ hãi có liên quan đến yếu tố gia đình, xuất hiện sau khi phải trải qua các sự việc gây chấn động… Vì vậy, ám ảnh sợ hãi không phải bệnh lây nhiễm nên không thể lây.

    4. Cách phòng tránh ám ảnh sợ hãi

    Các biện pháp giúp phòng tránh ám ảnh sợ hãi bao gồm: Tránh xa những thứ mang lại cảm giác sợ hãi. Hạn chế các tình huống căng thẳng nếu có thể. Xây dựng lối sống lành mạnh, thường xuyên tập thể dục.

    Cần thay đổi cách nghĩ theo hướng tích cực hơn, sống vui vẻ hơn. Không ngại ngần đến gặp bác sĩ để được tư vấn và bắt đầu điều trị sớm nhất có thể nếu gặp phải các sang chấn tâm lý, rối loạn lo âu và thường xuyên cảm thấy các cơn sợ hãi.

    5. Cách điều trị ám ảnh sợ hãi

    Hầu hết các trường hợp bị rối loạn ám ảnh sợ hãi đều có thể kiểm soát bằng một số biện pháp điều trị và cải thiện. Hội chứng này có biểu hiện khá đa dạng nên điều trị cần phải được cá thể hóa tùy theo độ tuổi, mức độ sợ hãi và đối tượng gây ám ảnh mà các bác sĩ chỉ định phù hợp.

    Các phương pháp điều trị có thể được áp dụng cho bệnh nhân mắc ám ảnh sợ hãi:

    Một số loại thuốc thường được dùng trong việc chữa trị ám ảnh sợ hãi, có thể kể đến như: Thuốc chẹn beta; Thuốc chống trầm cảm; Thuốc an thần Benzodiazepin… Tuy nhiên, các nhóm thuốc này đều có tác dụng phụ nên bệnh nhân phải tuân thủ chính xác hướng dẫn, liều lượng mà bác sĩ đã kê đơn.

    Trị liệu tâm lý là phương pháp khắc phục hội chứng ám ảnh sợ hãi hiệu quả. Bác sĩ, chuyên gia sẽ hướng dẫn người bệnh tiếp cận với nguồn gốc của nỗi sợ hãi trong môi trường kiểm soát, qua đó xác định được và đổi thay những suy nghĩ, phản ứng tiêu cực ban đầu của bệnh nhân. Ngoài sử dụng thuốc phối hợp với liệu pháp hành vi để điều trị chứng ám ảnh sợ hãi, các phương pháp khác như phản hồi sinh học, thôi miên cũng có thể được bác sĩ áp dụng.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ- Ảnh 1.

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ...

    Trẻ ho sặc sụa, quấy khóc, đừng chủ quan với nguy cơ mắc dị vật

    (Thông tin sức khỏe) - Nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan khi thấy trẻ ho, quấy khóc chỉ nghĩ trẻ đùa nghịch,...
    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ- Ảnh 1.

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ...

    Trẻ ho sặc sụa, quấy khóc, đừng chủ quan với nguy cơ mắc dị vật

    (Thông tin sức khỏe) - Nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan khi thấy trẻ ho, quấy khóc chỉ nghĩ trẻ đùa nghịch,...
    Khi mắc sốt xuất huyết cần chú ý theo dõi những gì?- Ảnh 2.

    Khi mắc sốt xuất huyết cần chú ý theo dõi những gì?

    (Thông tin sức khỏe) - Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm xảy ra quanh năm và thường gặp vào mùa mưa. Hiện bệnh...

    bạn Nên đọc!

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh khu vực ngập lụt do mưa bão.

    Ám ảnh sợ hãi: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh

    Ám ảnh sợ hãi có thể ảnh hưởng đến khả năng hoạt động bình thường của bạn tại nơi làm việc hoặc trong môi trường xã hội. Chứng ám ảnh sợ hãi thường gặp nhất là sợ: đi máy bay, độ cao, thang máy, nhện, người lạ, tiêm, sợ nhìn thấy máu và không gian kín…

    1. Nguyên nhân gây ám ảnh sợ hãi

    Hiện nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân rõ ràng, nhưng chứng ám ảnh sợ hãi có xu hướng di truyền trong gia đình và thường khởi phát sau một sự kiện gây chấn động. Chứng ám ảnh sợ hãi có thể bắt đầu đột ngột hoặc tăng dần.

    Một số nguyên nhân gây ám ảnh sợ hãi cũng được ghi nhận là do sang chấn trong quá khứ: Một tai nạn từng xảy ra trong quá khứ như va chạm xe, suýt chết đuối, mắc kẹt trong thang máy… cũng có thể dẫn đến chứng rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi.

    Sức khỏe kém: Người đang mắc các chứng rối loạn tâm thần, khó kiểm soát cảm xúc tiêu cực, có nhiều bệnh lý nền, lạm dụng chất kích thích… càng dễ bị bệnh ám ảnh sợ hãi.

    2. Dấu hiệu ám ảnh sợ hãi

    Chứng ám ảnh sợ hãi thường gây ra:

    • Nhịp tim nhanh.
    • Thở gấp.
    • Cảm thấy mắc nghẹn.
    • Đau thắt ngực.
    • Ra mồ hôi nhiều và tiêu chảy.

    Tiếp xúc với các tình huống liên quan đến chứng sợ hãi thường luôn gây lo lắng nghiêm trọng và có thể dẫn đến các cơn hoảng loạn.

    Thông thường bệnh nhân sẽ không thể kiểm soát được chứng sợ hãi và các hành động của mình. Họ có thể gây ra các rắc rối tại nơi làm việc nếu mắc phải hội chứng này.

