spot_img
28.9 C
Ho Chi Minh City
Thứ sáu, 20 Tháng chín, 2024
More

    Bệnh nhân ghép 2 lá phổi vỡ òa hạnh phúc khi được ra viện: Điều em muốn làm nhất là được hát

    spot_img

    Sau đúng 1 tháng 20 ngày kể từ ngày cô sinh viên Phạm Anh Thư, 21 tuổi ở Bắc Kạn được phẫu thuật ghép 2 lá phổi từ người cho chết não thành công, hôm nay (29/3), bệnh nhân đã đủ điều kiện sức khỏe để xuất viện. 

    Ca phẫu thuật ghép 2 lá phổi được gần 100 y bác sĩ của BV Phổi Trung ương, BV E và sự hỗ trợ trực tiếp của GS.TS Lê Ngọc Thành, Hiệu trưởng Trường Đại học Y Dược – ĐHQG Hà Nội thực hiện, cùng sự phối hợp của các đồng nghiệp từ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, BV Tim Hà Nội, Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia…

    Bệnh nhân ghép 2 lá phổi vỡ òa hạnh phúc khi được ra viện: Điều em muốn làm nhất là được hát- Ảnh 1.

    TSBS Đinh Văn Lượng- Giám đốc BV Phổi Trung ương chụp ảnh cùng bệnh nhân.

    Ca đại phẫu kéo dài trong 12 giờ đồng hồ vào đúng ngày 30 Tết, từ 10h sáng đến 22h tối. Các bác sĩ đã mổ ghép phổi trái sau đó ghép phổi phải với sự hỗ trợ của ECMO trung tâm. Điều đặc biệt là chỉ sau 12 giờ phẫu thuật, bệnh nhân đã hồi tỉnh và tự thở những hơi thở đầu tiên của hai lá phổi mới. Ngay trong ngày đầu tiên sau ghép phổi, người bệnh đã phục hồi tốt, các chỉ số hô hấp ổn định.

    Trong giờ phút chia tay bệnh nhân – người đã gắn bó một thời gian dài với các y bác sĩ, TSBS Đinh Văn Lượng xúc động cho biết: “Sức khỏe của cháu đã trở về 100%, không còn tí khiếm khuyết nào… Việc cháu bình phục sức khỏe và trở về với gia đình là niềm vui không chỉ của bệnh nhân, gia đình bệnh nhân mà đối với cả bác sĩ chúng tôi.”

    Bệnh nhân ghép 2 lá phổi vỡ òa hạnh phúc khi được ra viện: Điều em muốn làm nhất là được hát- Ảnh 2.

    TSBS Đinh Văn Lượng- Giám đốc BV Phổi Trung ương chụp ảnh cùng bệnh nhân và gia đình bệnh nhân trong niềm vui ngày bệnh nhân được xuất viện.

    Nữ bệnh nhân 21 tuổi này là ca ghép phổi thứ 2 các y bác sĩ của BV Phổi Trung ương cùng tham gia trong quá trình ghép và hậu phẫu sau ghép phổi. Các ca phẫu thuật ghép phổi đều được thực hiện chặt chẽ, bài bản, theo quy trình tiêu chuẩn quốc tế từ Trung tâm ghép phổi UCSF – là 1 trong 9 Trung tâm ghép phổi lớn và có uy tín nhất tại Mỹ. Ca ghép phổi thành công thứ 2 này là một dấu ấn rất lớn với lĩnh vực ghép mô tạng nói chung và ghép phổi nói riêng của ngành y tế Việt Nam. Đây cũng là cột mốc ghi nhận sự tiến bộ vượt bậc, sự trưởng thành của các thầy thuốc Bệnh viện Phổi Trung ương cùng với sự phối hợp hiệp đồng của các y bác sĩ, giáo sư đến từ nhiều bệnh viện đầu ngành.

    TS.BS Đinh Văn Lượng hứa với bệnh nhân Anh Thư, nếu cháu hoàn thành chương trình học IT ở Đại học Thái Nguyên, bệnh viện sẽ sẵn sàng tiếp nhận cháu vào làm việc tại bệnh viện như một cán bộ công nhân viên.

