spot_img
26.7 C
Ho Chi Minh City
Thứ ba, 17 Tháng chín, 2024
More

    Bệnh bạch hầu có chữa được không?

    spot_img

    Bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc cấp tính do vi khuẩn bạch hầu gây nên. Bệnh có thể xuất hiện ở da, các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt hoặc bộ phận sinh dục. 

    Đây là một bệnh vừa nhiễm trùng vừa nhiễm độc và các tổn thương nghiêm trọng của bệnh chủ yếu là do ngoại độc tố của vi khuẩn bạch hầu có tên khoa học là Corynebacterium diphtheria gây ra.

    3 con đường lây truyền bệnh bạch hầu

    Thông thường vi khuẩn bạch hầu nhân lên trên hoặc gần bề mặt của màng nhầy của cổ họng, vi khuẩn bạch hầu lây lan qua ba con đường:

    Bệnh bạch hầu lây qua giọt nước trong không khí:

    Khi một người bị nhiễm bệnh hắt hơi hoặc ho sẽ bắn ra một giọt nước có chứa mầm bệnh, những người ở gần đó có thể hít phải vi khuẩn bạch hầu. Bạch hầu lây lan nhanh chóng theo cách này, đặc biệt ở những nơi đông người.

    Bệnh bạch hầu lây qua vật dụng cá nhân chứa mầm bệnh:

    Một số trường hợp mắc bệnh bạch hầu từ việc chưa làm sạch các vật dụng mà người nhiễm bệnh đã sử dụng từ cốc uống nước chưa rửa của người bị nhiễm bệnh hoặc tiếp xúc với các giấy ăn mà người bệnh đã sử dụng…

    Bệnh bạch hầu lây qua đồ gia dụng bị ô nhiễm:

    Một số trường hợp hiếm hơn khi bị lây nhiễm bệnh bạch hầu thông qua các vật dụng dùng chung trong gia đình, chẳng hạn như khăn hoặc đồ chơi.

    Người bị nhiễm vi khuẩn bạch hầu nhưng chưa được điều trị có thể lây nhiễm cho những người khỏe mạnh trong vòng 6 tuần.

    Đối tượng nguy cơ bệnh bạch hầu là trẻ em và người lớn không được tiêm vaccine bạch hầu; Những người sống trong điều kiện đông đúc hoặc mất vệ sinh; Người đến một khu vực đang có dịch bệnh bệnh bạch hầu.

    Bản chất của ngoại độc tố bạch hầu là một protein có tính kháng nguyên đặc hiệu, độc tính cao, không chịu được nhiệt độ và focmol.  Ảnh minh họa

    Bản chất của ngoại độc tố bạch hầu là một protein có tính kháng nguyên đặc hiệu, độc tính cao, không chịu được nhiệt độ và focmol. Ảnh minh họa

    Triệu chứng bệnh bạch hầu

    Triệu chứng bệnh bạch hầu thường bắt đầu từ 2 đến 5 ngày sau khi bị nhiễm bệnh, gồm: Sốt và ớn lạnh; Chảy nước mũi; Khó chịu; Khó thở hoặc thở nhanh; Sưng hạch bạch huyết ở cổ; Đau họng và khàn giọng; Giả mạc hai bên thành họng, có màu trắng ngà, xám, đen, dai, dính, dễ chảy máu.

    Bệnh thường khởi đầu như một đợt cảm lạnh thông thường, viêm họng, viêm amidan, hay viêm thanh quản. Bệnh này cũng có thể biểu hiện như một bệnh nhiễm trùng da.

    Đối với trẻ em, trẻ sẽ bị viêm họng, mũi, thanh quản, họng đỏ, nuốt đau. Da xanh, mệt, nổi hạch ở dưới hàm làm sưng tấy vùng cổ. Khi khám thấy có giả mạc. Giả mạc bạch hầu thường trắng ngà hoặc màu xám dính chặt vào xung quanh tổ chức viêm, nếu bóc ra sẽ bị chảy máu.

    Ca bệnh xác định chẩn đoán nhờ phân lập vi khuẩn bạch hầu dương tính từ mẫu bệnh phẩm lâm sàng lấy từ mô bệnh.

