spot_img
26.2 C
Ho Chi Minh City
Thứ ba, 24 Tháng chín, 2024
More

    Bài tập hỗ trợ lưu thông mạch máu cho người bệnh Still

    spot_img

    1. Vai trò của tập luyện với người bệnh Still

    Bệnh Still (Still’s disease) là một loại bệnh tự miễn, một dạng viêm khớp mạn tính và hiếm gặp. Nguyên nhân gây bệnh Still hiện vẫn chưa được xác định và các chuyên gia xếp căn bệnh này vào nhóm bệnh hệ thống với những biểu hiện đa dạng ở khắp các cơ quan trong cơ thể.

    Đối tượng mắc bệnh Still thường trong độ tuổi 16 – 35 tuổi. Tỷ lệ mắc bệnh Still giữa nam và nữ giới là tương đương.

    Bệnh có những biểu hiện lâm sàng như sốt cao, viêm và đau khớp, đau cơ đi kèm những triệu chứng ngoài da (nổi ban đỏ).

    Điều trị các triệu chứng của bệnh Still bằng đông y gồm có thuốc thang và các biện pháp không dùng thuốc như châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, tập dưỡng sinh, chườm túi thảo dược, cấy chỉ…

    Trong đó xoa bóp, tập luyện dưỡng sinh giúp làm giảm tình trạng căng cơ, cứng khớp, lưu thông khí huyết tại các khớp, tăng cường sức đề kháng.

    Bên cạnh đó, xoa bóp mô mềm làm tăng giải phóng endorphin mang lại cảm giác thoải mái, dễ chịu, đồng thời còn có tác dụng giúp giảm đau hiệu quả.

    adult_onset_still_disease

    Tập luyện giúp người bệnh Still giảm tình trạng căng cơ, cứng khớp, tăng cường đề kháng.

    2. Bài tập tốt cho người bệnh Still

    Chúng ta có thể sử dụng các thủ thuật xoa bóp của y học cổ truyền như xoa, day, lăn, ấn, vê, bóp, phát mệnh môn để điều trị tại các khớp chi trên và chi dưới. Bên cạnh đó có thể bấm các huyệt bên đau như: Giáp tích vùng lưng, đại trường du, ủy trung, dương lăng tuyền, huyền chung, kiên tỉnh, kiên ngung, thiên tông, khúc trì, thủ tam lý, hợp cốc…

    Đồng thời thực hiện các bài tập dưỡng sinh tác động tốt trên bệnh Still như các động tác xoa vai tới ngực, xoa tam tiêu, xoa chi trên, xoa chi dưới…

    Xoa vai tới ngực

    Tư thế: Ngồi thòng chân. Toàn bộ quá trình thở tự nhiên.

    Thực hiện:

    • Tay phải vòng ra trước đặt sau gáy bên trái.
    • Xoa từ sau gáy bên trái sang ngực phải.
    • Lặp lại bước 2 nhưng đổi bên.
    • Trở lại tư thế chuẩn bị. Luân phiên đổi bên, dần dần mở rộng ra đến vai, sau đó thu hẹp dần vào cổ. Làm từ 5 đến 10 lần.

    Tác dụng: Làm ấm vùng vai gáy. Động tác xoa tác dụng lên bì mao, cơ nhục vùng vai ngực, làm khí huyết lưu thông mạnh kinh cân vùng vai ngực.

    xoa vai tới ngực

    Xoa vai tới ngực giúp lưu thông khí huyết, giảm đau vùng vai ngực.

    Xoa tam tiêu

    Tư thế: Ngồi thòng chân. Toàn bộ quá trình thở tự nhiên.

    Thực hiện:

    • Hai bàn tay duỗi ra úp lên nhau và để trước ngực, hai cánh tay áp sát vào nách, xoa theo chiều kim đồng hồ 10 – 20 lần.
    • Bàn tay phải nắm lại úp trên bụng tay kia đè chụp lên. Xoa từ phải sang trái theo chiều kim đồng hồ 10 – 20 lần.
    • Dùng ngón tay trỏ phải vuốt bẹ sườn bên trái và ngược lại (10 – 20 lần).
    • Xoa vùng dưới rốn tương tự xoa bụng.
    • Trở lại tư thế chuẩn bị. Luân phiên đổi bên. Làm từ 10 đến 20 lần.

    Tác dụng: Làm ấm vùng ngực, bụng. Tác động vào huyệt đản trung, trung quản, khí hải, quan nguyên, làm điều hòa phế khí, vị khí, bổ nguyên khí.