    Bệnh nhân trở thành người nhà của các y bác sĩ

    Chia sẻ với phóng viên Báo Sức khỏe và Đời sống, Phạm Anh Thư nói: “Em cảm thấy mình là người may mắn nhất trên thế giới này khi được chọn để ghép phổi. Nếu sức khỏe cho phép, sau này em muốn được quay lại bệnh viện làm việc như đề nghị của BS Lượng, em nguyện đóng góp, trả ơn cho các y bác sĩ, cho bệnh viện đã cứu sống em”. 

    Thư tâm sự, điều em muốn làm nhất sau khi ra viện là được hát và đi du lịch. Thư cho biết, trước khi bệnh chuyển nặng, em từng là cô sinh viên rất hoạt bát, năng động. Trong trường đại học Thư tham gia nhiều câu lạc bộ, trong đó có câu lạc bộ âm nhạc. “Em mê hát lắm, từ nay em đã có thể hát được rồi…”, Thư nói ánh mắt ánh lên niềm vui.

    Điều Thư muốn làm nhất sau khi ra viện là tới mảnh đất Phú Thọ. Thư cho biết: “Em muốn đến nhà một bác bệnh nhân – người từng nằm chung phòng điều trị cùng em. Bác bị ung thư phổi và đã ra đi trong thời gian em vẫn còn nằm lại chữa bệnh”. 

    Kể về các y bác sĩ – những người ngày đêm chăm sóc từng miếng ăn, giấc ngủ cho đến sức khỏe của mình, Thư cho biết: “Em vô cùng biết ơn các y bác sĩ. Họ là những người đã sinh ra em lần thứ 2”. Thư kể cho phóng viên hàng chục cái tên bác sĩ, em cho biết mọi người đều chăm sóc em như con cái trong nhà.

    Thư kể, lúc còn ở phòng Hồi sức, có những thời điểm em cảm thấy hoảng loạn, lo sợ, bất an, rất nhiều cảm xúc hỗn độn đan xen. Em không bao giờ quên khi đó, bác sĩ Ngọc – người bác sĩ lúc nào cũng hỏi han, chuyện trò, động viên trấn an em. Lần nào xuống thăm em, bác sĩ Ngọc cũng dành rất nhiều thời gian để nói chuyện với em. Bác sĩ khuyên em viết nhật ký và em đã làm theo lời bác. “Khi chuyển từ phòng hồi sức xuống phòng bệnh, phải xa các bác sĩ, điều dưỡng ở đây khiến em rất buồn, chỉ biết ôm quyển nhật ký mà nước mắt cứ trào ra.”, Thư nhớ lại.

    Bệnh nhân ghép 2 lá phổi vỡ òa hạnh phúc khi được ra viện: Điều em muốn làm nhất là được hát- Ảnh 4.

    Các y bác sĩ BV Phổi Trung ương chia tay bệnh nhân ghép 2 lá phổi ra viện.

    Trong ngày ra viện của Anh Thư, có một người phụ nữ luôn lặng lẽ đứng sau, đó là mẹ đẻ của em. Bà T chính là chỗ dựa, là người luôn tiếp thêm động lực cho con gái vượt qua mọi “thử thách” của cuộc sống. Bà T. tâm sự, biết bệnh tình của con như “đèn treo trước gió”, cả gia đình vẫn phải gắng gượng theo con, lo cho con yên tâm điều trị. Nhớ hồi con bệnh nặng, mỗi lần đi làm về, ngay từ cửa bà đã gọi tên con thành tiếng, chỉ đến khi nghe tiếng đáp lại, bà mới yên tâm con vẫn ổn.

    Đến hôm nay, sự hồi phục của con khiến người mẹ này quá đỗi bất ngờ và hạnh phúc. Bà cho biết, chưa bao giờ bà hạnh phúc như vậy, chưa bao giờ bà dám nghĩ đến một ngày con mình có thể tự bước đi trên đôi chân của mình, thở bằng chính hơi thở của con không còn khó nhọc, được làm điều mình thích và hơn hết con được tiếp tục đến trường thực hiện ước mơ. 

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển- Ảnh 1.