    Bạch hầu thanh quản là thể bệnh nặng ở trẻ em. Biểu hiện lâm sàng bị nhiễm ngoại độc tố bạch hầu tại chỗ là giả mạc và biểu hiện toàn thân là nhiễm độc thần kinh, làm tê liệt thần kinh sọ não, thần kinh vận động ngoại biên và thần kinh cảm giác, viêm cơ tim.

    Cần tiêm mũi nhắc lại để duy trì khả năng miễn dịch cho cơ thể vì khả năng này có thể bị mất dần theo thời gian. Ảnh minh hoạ

    Cách phòng bệnh bạch hầu tốt nhất là thực hiện tiêm vaccine.

    Người mắc bệnh bạch hầu thường có tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc nặng. Độc tố bạch hầu gây liệt cơ, viêm cơ tim, dẫn đến tử vong trong vòng 6 ngày. Tuy nhiên, có người bị nhiễm vi khuẩn bạch hầu nhưng chỉ có các triệu chứng nhẹ hoặc không có dấu hiệu rõ ràng. 

    Có loại vi khuẩn bạch hầu gây bệnh trên da (cutaneous diphtheria) với triệu chứng đau, đỏ và sưng, loét bao phủ bởi một màng màu xám ở vùng hầu cũng có thể phát triển trong bệnh bạch hầu trên da.

    Điều trị bệnh bạch hầu

    Việc điều trị bệnh không khó nếu được phát hiện sớm và xử lý kịp thời, đúng phác đồ, đúng thuốc. Nếu chủ quan, không điều trị, điều trị muộn thì bệnh trở thành cấp tính, tỉ lệ tử vong tương đối cao (5% đến 10%). Người bệnh mắc bạch hầu thể tối cấp thì có thể tử vong trong vòng 24 – 48 tiếng.

    Các biện pháp điều trị bệnh bạch hầu: Sự dụng các thuốc kháng độc tố, kháng sinh, liệu pháp oxy và hỗ trợ thở khác; Điều trị hỗ trợ nếu bị sốt cao, khó nuốt…; Theo dõi tình trạng bệnh nhân, đặc biệt là tình trạng hô hấp.

    Hầu hết những người mắc bệnh bạch hầu đều sống sót sau những biến chứng, nhưng quá trình phục hồi thường chậm.

    Vì vậy, khi có các biểu hiện bệnh nêu trên thì đến ngay cơ sở y tế để khám, xét nghiệm và điều trị. Đối với trẻ em, nếu không chắc chắn trẻ đã được tiêm phòng bệnh bạch hầu hay chưa, thì cũng nên đưa con đến cơ sở y tế để khám chữa bệnh, đồng thời kiểm tra lại vấn đề tiêm chủng của trẻ.

    Hiện nay, cách phòng bệnh bạch hầu tốt nhất là thực hiện tiêm vaccine. Có rất nhiều loại vaccine bạch hầu như trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người lớn, người già,… Hiện nay trẻ sơ sinh từ 6 tuần được khuyến khích tiêm bạch hầu đúng lịch Tiêm chủng của Bộ Y tế ban hành. Người lớn có thể tiêm phòng mũi nhắc lại bạch hầu trước năm 65 tuổi.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ- Ảnh 1.

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ...

    Trẻ ho sặc sụa, quấy khóc, đừng chủ quan với nguy cơ mắc dị vật

    (Thông tin sức khỏe) - Nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan khi thấy trẻ ho, quấy khóc chỉ nghĩ trẻ đùa nghịch,...
    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ- Ảnh 1.

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ...

    Trẻ ho sặc sụa, quấy khóc, đừng chủ quan với nguy cơ mắc dị vật

    (Thông tin sức khỏe) - Nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan khi thấy trẻ ho, quấy khóc chỉ nghĩ trẻ đùa nghịch,...
    Khi mắc sốt xuất huyết cần chú ý theo dõi những gì?- Ảnh 2.

    Khi mắc sốt xuất huyết cần chú ý theo dõi những gì?

    (Thông tin sức khỏe) - Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm xảy ra quanh năm và thường gặp vào mùa mưa. Hiện bệnh...

    bạn Nên đọc!