    Các dạng của ám ảnh sợ hãi:

    Theo Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ (APA), ám ảnh sợ hãi có 3 dạng, bao gồm:

    – Ám ảnh cụ thể (tên gọi khác là ám ảnh đơn giản): Mắc hội chứng này người bệnh sẽ sợ hãi tột độ về một sự vật, sự việc hay tình huống cụ thể, mặc dù có phần hơi phi lý.

    – Ám ảnh xã hội (hay lo lắng xã hội): Mắc hội chứng này người bệnh sẽ trở nên hoảng sợ khi bị đánh giá, chỉ trích nơi đông người. Do đó, họ sẽ tìm nhiều lý do để hạn chế tham gia vào các cuộc tụ tập, gặp mặt…

    – Sợ đám đông: Người mắc bệnh thường hoảng sợ khi có quá nhiều người xung quanh, chẳng hạn như trong thang máy, xe bus, siêu thị…

    Trên thực tế có rất nhiều ám ảnh sợ hãi. Ngoài những dạng thường gặp kể trên, một số người có thể sợ hãi quá mức với những sự vật/tình huống hết sức bình thường như sợ động vật (nhện, rắn, gián, chó), sợ máu, sợ bị chấn thương, sợ sấm sét, sợ tiêm chích… Một số trường hợp sợ hãi tột độ, có thể bị ngất xỉu khi tiếp xúc với một số sự vật/tình huống gây ám ảnh.

    Ám ảnh sợ hãi: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 2.

    Nguyên nhân gây ra chứng ám ảnh sợ hãi hiện nay vẫn chưa được nghiên cứu rõ ràng.

    3. Ám ảnh sợ hãi có lây không?

    Nguyên nhân gây ra chứng ám ảnh sợ hãi hiện nay vẫn chưa được nghiên cứu rõ ràng. Nhiều chuyên gia đồng ý rằng ám ảnh sợ hãi có liên quan đến yếu tố gia đình, xuất hiện sau khi phải trải qua các sự việc gây chấn động… Vì vậy, ám ảnh sợ hãi không phải bệnh lây nhiễm nên không thể lây.

    4. Cách phòng tránh ám ảnh sợ hãi

    Các biện pháp giúp phòng tránh ám ảnh sợ hãi bao gồm: Tránh xa những thứ mang lại cảm giác sợ hãi. Hạn chế các tình huống căng thẳng nếu có thể. Xây dựng lối sống lành mạnh, thường xuyên tập thể dục.

    Cần thay đổi cách nghĩ theo hướng tích cực hơn, sống vui vẻ hơn. Không ngại ngần đến gặp bác sĩ để được tư vấn và bắt đầu điều trị sớm nhất có thể nếu gặp phải các sang chấn tâm lý, rối loạn lo âu và thường xuyên cảm thấy các cơn sợ hãi.

    5. Cách điều trị ám ảnh sợ hãi

    Hầu hết các trường hợp bị rối loạn ám ảnh sợ hãi đều có thể kiểm soát bằng một số biện pháp điều trị và cải thiện. Hội chứng này có biểu hiện khá đa dạng nên điều trị cần phải được cá thể hóa tùy theo độ tuổi, mức độ sợ hãi và đối tượng gây ám ảnh mà các bác sĩ chỉ định phù hợp.

    Các phương pháp điều trị có thể được áp dụng cho bệnh nhân mắc ám ảnh sợ hãi:

    Một số loại thuốc thường được dùng trong việc chữa trị ám ảnh sợ hãi, có thể kể đến như: Thuốc chẹn beta; Thuốc chống trầm cảm; Thuốc an thần Benzodiazepin… Tuy nhiên, các nhóm thuốc này đều có tác dụng phụ nên bệnh nhân phải tuân thủ chính xác hướng dẫn, liều lượng mà bác sĩ đã kê đơn.

    Trị liệu tâm lý là phương pháp khắc phục hội chứng ám ảnh sợ hãi hiệu quả. Bác sĩ, chuyên gia sẽ hướng dẫn người bệnh tiếp cận với nguồn gốc của nỗi sợ hãi trong môi trường kiểm soát, qua đó xác định được và đổi thay những suy nghĩ, phản ứng tiêu cực ban đầu của bệnh nhân. Ngoài sử dụng thuốc phối hợp với liệu pháp hành vi để điều trị chứng ám ảnh sợ hãi, các phương pháp khác như phản hồi sinh học, thôi miên cũng có thể được bác sĩ áp dụng.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ- Ảnh 1.

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ...

    Trẻ ho sặc sụa, quấy khóc, đừng chủ quan với nguy cơ mắc dị vật

    (Thông tin sức khỏe) - Nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan khi thấy trẻ ho, quấy khóc chỉ nghĩ trẻ đùa nghịch,...
    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ- Ảnh 1.

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ...

    Trẻ ho sặc sụa, quấy khóc, đừng chủ quan với nguy cơ mắc dị vật

    (Thông tin sức khỏe) - Nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan khi thấy trẻ ho, quấy khóc chỉ nghĩ trẻ đùa nghịch,...
    Khi mắc sốt xuất huyết cần chú ý theo dõi những gì?- Ảnh 2.

    Khi mắc sốt xuất huyết cần chú ý theo dõi những gì?

    (Thông tin sức khỏe) - Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm xảy ra quanh năm và thường gặp vào mùa mưa. Hiện bệnh...

    bạn Nên đọc!

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh khu vực ngập lụt do mưa bão.