spot_img
26.7 C
Ho Chi Minh City
Thứ sáu, 20 Tháng chín, 2024
More

    Bài tập giảm triệu chứng cho người bệnh áp xe hậu môn

    spot_img

    1. Vai trò của tập luyện với người bệnh áp xe hậu môn

    Áp xe hậu môn do nhiều nguyên nhân gây ra với biểu hiện điển hình là đau vùng hậu môn, cơ thể mệt mỏi, sốt ớn lạnh… Khi người bệnh thực hiện các bài tập sẽ giúp:

    – Giảm các triệu chứng stress căng thẳng, giảm triệu chứng sốt, đau nhức của bệnh áp xe hậu môn.

    – Tăng cường lưu thông khí huyết vùng hậu môn trực tràng giúp giảm triệu chứng táo bón, nhanh làm vết thương.

    – Tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch cho cơ thể, tăng cường bạch cầu đến vùng viêm.

    – Giúp giảm cân, tăng cường đào thải độc tố ở ruột.

    – Tập luyện vừa sức giúp bệnh nhân ăn ngủ tốt hơn, nâng cao thể trạng, phục hồi sức khỏe nhanh hơn.

    2. Các bài tập tốt cho bệnh nhân áp xe hậu môn

    2.1 Các động tác yoga

    Tác dụng: Làm săn chắc cơ bụng, tăng cường sức mạnh cho cánh tay và cột sống, từ đó tăng cường tuần hoàn, giúp người bệnh áp xe hậu môn nâng cao sức khỏe, cải thiện hệ miễn dịch.

    Cách thực hiện:

    • Nằm sấp trên sàn, lòng bàn tay đặt trên sàn, bên dưới vai. Hai chân duỗi thẳng phía sau, nhấn ngón chân xuống sàn, hướng gót chân lên phía trần nhà.
    • Ấn lòng bàn tay để nâng người lên tạo tư thế chống đẩy.
    • Siết cơ bụng, cơ tứ đầu đùi để giữ cơ thể tạo thành một đường thẳng.
    • Mắt nhìn xuống sàn, duy trì hơi thở bình thường.
    • Giữ ít nhất trong 10 giây, sau đó hạ người xuống sàn.
    tu-the-tam-van

    Tư thế tấm ván cao.

    Tác dụng: Đây là bài tập yoga giúp thư giãn cơ vòng hậu môn, giảm táo bón, căng thẳng và giảm sưng tĩnh mạch hậu môn.

    Cách thực hiện:

    • Nằm ngửa trên thảm.
    • Co cơ hậu môn và giữ trong 5 giây rồi thư giãn tối thiểu 10 giây. Lặp lại động tác này 5 lần.

    Tác dụng: Giúp bụng vận động nhẹ, tăng nhu động ruột, cải thiện tình trạng táo bón, giúp người bệnh áp xe hậu môn nhanh lành vết thương.

    Cách thực hiện:

    • Ngồi khoanh chân trên sàn, giữ lưng thẳng, co gối để hai lòng bàn chân úp vào với nhau.
    • Dùng tay ép nhẹ hai đầu gối căng hết mức (có thể nhờ sự hỗ trợ).
    • Thực hiện bài tập này trong khoảng 1 phút, hít sâu thở đều.
    yoga-giam-dau-lung-3

    Tư thế ép đùi giúp cải thiện tình trạng táo bón, giúp vết thương nhanh lành.

    Tác dụng: Tăng lưu lượng máu đến vùng hậu môn, cải thiện triệu chứng khi bị áp xe hậu môn.

    Cách thực hiện:

    • Co gối, hai gót chân cố gắng áp sát vào mông.
    • Ấn hai lòng bàn chân xuống sàn, nâng xương chậu ưỡn lên, đồng thời níu hậu môn.
    • Duy trì tư thế đếm đến 5, trở lại tư thế ban đầu, lặp lại 10-20 lần.
    Butt_Bridge_Knee_Squeeze

    Tư thế nằm ngửa nâng hông giúp người bệnh áp xe hậu môn tăng lượng máu đến vùng hậu môn.

    2.2 Tập thở

    Tác dụng: Các bài tập thở giúp thư giãn, giảm căng thẳng, giúp người bị áp xe hậu môn cải thiện chất lượng giấc ngủ và nâng cao thể trạng.