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh khu vực ngập lụt do mưa bão.

    Bệnh bạch hầu có chữa được không?

    Bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc cấp tính do vi khuẩn bạch hầu gây nên. Bệnh có thể xuất hiện ở da, các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt hoặc bộ phận sinh dục. 

    Đây là một bệnh vừa nhiễm trùng vừa nhiễm độc và các tổn thương nghiêm trọng của bệnh chủ yếu là do ngoại độc tố của vi khuẩn bạch hầu có tên khoa học là Corynebacterium diphtheria gây ra.

    3 con đường lây truyền bệnh bạch hầu

    Thông thường vi khuẩn bạch hầu nhân lên trên hoặc gần bề mặt của màng nhầy của cổ họng, vi khuẩn bạch hầu lây lan qua ba con đường:

    Bệnh bạch hầu lây qua giọt nước trong không khí:

    Khi một người bị nhiễm bệnh hắt hơi hoặc ho sẽ bắn ra một giọt nước có chứa mầm bệnh, những người ở gần đó có thể hít phải vi khuẩn bạch hầu. Bạch hầu lây lan nhanh chóng theo cách này, đặc biệt ở những nơi đông người.

    Bệnh bạch hầu lây qua vật dụng cá nhân chứa mầm bệnh:

    Một số trường hợp mắc bệnh bạch hầu từ việc chưa làm sạch các vật dụng mà người nhiễm bệnh đã sử dụng từ cốc uống nước chưa rửa của người bị nhiễm bệnh hoặc tiếp xúc với các giấy ăn mà người bệnh đã sử dụng…

    Bệnh bạch hầu lây qua đồ gia dụng bị ô nhiễm:

    Một số trường hợp hiếm hơn khi bị lây nhiễm bệnh bạch hầu thông qua các vật dụng dùng chung trong gia đình, chẳng hạn như khăn hoặc đồ chơi.

    Người bị nhiễm vi khuẩn bạch hầu nhưng chưa được điều trị có thể lây nhiễm cho những người khỏe mạnh trong vòng 6 tuần.

    Đối tượng nguy cơ bệnh bạch hầu là trẻ em và người lớn không được tiêm vaccine bạch hầu; Những người sống trong điều kiện đông đúc hoặc mất vệ sinh; Người đến một khu vực đang có dịch bệnh bệnh bạch hầu.

    Bản chất của ngoại độc tố bạch hầu là một protein có tính kháng nguyên đặc hiệu, độc tính cao, không chịu được nhiệt độ và focmol.  Ảnh minh họa

    Bản chất của ngoại độc tố bạch hầu là một protein có tính kháng nguyên đặc hiệu, độc tính cao, không chịu được nhiệt độ và focmol. Ảnh minh họa

    Triệu chứng bệnh bạch hầu

    Triệu chứng bệnh bạch hầu thường bắt đầu từ 2 đến 5 ngày sau khi bị nhiễm bệnh, gồm: Sốt và ớn lạnh; Chảy nước mũi; Khó chịu; Khó thở hoặc thở nhanh; Sưng hạch bạch huyết ở cổ; Đau họng và khàn giọng; Giả mạc hai bên thành họng, có màu trắng ngà, xám, đen, dai, dính, dễ chảy máu.

    Bệnh thường khởi đầu như một đợt cảm lạnh thông thường, viêm họng, viêm amidan, hay viêm thanh quản. Bệnh này cũng có thể biểu hiện như một bệnh nhiễm trùng da.

    Đối với trẻ em, trẻ sẽ bị viêm họng, mũi, thanh quản, họng đỏ, nuốt đau. Da xanh, mệt, nổi hạch ở dưới hàm làm sưng tấy vùng cổ. Khi khám thấy có giả mạc. Giả mạc bạch hầu thường trắng ngà hoặc màu xám dính chặt vào xung quanh tổ chức viêm, nếu bóc ra sẽ bị chảy máu.

    Ca bệnh xác định chẩn đoán nhờ phân lập vi khuẩn bạch hầu dương tính từ mẫu bệnh phẩm lâm sàng lấy từ mô bệnh.

