spot_img
26.3 C
Ho Chi Minh City
Thứ Sáu, 11 Tháng 7, 2025
More

    Ám ảnh tụt nướu: Dấu hiệu, nguyên nhân và ‘lá chắn’ bảo vệ nụ cười

    spot_img

    Thời gian gần đây, anh Hải (54 tuổi) hay bị viêm quanh chân răng, thường xuyên chảy máu khi đánh răng. Khó chịu nhất là cảm giác răng bị ê buốt mỗi khi ăn uống đồ nóng, lạnh, chua. Cứ tưởng mình chỉ bị ê răng tạm thời, nên anh Hải cố gắng chịu đựng cảm giác khó chịu mỗi khi ăn uống. Tuy nhiên, sau gần 3 tháng cầm cự, anh Hải quyết định đi khám răng. Đến Bệnh viện Răng Hàm Mặt TPHCM, anh Hải được các bác sĩ cho biết anh bị tụt nướu (lợi) và kê kháng sinh, kháng viêm, lấy cao răng, hướng dẫn vệ sinh chăm sóc răng miệng.

    Theo các bác sĩ, tụt nướu (lợi) là tình trạng phần nướu (lợi) bao quanh và bảo vệ chân răng di chuyển xuống cuống răng khiến cho phần thân răng bị lộ ra bên ngoài. Tình trạng này có thể xảy ra ở chỉ một vài răng nhưng cũng có thể nguyên cả hàm. Đây là một bệnh lý nha khoa khá phổ biến, thường xuyên gặp phải xuất phát từ nguyên nhân chăm sóc răng miệng không tốt. Khi răng miệng không được vệ sinh đúng cách, các mảng bám trên răng, nướu (lợi), khe nướu (lợi) không được làm sạch, lâu ngày tích tụ thành những “ổ vi khuẩn” gây hại cho răng và nướu (lợi). Nhất là với những khu vực khó làm sạch như khe nướu (lợi) – khe hở giữa răng và nướu (lợi) càng trở thành khu vực có nguy cơ bị vi khuẩn tấn công gây nên tình trạng viêm nướu (lợi).

    Ám ảnh tụt nướu: Dấu hiệu, nguyên nhân và 'lá chắn' bảo vệ nụ cười- Ảnh 1.

    Tụt nướu (lợi) khiến chân răng bị lộ ra, gây nên tình trạng ê buốt, khó chịu.

    Viêm nướu (lợi) khiến nướu (lợi) sưng, đỏ và dễ chảy máu, lâu ngày dẫn đến viêm nha chu. Ở giai đoạn muộn của bệnh viêm nha chu có thể gây tụt nướu (lợi). Nướu (lợi) bị tụt càng dễ tích tụ vi khuẩn, gây viêm nhiễm, răng lung lay và lâu dần có thể mất răng.

    Chải răng quá mạnh và không đúng cách cũng là nguyên nhân gây tụt nướu (lợi). Việc chải răng sử dụng quá nhiều lực, dùng bàn chải lông cứng, chải răng theo chiều ngang với biên độ lớn dễ khiến cho đường viền nướu (lợi) (phần nướu tiếp xúc với thân răng) bị tổn thương từ đó có thể gây viêm nướu (lợi) và tụt nướu (lợi).

    Bên cạnh đó, một số yếu tố khác như tật nghiến răng khi ngủ gây lực quá tải lên vùng nướu (lợi), khiến răng lung lay, vi khuẩn thừa cơ tích tụ lại, lâu ngày gây nên viêm nướu (lợi) và dẫn đến tụt nướu (lợi). Hút thuốc lá cũng làm tăng nguy cơ tụt nướu (lợi) bởi trong thuốc lá có chứa chất nicotine làm suy yếu quá trình chữa lành của nướu (lợi), giảm khả năng bảo vệ trước vi khuẩn.

    Khi bị tụt nướu (lợi), men răng bị mất, lộ ngà răng, hở kẽ răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn ăn sâu vào chân răng, gây hỏng răng. Tụt nướu (lợi) khiến cho thức ăn dễ dàng bám lại xung quanh răng, răng dễ bị ê buốt khi bị kích thích nóng, lạnh hoặc ăn đồ chua, ngọt.