    • Bệnh nhân nằm nghiêng sang trái, có thể kê thêm gối dưới bụng.
    • Bắt đầu hít vào chậm bằng mũi, nâng tay phải lên, sau đó thổi ra bằng miệng giống như huýt sáo rồi hạ tay xuống.
    • Mỗi đợt tập lặp lại từ 10 đến 20 lần, sau đó đổi sang tư thế nằm nghiêng bên phải và tập tương tự.
    • Thực hiện từ 3 đến 4 đợt mỗi ngày.

    • Bệnh nhân nằm ngửa, thả lỏng 2 tay và 2 chân.
    • Bắt đầu hít vào bằng mũi kết hợp co chân trái lên. Sau đó thở ra bằng miệng và hạ chân xuống.
    • Tiếp theo, đổi qua chân phải và làm tương tự.
    • Mỗi đợt tập lặp lại từ 10 đến 20 lần, thực hiện từ 3 đến 4 đợt mỗi ngày.
    tu thế chuẩn bị thở

    Tư thế chuẩn bị tập thở kết hợp vận động hai chân.

    2.3 Đi bộ

    Đi bộ nhẹ nhàng ở nơi không khí trong lành, thoáng mát giúp lưu thông khí huyết, thư giãn tinh thần, giảm nhẹ triệu chứng của bệnh, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Người bệnh áp xe hậu môn nên đi bộ 20-30 phút/ngày.

    đi bộ

    Đi bộ nhẹ nhàng giúp người bị áp xe hậu môn thư giãn, nâng cao sức khỏe.

    2.4 Bấm huyệt

    Tác dụng thư cân lương huyết, thông kinh lạc giúp giảm đau rát hậu môn, giảm táo bón rất tốt.

    Vị trí huyệt: Gập chân ra sau, hai cơ sinh đôi sẽ hiện rõ trên bắp chân huyệt. Huyệt thừa sơn chính là khe của cơ sinh đôi.

    Tác dụng thanh nhiệt lương huyết, thông kinh lạc, thư cân. Giúp hạ sốt, giảm đau, nhanh lành da.

    Vị trí huyệt: Khi để khuỷu tay gập lại, ở phần hõm ở đầu bên ngoài của đường gấp khúc khuỷu tay chính là vị trí huyệt khúc trì.

    Cách bấm: Bấm ngày 03 lần, mỗi lần 3 phút, ấn day các huyệt liên tục, đều đặn.

    3. Những lưu ý dành cho người áp xe hậu môn khi tập luyện

    – Thời điểm tập tốt trong ngày: Nên tập vào buổi sáng, tránh tập luyện khi cơ thể mệt mỏi, đang đói, khi mới ăn xong. Thời gian mùa hè từ 7-8h, mùa đông 8h-9h, thời gian 20 phút đến 40 phút một ngày.

    – Giai đoạn bệnh cấp tính: Trong giai đoạn bệnh cấp tính đau nhức nhiều, sốt, chảy mủ, chảy dịch vùng hậu môn không nên tập luyện vì nếu luyện tập sẽ làm cho triệu chứng bệnh nặng thêm. Khi tập luyện cần tham khảo ý kiến bác sĩ.

    Khi đã được điều trị bệnh ổn định, hết sốt, hết chảy mủ dịch, vết thương khô ráo, thể trạng tốt thì người bệnh có thể bắt đầu tập luyện.

    – Cách tập không gây hại sức khỏe:

    • Chọn bài tập phù hợp, cường độ tập tăng dần, khởi động kỹ trước khi tập luyện.
    • Tập trong môi trường thoáng mát, quần áo mặc rộng rãi, chất liệu quần áo mềm mại, co giãn tốt uống đủ nước.
    • Khi triệu chứng như đau vùng hậu môn nhiều, tiêu chảy, đau bụng, tức ngực, khó thở, hoa mắt thì dừng ngay.
    • Tập luyện với chế độ ăn uống khoa học bổ xung rau chất xơ, vitamin C, không được ăn đồ cay nóng như ớt hạt tiêu, đồ sống lạnh, tránh xa dầu mỡ, chất kích thích như cà phê, rượu, bỏ thuốc lá.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển- Ảnh 1.