    Xoa chi trên

    Tư thế: Ngồi thòng chân, hoặc duỗi chân. Toàn bộ quá trình thở tự nhiên.

    Thực hiện:

    • Đưa tay trái thẳng ra trước úp xuống, bàn tay phải đè lên bàn tay trái.
    • Vuốt từ bàn tay vào đến vai, đồng thời dang tay sang ngang.
    • Ngửa tay trái lên, xoa từ trong ra ngoài (theo chiều thuận các kinh ở tay) đồng thời đưa tay trở ra trước, úp tay lại.
    • Trở lại tư thế chuẩn bị. Luân phiên đổi bên. Làm từ 10 đến 20 lần.

    Tác dụng: Khí huyết lưu thông vùng chi trên. Động tác xoa tác động lên bì mao, cơ nhục vùng chi trên, làm khí huyết lưu thông mạnh kinh cân vùng chi trên.

    50255871-a07b-4f64-8847-c2cb1fc40b72

    Ngồi thòng chân chuẩn bị thực hiện xoa chi trên.

    Xoa chi dưới

    Tư thế: Ngồi thòng chân, hoặc duỗi chân. Toàn bộ quá trình thở tự nhiên.

    Thực hiện:

    • Hơi co đầu gối trái, chân phải thẳng, hai bàn tay đặt trên đầu gối trái.
    • Xoa từ trên xuống phía trước và phía bên cẳng chân.
    • Vòng tay ra phía sau và trong, xoa từ cổ chân lên đến mông.
    • Trở lại tư thế chuẩn bị. Luân phiên đổi bên. Làm từ 10 đến 20 lần.

    Tác dụng: Khí huyết lưu thông chi dưới. Động tác xoa tác dụng lên bì mao, cơ nhục vùng chi dưới, làm khí huyết lưu thông mạnh kinh cân vùng chi dưới.

    xoa chi dưới

    Xoa chi dưới hỗ trợ người bệnh Still lưu thông mạch kinh cân.

    3. Lưu ý khi tập luyện với người bệnh Still

    Thời điểm tốt để tập luyện trong ngày

    • Buổi sáng: Tập thể dục vào buổi sáng giúp giảm bớt tình trạng cứng khớp và mang lại năng lượng cho ngày mới.
    • Buổi trưa: Nhiệt độ cơ thể tăng cao hơn một chút so với buổi sáng, tối ưu hóa chức năng và sức mạnh của cơ bắp, giúp việc tập luyện đạt hiệu quả cao nhất.
    • Buổi tối: Tập thể dục vào buổi tối giúp các khớp được thư giãn sau một ngày làm việc căng thẳng và tiêu bớt năng lượng thừa sau bữa ăn tối, giúp ngủ ngon hơn.

    Mỗi thời điểm trong ngày đều có ưu điểm riêng. Bạn có thể lựa chọn khung giờ phù hợp với lịch trình cá nhân để tập luyện thường xuyên và đều đặn.

    Tập luyện trong giai đoạn cấp của bệnh

    Khi bệnh ở giai đoạn cấp, người bệnh nên nghỉ ngơi. Khi cơn đau giảm, bắt đầu tập luyện theo nguyên tắc “từ từ, tăng dần, đều đặn, khỏe khoắn”.

    Đối với người bệnh Still, cần lưu ý thêm:

    • Để khớp nghỉ dưỡng ở tư thế cơ năng, tránh kê độn không đúng tại khớp, có thể dùng nẹp chỉnh hình để tránh co rút các khớp vào ban đêm
    • Tránh động tác mạnh: Tránh các động tác gây áp lực lớn lên các khớp đau như nhảy, chạy, hoặc nâng tạ nặng.
    • Tránh khom lưng, xoay vặn mạnh.
    • Nếu cảm thấy đau nhiều hoặc bất kỳ dấu hiệu không bình thường nào, dừng tập luyện ngay lập tức và nghỉ ngơi.

    Cách tập luyện an toàn cho sức khỏe

    • Trước khi tập: Ăn nhẹ để tránh ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Không nên tập gần giờ ngủ vì có thể gây mệt mỏi.
    • Người mới tập hoặc đã ngưng tập một thời gian: Bắt đầu với thời gian tập ngắn, khoảng 5 phút/lần/ngày trong tuần đầu tiên. Sau đó, mỗi tuần tăng dần lên 2 – 3 lần/ngày hoặc tăng thời gian lên 10 – 15 phút tùy khả năng.
    • Duy trì đều đặn: Nên tập luyện hàng ngày để đạt hiệu quả tốt nhất. Sau khi tập, cơ thể nên cảm thấy khỏe mạnh và thoải mái, không bị mệt mỏi hay căng cơ. Hạn chế tập gắng sức và kéo dài trong vài ngày đầu để tránh đau mỏi cơ. Cách tập luyện này sẽ tốt cho sức khỏe.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Những điều cần biết về ‘giấc mơ ướt’- Ảnh 1.