    Nếu bị tụt nướu (lợi) ở mức độ nhẹ, các nha sĩ khuyến cáo cần phải loại bỏ cao răng và mảng bám tích tụ trên răng và chân răng. Nếu ê buốt răng xảy ra thường xuyên nên chải răng bằng các loại kem đánh răng có chứa thành phần chống ê buốt hoặc ngậm gel flour dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ nha khoa. Thuốc kháng sinh cũng có thể được chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa khi có tình trạng viêm nướu (lợi) xảy ra. Trong trường hợp tụt nướu (lợi) ở mức độ nặng, có thể cần phải điều trị bằng phẫu thuật ghép nướu (lợi) để che phủ chân răng.

    Ám ảnh tụt nướu: Dấu hiệu, nguyên nhân và 'lá chắn' bảo vệ nụ cười- Ảnh 2.

    Cao răng bám quá dày khiến nướu (lợi) bị tụt xuống sâu phần chân răng.

    Để ngăn ngừa và khắc phục tình trạng này, các bác sĩ khuyến cáo cần thực hiện chăm sóc răng miệng đúng cách, đánh răng hàng ngày sau mỗi khi ăn, trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy. Lựa chọn bàn chải đánh răng có kích thước phù hợp và đầu cọ bàn chải phải mềm tránh làm tổn thương nướu (lợi), đồng thời giúp loại bỏ những mảnh vụn thức ăn thừa bám vào kẽ răng gây tụt nướu (lợi).

    Đặc biệt, chịu khó làm sạch khe nướu (lợi) – khoảng không gian tiếp giáp giữa răng và nướu (lợi) sẽ giúp hạn chế mảng bám tích tụ gây viêm nướu (lợi), lâu ngày có thể sẽ bị tụt nướu (lợi). Khe nướu (lợi) là nơi khá khó làm sạch, dễ tổn thương nên cần phải vệ sinh một cách kĩ càng, cẩn thận. Kết hợp sử dụng nước súc miệng với việc đánh răng đều đặn giúp loại bỏ mảnh vụn thức ăn khỏi các kẽ răng tốt hơn.

    Khám nha sĩ, lấy cao răng, định kỳ 6 tháng một lần tránh tình trạng cao răng bám nhiều, đẩy nướu (lợi) xuống phía dưới dẫn đến tụt nướu (lợi) cũng như xử lý kịp thời các vấn đề răng miệng gặp phải.

    Chăm sóc bảo vệ nướu (lợi) được ví như bảo vệ sự vững chắc của cả hàm răng. Một hàm răng chắc, nướu (lợi) khỏe cũng đồng nghĩa với việc tự tin có một nụ cười rạng rỡ. Chính vì thế, chăm sóc nướu mỗi ngày là giải pháp hiệu quả bảo vệ sức khỏe răng miệng.

    Ám ảnh tụt nướu: Dấu hiệu, nguyên nhân và 'lá chắn' bảo vệ nụ cười- Ảnh 3.

    94% người dùng cải thiện sức khỏe nướu/lợi chỉ sau 2 tuần

    Chúng ta thường nghĩ chỉ cần đánh răng sạch là đủ, nhưng giữa răng và nướu có khe hở tự nhiên (khe nướu) thường tồn đọng các mảng bám không được làm sạch đúng cách, để lâu có thể gây viêm nướu hoặc nặng hơn là tụt nướu. Chính vì vậy, giữ cho nướu khoẻ, khe nướu sạch là bí quyết duy trì sức khỏe răng miệng dài lâu.

    Cải thiện sức khỏe răng miệng, tạm biệt các bệnh về nướu chỉ sau 2 tuần nhờ:

    🔹Kẽm ZinC – làm sạch sâu vi khuẩn và mảng bám ngay cả trong khe nướu.

    🔹Vitamin E – giúp nuôi dưỡng nướu chắc khỏe từ bên trong.

    Chăm nướu khỏe – răng chắc càng sớm càng tốt cùng P/S Chuyên Gia Chăm Sóc Nướu ngay!

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Bản tin Y tế 7/7: Cân nặng gấp đôi bình thường, bé trai 12 tuổi nguy kịch sau sốt xuất huyết

    (Thông tin sức khỏe) - 12 tuổi nặng 83kg, bé trai nguy kịch sau 4 ngày sốt xuất huyết; Hút thuốc lá hơn 10...
    Carbohydrate 'tốt' và 'xấu': Phân biệt đúng để kiểm soát đường huyết và bảo vệ sức khỏe- Ảnh 1.