    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển

    (Thông tin sức khỏe) - Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể, bao gồm...

    bạn Nên đọc!

    Bệnh nhân ghép 2 lá phổi vỡ òa hạnh phúc khi được ra viện: Điều em muốn làm nhất là được hát

    Sau đúng 1 tháng 20 ngày kể từ ngày cô sinh viên Phạm Anh Thư, 21 tuổi ở Bắc Kạn được phẫu thuật ghép 2 lá phổi từ người cho chết não thành công, hôm nay (29/3), bệnh nhân đã đủ điều kiện sức khỏe để xuất viện. 

    Ca phẫu thuật ghép 2 lá phổi được gần 100 y bác sĩ của BV Phổi Trung ương, BV E và sự hỗ trợ trực tiếp của GS.TS Lê Ngọc Thành, Hiệu trưởng Trường Đại học Y Dược – ĐHQG Hà Nội thực hiện, cùng sự phối hợp của các đồng nghiệp từ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, BV Tim Hà Nội, Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia…

    Bệnh nhân ghép 2 lá phổi vỡ òa hạnh phúc khi được ra viện: Điều em muốn làm nhất là được hát- Ảnh 1.

    TSBS Đinh Văn Lượng- Giám đốc BV Phổi Trung ương chụp ảnh cùng bệnh nhân.

    Ca đại phẫu kéo dài trong 12 giờ đồng hồ vào đúng ngày 30 Tết, từ 10h sáng đến 22h tối. Các bác sĩ đã mổ ghép phổi trái sau đó ghép phổi phải với sự hỗ trợ của ECMO trung tâm. Điều đặc biệt là chỉ sau 12 giờ phẫu thuật, bệnh nhân đã hồi tỉnh và tự thở những hơi thở đầu tiên của hai lá phổi mới. Ngay trong ngày đầu tiên sau ghép phổi, người bệnh đã phục hồi tốt, các chỉ số hô hấp ổn định.

    Trong giờ phút chia tay bệnh nhân – người đã gắn bó một thời gian dài với các y bác sĩ, TSBS Đinh Văn Lượng xúc động cho biết: “Sức khỏe của cháu đã trở về 100%, không còn tí khiếm khuyết nào… Việc cháu bình phục sức khỏe và trở về với gia đình là niềm vui không chỉ của bệnh nhân, gia đình bệnh nhân mà đối với cả bác sĩ chúng tôi.”

    Bệnh nhân ghép 2 lá phổi vỡ òa hạnh phúc khi được ra viện: Điều em muốn làm nhất là được hát- Ảnh 2.

    TSBS Đinh Văn Lượng- Giám đốc BV Phổi Trung ương chụp ảnh cùng bệnh nhân và gia đình bệnh nhân trong niềm vui ngày bệnh nhân được xuất viện.

    Nữ bệnh nhân 21 tuổi này là ca ghép phổi thứ 2 các y bác sĩ của BV Phổi Trung ương cùng tham gia trong quá trình ghép và hậu phẫu sau ghép phổi. Các ca phẫu thuật ghép phổi đều được thực hiện chặt chẽ, bài bản, theo quy trình tiêu chuẩn quốc tế từ Trung tâm ghép phổi UCSF – là 1 trong 9 Trung tâm ghép phổi lớn và có uy tín nhất tại Mỹ. Ca ghép phổi thành công thứ 2 này là một dấu ấn rất lớn với lĩnh vực ghép mô tạng nói chung và ghép phổi nói riêng của ngành y tế Việt Nam. Đây cũng là cột mốc ghi nhận sự tiến bộ vượt bậc, sự trưởng thành của các thầy thuốc Bệnh viện Phổi Trung ương cùng với sự phối hợp hiệp đồng của các y bác sĩ, giáo sư đến từ nhiều bệnh viện đầu ngành.

    TS.BS Đinh Văn Lượng hứa với bệnh nhân Anh Thư, nếu cháu hoàn thành chương trình học IT ở Đại học Thái Nguyên, bệnh viện sẽ sẵn sàng tiếp nhận cháu vào làm việc tại bệnh viện như một cán bộ công nhân viên.