    Những điều cần biết về ‘giấc mơ ướt’

    (Thông tin sức khỏe) - 'Giấc mơ ướt' là việc đạt cực khoái tự phát trong khi ngủ hay còn gọi là mộng tinh....
    Cách chữa bệnh trĩ tại nhà hiệu quả- Ảnh 1.

    Cách chữa bệnh trĩ tại nhà hiệu quả

    (Thông tin sức khỏe) - Bệnh trĩ là tình trạng các tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng dưới bị dãn ra. Bệnh...
    Những điều cần biết về ‘giấc mơ ướt’- Ảnh 1.

    Những điều cần biết về ‘giấc mơ ướt’

    (Thông tin sức khỏe) - 'Giấc mơ ướt' là việc đạt cực khoái tự phát trong khi ngủ hay còn gọi là mộng tinh....
    Cách chữa bệnh trĩ tại nhà hiệu quả- Ảnh 1.

    Cách chữa bệnh trĩ tại nhà hiệu quả

    (Thông tin sức khỏe) - Bệnh trĩ là tình trạng các tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng dưới bị dãn ra. Bệnh...
    Chế độ ăn cho bệnh nhân ung thư dương vật- Ảnh 1.

    Chế độ ăn cho bệnh nhân ung thư dương vật

    (Thông tin sức khỏe) - Ăn uống lành mạnh quan trọng với người bệnh ung thư, trong đó có ung thư dương vật. Chế...

    bạn Nên đọc!

    Những điều cần biết về ‘giấc mơ ướt’

    (Thông tin sức khỏe) - 'Giấc mơ ướt' là việc đạt cực khoái tự phát trong khi ngủ hay còn gọi là mộng tinh. Hiện tượng này có đáng lo ngại và có ảnh hưởng tới sức khỏe không?

    Bài tập hỗ trợ lưu thông mạch máu cho người bệnh Still

    1. Vai trò của tập luyện với người bệnh Still

    Bệnh Still (Still’s disease) là một loại bệnh tự miễn, một dạng viêm khớp mạn tính và hiếm gặp. Nguyên nhân gây bệnh Still hiện vẫn chưa được xác định và các chuyên gia xếp căn bệnh này vào nhóm bệnh hệ thống với những biểu hiện đa dạng ở khắp các cơ quan trong cơ thể.

    Đối tượng mắc bệnh Still thường trong độ tuổi 16 – 35 tuổi. Tỷ lệ mắc bệnh Still giữa nam và nữ giới là tương đương.

    Bệnh có những biểu hiện lâm sàng như sốt cao, viêm và đau khớp, đau cơ đi kèm những triệu chứng ngoài da (nổi ban đỏ).

    Điều trị các triệu chứng của bệnh Still bằng đông y gồm có thuốc thang và các biện pháp không dùng thuốc như châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, tập dưỡng sinh, chườm túi thảo dược, cấy chỉ…

    Trong đó xoa bóp, tập luyện dưỡng sinh giúp làm giảm tình trạng căng cơ, cứng khớp, lưu thông khí huyết tại các khớp, tăng cường sức đề kháng.

    Bên cạnh đó, xoa bóp mô mềm làm tăng giải phóng endorphin mang lại cảm giác thoải mái, dễ chịu, đồng thời còn có tác dụng giúp giảm đau hiệu quả.

    adult_onset_still_disease

    Tập luyện giúp người bệnh Still giảm tình trạng căng cơ, cứng khớp, tăng cường đề kháng.

    2. Bài tập tốt cho người bệnh Still

    Chúng ta có thể sử dụng các thủ thuật xoa bóp của y học cổ truyền như xoa, day, lăn, ấn, vê, bóp, phát mệnh môn để điều trị tại các khớp chi trên và chi dưới. Bên cạnh đó có thể bấm các huyệt bên đau như: Giáp tích vùng lưng, đại trường du, ủy trung, dương lăng tuyền, huyền chung, kiên tỉnh, kiên ngung, thiên tông, khúc trì, thủ tam lý, hợp cốc…

    Đồng thời thực hiện các bài tập dưỡng sinh tác động tốt trên bệnh Still như các động tác xoa vai tới ngực, xoa tam tiêu, xoa chi trên, xoa chi dưới…

    Xoa vai tới ngực

    Tư thế: Ngồi thòng chân. Toàn bộ quá trình thở tự nhiên.