    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển

    (Thông tin sức khỏe) - Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể, bao gồm...

    bạn Nên đọc!

    Bài tập giảm triệu chứng cho người bệnh áp xe hậu môn

    1. Vai trò của tập luyện với người bệnh áp xe hậu môn

    Áp xe hậu môn do nhiều nguyên nhân gây ra với biểu hiện điển hình là đau vùng hậu môn, cơ thể mệt mỏi, sốt ớn lạnh… Khi người bệnh thực hiện các bài tập sẽ giúp:

    – Giảm các triệu chứng stress căng thẳng, giảm triệu chứng sốt, đau nhức của bệnh áp xe hậu môn.

    – Tăng cường lưu thông khí huyết vùng hậu môn trực tràng giúp giảm triệu chứng táo bón, nhanh làm vết thương.

    – Tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch cho cơ thể, tăng cường bạch cầu đến vùng viêm.

    – Giúp giảm cân, tăng cường đào thải độc tố ở ruột.

    – Tập luyện vừa sức giúp bệnh nhân ăn ngủ tốt hơn, nâng cao thể trạng, phục hồi sức khỏe nhanh hơn.

    2. Các bài tập tốt cho bệnh nhân áp xe hậu môn

    2.1 Các động tác yoga

    Tác dụng: Làm săn chắc cơ bụng, tăng cường sức mạnh cho cánh tay và cột sống, từ đó tăng cường tuần hoàn, giúp người bệnh áp xe hậu môn nâng cao sức khỏe, cải thiện hệ miễn dịch.

    Cách thực hiện:

    • Nằm sấp trên sàn, lòng bàn tay đặt trên sàn, bên dưới vai. Hai chân duỗi thẳng phía sau, nhấn ngón chân xuống sàn, hướng gót chân lên phía trần nhà.
    • Ấn lòng bàn tay để nâng người lên tạo tư thế chống đẩy.
    • Siết cơ bụng, cơ tứ đầu đùi để giữ cơ thể tạo thành một đường thẳng.
    • Mắt nhìn xuống sàn, duy trì hơi thở bình thường.
    • Giữ ít nhất trong 10 giây, sau đó hạ người xuống sàn.
    tu-the-tam-van

    Tư thế tấm ván cao.

    Tác dụng: Đây là bài tập yoga giúp thư giãn cơ vòng hậu môn, giảm táo bón, căng thẳng và giảm sưng tĩnh mạch hậu môn.

    Cách thực hiện:

    • Nằm ngửa trên thảm.
    • Co cơ hậu môn và giữ trong 5 giây rồi thư giãn tối thiểu 10 giây. Lặp lại động tác này 5 lần.

    Tác dụng: Giúp bụng vận động nhẹ, tăng nhu động ruột, cải thiện tình trạng táo bón, giúp người bệnh áp xe hậu môn nhanh lành vết thương.

    Cách thực hiện:

    • Ngồi khoanh chân trên sàn, giữ lưng thẳng, co gối để hai lòng bàn chân úp vào với nhau.
    • Dùng tay ép nhẹ hai đầu gối căng hết mức (có thể nhờ sự hỗ trợ).
    • Thực hiện bài tập này trong khoảng 1 phút, hít sâu thở đều.
    yoga-giam-dau-lung-3

    Tư thế ép đùi giúp cải thiện tình trạng táo bón, giúp vết thương nhanh lành.

    Tác dụng: Tăng lưu lượng máu đến vùng hậu môn, cải thiện triệu chứng khi bị áp xe hậu môn.

    Cách thực hiện:

    • Co gối, hai gót chân cố gắng áp sát vào mông.
    • Ấn hai lòng bàn chân xuống sàn, nâng xương chậu ưỡn lên, đồng thời níu hậu môn.
    • Duy trì tư thế đếm đến 5, trở lại tư thế ban đầu, lặp lại 10-20 lần.
    Butt_Bridge_Knee_Squeeze

    Tư thế nằm ngửa nâng hông giúp người bệnh áp xe hậu môn tăng lượng máu đến vùng hậu môn.

    2.2 Tập thở

    Tác dụng: Các bài tập thở giúp thư giãn, giảm căng thẳng, giúp người bị áp xe hậu môn cải thiện chất lượng giấc ngủ và nâng cao thể trạng.