    Bệnh nhân trở thành người nhà của các y bác sĩ

    Chia sẻ với phóng viên Báo Sức khỏe và Đời sống, Phạm Anh Thư nói: “Em cảm thấy mình là người may mắn nhất trên thế giới này khi được chọn để ghép phổi. Nếu sức khỏe cho phép, sau này em muốn được quay lại bệnh viện làm việc như đề nghị của BS Lượng, em nguyện đóng góp, trả ơn cho các y bác sĩ, cho bệnh viện đã cứu sống em”. 

    Thư tâm sự, điều em muốn làm nhất sau khi ra viện là được hát và đi du lịch. Thư cho biết, trước khi bệnh chuyển nặng, em từng là cô sinh viên rất hoạt bát, năng động. Trong trường đại học Thư tham gia nhiều câu lạc bộ, trong đó có câu lạc bộ âm nhạc. “Em mê hát lắm, từ nay em đã có thể hát được rồi…”, Thư nói ánh mắt ánh lên niềm vui.

    Điều Thư muốn làm nhất sau khi ra viện là tới mảnh đất Phú Thọ. Thư cho biết: “Em muốn đến nhà một bác bệnh nhân – người từng nằm chung phòng điều trị cùng em. Bác bị ung thư phổi và đã ra đi trong thời gian em vẫn còn nằm lại chữa bệnh”. 

    Kể về các y bác sĩ – những người ngày đêm chăm sóc từng miếng ăn, giấc ngủ cho đến sức khỏe của mình, Thư cho biết: “Em vô cùng biết ơn các y bác sĩ. Họ là những người đã sinh ra em lần thứ 2”. Thư kể cho phóng viên hàng chục cái tên bác sĩ, em cho biết mọi người đều chăm sóc em như con cái trong nhà.

    Thư kể, lúc còn ở phòng Hồi sức, có những thời điểm em cảm thấy hoảng loạn, lo sợ, bất an, rất nhiều cảm xúc hỗn độn đan xen. Em không bao giờ quên khi đó, bác sĩ Ngọc – người bác sĩ lúc nào cũng hỏi han, chuyện trò, động viên trấn an em. Lần nào xuống thăm em, bác sĩ Ngọc cũng dành rất nhiều thời gian để nói chuyện với em. Bác sĩ khuyên em viết nhật ký và em đã làm theo lời bác. “Khi chuyển từ phòng hồi sức xuống phòng bệnh, phải xa các bác sĩ, điều dưỡng ở đây khiến em rất buồn, chỉ biết ôm quyển nhật ký mà nước mắt cứ trào ra.”, Thư nhớ lại.

    Bệnh nhân ghép 2 lá phổi vỡ òa hạnh phúc khi được ra viện: Điều em muốn làm nhất là được hát- Ảnh 4.

    Các y bác sĩ BV Phổi Trung ương chia tay bệnh nhân ghép 2 lá phổi ra viện.

    Trong ngày ra viện của Anh Thư, có một người phụ nữ luôn lặng lẽ đứng sau, đó là mẹ đẻ của em. Bà T chính là chỗ dựa, là người luôn tiếp thêm động lực cho con gái vượt qua mọi “thử thách” của cuộc sống. Bà T. tâm sự, biết bệnh tình của con như “đèn treo trước gió”, cả gia đình vẫn phải gắng gượng theo con, lo cho con yên tâm điều trị. Nhớ hồi con bệnh nặng, mỗi lần đi làm về, ngay từ cửa bà đã gọi tên con thành tiếng, chỉ đến khi nghe tiếng đáp lại, bà mới yên tâm con vẫn ổn.

    Đến hôm nay, sự hồi phục của con khiến người mẹ này quá đỗi bất ngờ và hạnh phúc. Bà cho biết, chưa bao giờ bà hạnh phúc như vậy, chưa bao giờ bà dám nghĩ đến một ngày con mình có thể tự bước đi trên đôi chân của mình, thở bằng chính hơi thở của con không còn khó nhọc, được làm điều mình thích và hơn hết con được tiếp tục đến trường thực hiện ước mơ. 

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển- Ảnh 1.

    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển

    (Thông tin sức khỏe) - Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể, bao gồm...

    bạn Nên đọc!