    Thực hiện:

    • Tay phải vòng ra trước đặt sau gáy bên trái.
    • Xoa từ sau gáy bên trái sang ngực phải.
    • Lặp lại bước 2 nhưng đổi bên.
    • Trở lại tư thế chuẩn bị. Luân phiên đổi bên, dần dần mở rộng ra đến vai, sau đó thu hẹp dần vào cổ. Làm từ 5 đến 10 lần.

    Tác dụng: Làm ấm vùng vai gáy. Động tác xoa tác dụng lên bì mao, cơ nhục vùng vai ngực, làm khí huyết lưu thông mạnh kinh cân vùng vai ngực.

    xoa vai tới ngực

    Xoa vai tới ngực giúp lưu thông khí huyết, giảm đau vùng vai ngực.

    Xoa tam tiêu

    Tư thế: Ngồi thòng chân. Toàn bộ quá trình thở tự nhiên.

    Thực hiện:

    • Hai bàn tay duỗi ra úp lên nhau và để trước ngực, hai cánh tay áp sát vào nách, xoa theo chiều kim đồng hồ 10 – 20 lần.
    • Bàn tay phải nắm lại úp trên bụng tay kia đè chụp lên. Xoa từ phải sang trái theo chiều kim đồng hồ 10 – 20 lần.
    • Dùng ngón tay trỏ phải vuốt bẹ sườn bên trái và ngược lại (10 – 20 lần).
    • Xoa vùng dưới rốn tương tự xoa bụng.
    • Trở lại tư thế chuẩn bị. Luân phiên đổi bên. Làm từ 10 đến 20 lần.

    Tác dụng: Làm ấm vùng ngực, bụng. Tác động vào huyệt đản trung, trung quản, khí hải, quan nguyên, làm điều hòa phế khí, vị khí, bổ nguyên khí.

    Xoa chi trên

    Tư thế: Ngồi thòng chân, hoặc duỗi chân. Toàn bộ quá trình thở tự nhiên.

    Thực hiện:

    • Đưa tay trái thẳng ra trước úp xuống, bàn tay phải đè lên bàn tay trái.
    • Vuốt từ bàn tay vào đến vai, đồng thời dang tay sang ngang.
    • Ngửa tay trái lên, xoa từ trong ra ngoài (theo chiều thuận các kinh ở tay) đồng thời đưa tay trở ra trước, úp tay lại.
    • Trở lại tư thế chuẩn bị. Luân phiên đổi bên. Làm từ 10 đến 20 lần.

    Tác dụng: Khí huyết lưu thông vùng chi trên. Động tác xoa tác động lên bì mao, cơ nhục vùng chi trên, làm khí huyết lưu thông mạnh kinh cân vùng chi trên.

    50255871-a07b-4f64-8847-c2cb1fc40b72

    Ngồi thòng chân chuẩn bị thực hiện xoa chi trên.

    Xoa chi dưới

    Tư thế: Ngồi thòng chân, hoặc duỗi chân. Toàn bộ quá trình thở tự nhiên.

    Thực hiện:

    • Hơi co đầu gối trái, chân phải thẳng, hai bàn tay đặt trên đầu gối trái.
    • Xoa từ trên xuống phía trước và phía bên cẳng chân.
    • Vòng tay ra phía sau và trong, xoa từ cổ chân lên đến mông.
    • Trở lại tư thế chuẩn bị. Luân phiên đổi bên. Làm từ 10 đến 20 lần.

    Tác dụng: Khí huyết lưu thông chi dưới. Động tác xoa tác dụng lên bì mao, cơ nhục vùng chi dưới, làm khí huyết lưu thông mạnh kinh cân vùng chi dưới.

    xoa chi dưới

    Xoa chi dưới hỗ trợ người bệnh Still lưu thông mạch kinh cân.