    • Bệnh nhân nằm nghiêng sang trái, có thể kê thêm gối dưới bụng.
    • Bắt đầu hít vào chậm bằng mũi, nâng tay phải lên, sau đó thổi ra bằng miệng giống như huýt sáo rồi hạ tay xuống.
    • Mỗi đợt tập lặp lại từ 10 đến 20 lần, sau đó đổi sang tư thế nằm nghiêng bên phải và tập tương tự.
    • Thực hiện từ 3 đến 4 đợt mỗi ngày.

    • Bệnh nhân nằm ngửa, thả lỏng 2 tay và 2 chân.
    • Bắt đầu hít vào bằng mũi kết hợp co chân trái lên. Sau đó thở ra bằng miệng và hạ chân xuống.
    • Tiếp theo, đổi qua chân phải và làm tương tự.
    • Mỗi đợt tập lặp lại từ 10 đến 20 lần, thực hiện từ 3 đến 4 đợt mỗi ngày.
    tu thế chuẩn bị thở

    Tư thế chuẩn bị tập thở kết hợp vận động hai chân.

    2.3 Đi bộ

    Đi bộ nhẹ nhàng ở nơi không khí trong lành, thoáng mát giúp lưu thông khí huyết, thư giãn tinh thần, giảm nhẹ triệu chứng của bệnh, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Người bệnh áp xe hậu môn nên đi bộ 20-30 phút/ngày.

    đi bộ

    Đi bộ nhẹ nhàng giúp người bị áp xe hậu môn thư giãn, nâng cao sức khỏe.

    2.4 Bấm huyệt

    Tác dụng thư cân lương huyết, thông kinh lạc giúp giảm đau rát hậu môn, giảm táo bón rất tốt.

    Vị trí huyệt: Gập chân ra sau, hai cơ sinh đôi sẽ hiện rõ trên bắp chân huyệt. Huyệt thừa sơn chính là khe của cơ sinh đôi.

    Tác dụng thanh nhiệt lương huyết, thông kinh lạc, thư cân. Giúp hạ sốt, giảm đau, nhanh lành da.

    Vị trí huyệt: Khi để khuỷu tay gập lại, ở phần hõm ở đầu bên ngoài của đường gấp khúc khuỷu tay chính là vị trí huyệt khúc trì.

    Cách bấm: Bấm ngày 03 lần, mỗi lần 3 phút, ấn day các huyệt liên tục, đều đặn.

    3. Những lưu ý dành cho người áp xe hậu môn khi tập luyện

    – Thời điểm tập tốt trong ngày: Nên tập vào buổi sáng, tránh tập luyện khi cơ thể mệt mỏi, đang đói, khi mới ăn xong. Thời gian mùa hè từ 7-8h, mùa đông 8h-9h, thời gian 20 phút đến 40 phút một ngày.

    – Giai đoạn bệnh cấp tính: Trong giai đoạn bệnh cấp tính đau nhức nhiều, sốt, chảy mủ, chảy dịch vùng hậu môn không nên tập luyện vì nếu luyện tập sẽ làm cho triệu chứng bệnh nặng thêm. Khi tập luyện cần tham khảo ý kiến bác sĩ.

    Khi đã được điều trị bệnh ổn định, hết sốt, hết chảy mủ dịch, vết thương khô ráo, thể trạng tốt thì người bệnh có thể bắt đầu tập luyện.

    – Cách tập không gây hại sức khỏe:

    • Chọn bài tập phù hợp, cường độ tập tăng dần, khởi động kỹ trước khi tập luyện.
    • Tập trong môi trường thoáng mát, quần áo mặc rộng rãi, chất liệu quần áo mềm mại, co giãn tốt uống đủ nước.
    • Khi triệu chứng như đau vùng hậu môn nhiều, tiêu chảy, đau bụng, tức ngực, khó thở, hoa mắt thì dừng ngay.
    • Tập luyện với chế độ ăn uống khoa học bổ xung rau chất xơ, vitamin C, không được ăn đồ cay nóng như ớt hạt tiêu, đồ sống lạnh, tránh xa dầu mỡ, chất kích thích như cà phê, rượu, bỏ thuốc lá.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển- Ảnh 1.

    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển

    (Thông tin sức khỏe) - Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể, bao gồm...

    bạn Nên đọc!