    Bạch hầu thanh quản là thể bệnh nặng ở trẻ em. Biểu hiện lâm sàng bị nhiễm ngoại độc tố bạch hầu tại chỗ là giả mạc và biểu hiện toàn thân là nhiễm độc thần kinh, làm tê liệt thần kinh sọ não, thần kinh vận động ngoại biên và thần kinh cảm giác, viêm cơ tim.

    Cần tiêm mũi nhắc lại để duy trì khả năng miễn dịch cho cơ thể vì khả năng này có thể bị mất dần theo thời gian. Ảnh minh hoạ

    Cách phòng bệnh bạch hầu tốt nhất là thực hiện tiêm vaccine.

    Người mắc bệnh bạch hầu thường có tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc nặng. Độc tố bạch hầu gây liệt cơ, viêm cơ tim, dẫn đến tử vong trong vòng 6 ngày. Tuy nhiên, có người bị nhiễm vi khuẩn bạch hầu nhưng chỉ có các triệu chứng nhẹ hoặc không có dấu hiệu rõ ràng. 

    Có loại vi khuẩn bạch hầu gây bệnh trên da (cutaneous diphtheria) với triệu chứng đau, đỏ và sưng, loét bao phủ bởi một màng màu xám ở vùng hầu cũng có thể phát triển trong bệnh bạch hầu trên da.

    Điều trị bệnh bạch hầu

    Việc điều trị bệnh không khó nếu được phát hiện sớm và xử lý kịp thời, đúng phác đồ, đúng thuốc. Nếu chủ quan, không điều trị, điều trị muộn thì bệnh trở thành cấp tính, tỉ lệ tử vong tương đối cao (5% đến 10%). Người bệnh mắc bạch hầu thể tối cấp thì có thể tử vong trong vòng 24 – 48 tiếng.

    Các biện pháp điều trị bệnh bạch hầu: Sự dụng các thuốc kháng độc tố, kháng sinh, liệu pháp oxy và hỗ trợ thở khác; Điều trị hỗ trợ nếu bị sốt cao, khó nuốt…; Theo dõi tình trạng bệnh nhân, đặc biệt là tình trạng hô hấp.

    Hầu hết những người mắc bệnh bạch hầu đều sống sót sau những biến chứng, nhưng quá trình phục hồi thường chậm.

    Vì vậy, khi có các biểu hiện bệnh nêu trên thì đến ngay cơ sở y tế để khám, xét nghiệm và điều trị. Đối với trẻ em, nếu không chắc chắn trẻ đã được tiêm phòng bệnh bạch hầu hay chưa, thì cũng nên đưa con đến cơ sở y tế để khám chữa bệnh, đồng thời kiểm tra lại vấn đề tiêm chủng của trẻ.

    Hiện nay, cách phòng bệnh bạch hầu tốt nhất là thực hiện tiêm vaccine. Có rất nhiều loại vaccine bạch hầu như trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người lớn, người già,… Hiện nay trẻ sơ sinh từ 6 tuần được khuyến khích tiêm bạch hầu đúng lịch Tiêm chủng của Bộ Y tế ban hành. Người lớn có thể tiêm phòng mũi nhắc lại bạch hầu trước năm 65 tuổi.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ- Ảnh 1.

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ...

    Trẻ ho sặc sụa, quấy khóc, đừng chủ quan với nguy cơ mắc dị vật

    (Thông tin sức khỏe) - Nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan khi thấy trẻ ho, quấy khóc chỉ nghĩ trẻ đùa nghịch,...
    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ- Ảnh 1.

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ...

    Trẻ ho sặc sụa, quấy khóc, đừng chủ quan với nguy cơ mắc dị vật

    (Thông tin sức khỏe) - Nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan khi thấy trẻ ho, quấy khóc chỉ nghĩ trẻ đùa nghịch,...
    Khi mắc sốt xuất huyết cần chú ý theo dõi những gì?- Ảnh 2.

    Khi mắc sốt xuất huyết cần chú ý theo dõi những gì?

    (Thông tin sức khỏe) - Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm xảy ra quanh năm và thường gặp vào mùa mưa. Hiện bệnh...

    bạn Nên đọc!

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh khu vực ngập lụt do mưa bão.