    3. Lưu ý khi tập luyện với người bệnh Still

    Thời điểm tốt để tập luyện trong ngày

    • Buổi sáng: Tập thể dục vào buổi sáng giúp giảm bớt tình trạng cứng khớp và mang lại năng lượng cho ngày mới.
    • Buổi trưa: Nhiệt độ cơ thể tăng cao hơn một chút so với buổi sáng, tối ưu hóa chức năng và sức mạnh của cơ bắp, giúp việc tập luyện đạt hiệu quả cao nhất.
    • Buổi tối: Tập thể dục vào buổi tối giúp các khớp được thư giãn sau một ngày làm việc căng thẳng và tiêu bớt năng lượng thừa sau bữa ăn tối, giúp ngủ ngon hơn.

    Mỗi thời điểm trong ngày đều có ưu điểm riêng. Bạn có thể lựa chọn khung giờ phù hợp với lịch trình cá nhân để tập luyện thường xuyên và đều đặn.

    Tập luyện trong giai đoạn cấp của bệnh

    Khi bệnh ở giai đoạn cấp, người bệnh nên nghỉ ngơi. Khi cơn đau giảm, bắt đầu tập luyện theo nguyên tắc “từ từ, tăng dần, đều đặn, khỏe khoắn”.

    Đối với người bệnh Still, cần lưu ý thêm:

    • Để khớp nghỉ dưỡng ở tư thế cơ năng, tránh kê độn không đúng tại khớp, có thể dùng nẹp chỉnh hình để tránh co rút các khớp vào ban đêm
    • Tránh động tác mạnh: Tránh các động tác gây áp lực lớn lên các khớp đau như nhảy, chạy, hoặc nâng tạ nặng.
    • Tránh khom lưng, xoay vặn mạnh.
    • Nếu cảm thấy đau nhiều hoặc bất kỳ dấu hiệu không bình thường nào, dừng tập luyện ngay lập tức và nghỉ ngơi.

    Cách tập luyện an toàn cho sức khỏe

    • Trước khi tập: Ăn nhẹ để tránh ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Không nên tập gần giờ ngủ vì có thể gây mệt mỏi.
    • Người mới tập hoặc đã ngưng tập một thời gian: Bắt đầu với thời gian tập ngắn, khoảng 5 phút/lần/ngày trong tuần đầu tiên. Sau đó, mỗi tuần tăng dần lên 2 – 3 lần/ngày hoặc tăng thời gian lên 10 – 15 phút tùy khả năng.
    • Duy trì đều đặn: Nên tập luyện hàng ngày để đạt hiệu quả tốt nhất. Sau khi tập, cơ thể nên cảm thấy khỏe mạnh và thoải mái, không bị mệt mỏi hay căng cơ. Hạn chế tập gắng sức và kéo dài trong vài ngày đầu để tránh đau mỏi cơ. Cách tập luyện này sẽ tốt cho sức khỏe.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Những điều cần biết về ‘giấc mơ ướt’- Ảnh 1.

    Những điều cần biết về ‘giấc mơ ướt’

    (Thông tin sức khỏe) - 'Giấc mơ ướt' là việc đạt cực khoái tự phát trong khi ngủ hay còn gọi là mộng tinh....
    Cách chữa bệnh trĩ tại nhà hiệu quả- Ảnh 1.

    Cách chữa bệnh trĩ tại nhà hiệu quả

    (Thông tin sức khỏe) - Bệnh trĩ là tình trạng các tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng dưới bị dãn ra. Bệnh...
    Những điều cần biết về ‘giấc mơ ướt’- Ảnh 1.

    Những điều cần biết về ‘giấc mơ ướt’

    (Thông tin sức khỏe) - 'Giấc mơ ướt' là việc đạt cực khoái tự phát trong khi ngủ hay còn gọi là mộng tinh....
    Cách chữa bệnh trĩ tại nhà hiệu quả- Ảnh 1.

    Cách chữa bệnh trĩ tại nhà hiệu quả

    (Thông tin sức khỏe) - Bệnh trĩ là tình trạng các tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng dưới bị dãn ra. Bệnh...
    Chế độ ăn cho bệnh nhân ung thư dương vật- Ảnh 1.

    Chế độ ăn cho bệnh nhân ung thư dương vật

    (Thông tin sức khỏe) - Ăn uống lành mạnh quan trọng với người bệnh ung thư, trong đó có ung thư dương vật. Chế...

    bạn Nên đọc!

    Những điều cần biết về ‘giấc mơ ướt’

    (Thông tin sức khỏe) - 'Giấc mơ ướt' là việc đạt cực khoái tự phát trong khi ngủ hay còn gọi là mộng tinh. Hiện tượng này có đáng lo ngại và có ảnh hưởng tới sức khỏe không?