    Carbohydrate ‘tốt’ và ‘xấu’: Phân biệt đúng để kiểm soát đường huyết và bảo vệ sức khỏe

    Carbohydrate là nguồn cung cấp năng lượng thiết yếu cho cơ thể, nhưng không phải loại nào cũng có lợi cho sức khỏe. Việc...

    Bản tin Y tế 7/7: Cân nặng gấp đôi bình thường, bé trai 12 tuổi nguy kịch sau sốt xuất huyết

    (Thông tin sức khỏe) - 12 tuổi nặng 83kg, bé trai nguy kịch sau 4 ngày sốt xuất huyết; Hút thuốc lá hơn 10...
    Carbohydrate 'tốt' và 'xấu': Phân biệt đúng để kiểm soát đường huyết và bảo vệ sức khỏe- Ảnh 1.

    Carbohydrate ‘tốt’ và ‘xấu’: Phân biệt đúng để kiểm soát đường huyết và bảo vệ sức khỏe

    Carbohydrate là nguồn cung cấp năng lượng thiết yếu cho cơ thể, nhưng không phải loại nào cũng có lợi cho sức khỏe. Việc...
    ngủ ngon

    3 nguyên tắc giúp ngủ sâu tự nhiên

    (Thông tin sức khỏe) - Theo Đông y, giấc ngủ là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng để duy trì sức...

    bạn Nên đọc!

    Bản tin Y tế 7/7: Cân nặng gấp đôi bình thường, bé trai 12 tuổi nguy kịch sau sốt xuất huyết

    (Thông tin sức khỏe) - 12 tuổi nặng 83kg, bé trai nguy kịch sau 4 ngày sốt xuất huyết; Hút thuốc lá hơn 10 năm, người đàn ông 33 tuổi đột quỵ lúc giữa trưa; Cô gái 21 tuổi tình cờ phát hiện u quái khi đi khám sức khỏe,... là những thông tin có trong bản tin y tế ngày hôm nay

    Ám ảnh tụt nướu: Dấu hiệu, nguyên nhân và ‘lá chắn’ bảo vệ nụ cười

    Thời gian gần đây, anh Hải (54 tuổi) hay bị viêm quanh chân răng, thường xuyên chảy máu khi đánh răng. Khó chịu nhất là cảm giác răng bị ê buốt mỗi khi ăn uống đồ nóng, lạnh, chua. Cứ tưởng mình chỉ bị ê răng tạm thời, nên anh Hải cố gắng chịu đựng cảm giác khó chịu mỗi khi ăn uống. Tuy nhiên, sau gần 3 tháng cầm cự, anh Hải quyết định đi khám răng. Đến Bệnh viện Răng Hàm Mặt TPHCM, anh Hải được các bác sĩ cho biết anh bị tụt nướu (lợi) và kê kháng sinh, kháng viêm, lấy cao răng, hướng dẫn vệ sinh chăm sóc răng miệng.

    Theo các bác sĩ, tụt nướu (lợi) là tình trạng phần nướu (lợi) bao quanh và bảo vệ chân răng di chuyển xuống cuống răng khiến cho phần thân răng bị lộ ra bên ngoài. Tình trạng này có thể xảy ra ở chỉ một vài răng nhưng cũng có thể nguyên cả hàm. Đây là một bệnh lý nha khoa khá phổ biến, thường xuyên gặp phải xuất phát từ nguyên nhân chăm sóc răng miệng không tốt. Khi răng miệng không được vệ sinh đúng cách, các mảng bám trên răng, nướu (lợi), khe nướu (lợi) không được làm sạch, lâu ngày tích tụ thành những “ổ vi khuẩn” gây hại cho răng và nướu (lợi). Nhất là với những khu vực khó làm sạch như khe nướu (lợi) – khe hở giữa răng và nướu (lợi) càng trở thành khu vực có nguy cơ bị vi khuẩn tấn công gây nên tình trạng viêm nướu (lợi).

    Ám ảnh tụt nướu: Dấu hiệu, nguyên nhân và 'lá chắn' bảo vệ nụ cười- Ảnh 1.

    Tụt nướu (lợi) khiến chân răng bị lộ ra, gây nên tình trạng ê buốt, khó chịu.

    Viêm nướu (lợi) khiến nướu (lợi) sưng, đỏ và dễ chảy máu, lâu ngày dẫn đến viêm nha chu. Ở giai đoạn muộn của bệnh viêm nha chu có thể gây tụt nướu (lợi). Nướu (lợi) bị tụt càng dễ tích tụ vi khuẩn, gây viêm nhiễm, răng lung lay và lâu dần có thể mất răng.

    Chải răng quá mạnh và không đúng cách cũng là nguyên nhân gây tụt nướu (lợi). Việc chải răng sử dụng quá nhiều lực, dùng bàn chải lông cứng, chải răng theo chiều ngang với biên độ lớn dễ khiến cho đường viền nướu (lợi) (phần nướu tiếp xúc với thân răng) bị tổn thương từ đó có thể gây viêm nướu (lợi) và tụt nướu (lợi).

    Bên cạnh đó, một số yếu tố khác như tật nghiến răng khi ngủ gây lực quá tải lên vùng nướu (lợi), khiến răng lung lay, vi khuẩn thừa cơ tích tụ lại, lâu ngày gây nên viêm nướu (lợi) và dẫn đến tụt nướu (lợi). Hút thuốc lá cũng làm tăng nguy cơ tụt nướu (lợi) bởi trong thuốc lá có chứa chất nicotine làm suy yếu quá trình chữa lành của nướu (lợi), giảm khả năng bảo vệ trước vi khuẩn.

    Khi bị tụt nướu (lợi), men răng bị mất, lộ ngà răng, hở kẽ răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn ăn sâu vào chân răng, gây hỏng răng. Tụt nướu (lợi) khiến cho thức ăn dễ dàng bám lại xung quanh răng, răng dễ bị ê buốt khi bị kích thích nóng, lạnh hoặc ăn đồ chua, ngọt.

    Nếu bị tụt nướu (lợi) ở mức độ nhẹ, các nha sĩ khuyến cáo cần phải loại bỏ cao răng và mảng bám tích tụ trên răng và chân răng. Nếu ê buốt răng xảy ra thường xuyên nên chải răng bằng các loại kem đánh răng có chứa thành phần chống ê buốt hoặc ngậm gel flour dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ nha khoa. Thuốc kháng sinh cũng có thể được chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa khi có tình trạng viêm nướu (lợi) xảy ra. Trong trường hợp tụt nướu (lợi) ở mức độ nặng, có thể cần phải điều trị bằng phẫu thuật ghép nướu (lợi) để che phủ chân răng.

    Ám ảnh tụt nướu: Dấu hiệu, nguyên nhân và 'lá chắn' bảo vệ nụ cười- Ảnh 2.

    Cao răng bám quá dày khiến nướu (lợi) bị tụt xuống sâu phần chân răng.

    Để ngăn ngừa và khắc phục tình trạng này, các bác sĩ khuyến cáo cần thực hiện chăm sóc răng miệng đúng cách, đánh răng hàng ngày sau mỗi khi ăn, trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy. Lựa chọn bàn chải đánh răng có kích thước phù hợp và đầu cọ bàn chải phải mềm tránh làm tổn thương nướu (lợi), đồng thời giúp loại bỏ những mảnh vụn thức ăn thừa bám vào kẽ răng gây tụt nướu (lợi).

    Đặc biệt, chịu khó làm sạch khe nướu (lợi) – khoảng không gian tiếp giáp giữa răng và nướu (lợi) sẽ giúp hạn chế mảng bám tích tụ gây viêm nướu (lợi), lâu ngày có thể sẽ bị tụt nướu (lợi). Khe nướu (lợi) là nơi khá khó làm sạch, dễ tổn thương nên cần phải vệ sinh một cách kĩ càng, cẩn thận. Kết hợp sử dụng nước súc miệng với việc đánh răng đều đặn giúp loại bỏ mảnh vụn thức ăn khỏi các kẽ răng tốt hơn.

    Khám nha sĩ, lấy cao răng, định kỳ 6 tháng một lần tránh tình trạng cao răng bám nhiều, đẩy nướu (lợi) xuống phía dưới dẫn đến tụt nướu (lợi) cũng như xử lý kịp thời các vấn đề răng miệng gặp phải.

    Chăm sóc bảo vệ nướu (lợi) được ví như bảo vệ sự vững chắc của cả hàm răng. Một hàm răng chắc, nướu (lợi) khỏe cũng đồng nghĩa với việc tự tin có một nụ cười rạng rỡ. Chính vì thế, chăm sóc nướu mỗi ngày là giải pháp hiệu quả bảo vệ sức khỏe răng miệng.

    Ám ảnh tụt nướu: Dấu hiệu, nguyên nhân và 'lá chắn' bảo vệ nụ cười- Ảnh 3.

    94% người dùng cải thiện sức khỏe nướu/lợi chỉ sau 2 tuần

    Chúng ta thường nghĩ chỉ cần đánh răng sạch là đủ, nhưng giữa răng và nướu có khe hở tự nhiên (khe nướu) thường tồn đọng các mảng bám không được làm sạch đúng cách, để lâu có thể gây viêm nướu hoặc nặng hơn là tụt nướu. Chính vì vậy, giữ cho nướu khoẻ, khe nướu sạch là bí quyết duy trì sức khỏe răng miệng dài lâu.

    Cải thiện sức khỏe răng miệng, tạm biệt các bệnh về nướu chỉ sau 2 tuần nhờ:

    🔹Kẽm ZinC – làm sạch sâu vi khuẩn và mảng bám ngay cả trong khe nướu.

    🔹Vitamin E – giúp nuôi dưỡng nướu chắc khỏe từ bên trong.

    Chăm nướu khỏe – răng chắc càng sớm càng tốt cùng P/S Chuyên Gia Chăm Sóc Nướu ngay!

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Bản tin Y tế 7/7: Cân nặng gấp đôi bình thường, bé trai 12 tuổi nguy kịch sau sốt xuất huyết

    (Thông tin sức khỏe) - 12 tuổi nặng 83kg, bé trai nguy kịch sau 4 ngày sốt xuất huyết; Hút thuốc lá hơn 10...
    Carbohydrate 'tốt' và 'xấu': Phân biệt đúng để kiểm soát đường huyết và bảo vệ sức khỏe- Ảnh 1.

    Carbohydrate ‘tốt’ và ‘xấu’: Phân biệt đúng để kiểm soát đường huyết và bảo vệ sức khỏe

    Carbohydrate là nguồn cung cấp năng lượng thiết yếu cho cơ thể, nhưng không phải loại nào cũng có lợi cho sức khỏe. Việc...

    Bản tin Y tế 7/7: Cân nặng gấp đôi bình thường, bé trai 12 tuổi nguy kịch sau sốt xuất huyết

    (Thông tin sức khỏe) - 12 tuổi nặng 83kg, bé trai nguy kịch sau 4 ngày sốt xuất huyết; Hút thuốc lá hơn 10...
    Carbohydrate 'tốt' và 'xấu': Phân biệt đúng để kiểm soát đường huyết và bảo vệ sức khỏe- Ảnh 1.

    Carbohydrate ‘tốt’ và ‘xấu’: Phân biệt đúng để kiểm soát đường huyết và bảo vệ sức khỏe

    Carbohydrate là nguồn cung cấp năng lượng thiết yếu cho cơ thể, nhưng không phải loại nào cũng có lợi cho sức khỏe. Việc...
    ngủ ngon

    3 nguyên tắc giúp ngủ sâu tự nhiên

    (Thông tin sức khỏe) - Theo Đông y, giấc ngủ là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng để duy trì sức...

    bạn Nên đọc!

    Bản tin Y tế 7/7: Cân nặng gấp đôi bình thường, bé trai 12 tuổi nguy kịch sau sốt xuất huyết

    (Thông tin sức khỏe) - 12 tuổi nặng 83kg, bé trai nguy kịch sau 4 ngày sốt xuất huyết; Hút thuốc lá hơn 10 năm, người đàn ông 33 tuổi đột quỵ lúc giữa trưa; Cô gái 21 tuổi tình cờ phát hiện u quái khi đi khám sức khỏe,... là những thông tin có trong bản tin y tế ngày hôm nay