spot_img
26.7 C
Ho Chi Minh City
Thứ ba, 17 Tháng chín, 2024
More

    Bí quyết để có một giấc ngủ trưa hiệu quả

    spot_img

    Ngủ trưa có lợi gì?

    Ngủ trưa là khoảng thời gian ngủ ngắn mà bạn có thể sắp xếp để ngủ trong ngày, giúp cơ thể tràn đầy năng lượng. Theo TS. Roohi Pirzada, bác sĩ gia đình tại Ấn Độ, lợi ích của việc ngủ trưa là rất lớn, bao gồm giảm căng thẳng, cải thiện khả năng tập trung và trí nhớ, cải thiện tâm trạng, giảm thời gian phản ứng, cải thiện sức khỏe tim mạch và cải thiện hiệu suất làm việc.

    Ngủ trưa mang lại nhiều lợi ích cho người lớn khỏe mạnh, bao gồm:

    • Thư giãn.
    • Giảm mệt mỏi.
    • Tăng sự tỉnh táo.
    • Cải thiện tâm trạng.
    • Cải thiện hiệu suất học tập và làm việc…

    Tuy nhiên, ngủ trưa cũng có thể gây ra những tác động tiêu cực, chẳng hạn như trạng thái trì trệ sau khi ngủ. Nghĩa là bạn có thể cảm thấy uể oải và mất phương hướng sau một giấc ngủ ngắn.

    Ngoài ra, ngủ trưa có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ ban đêm, đặc biệt đối với những người bị mất ngủ hoặc có chất lượng giấc ngủ kém vào ban đêm.

    nap.jpg

    Ngủ trưa đúng cách mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

    Cách tốt nhất để tăng cường lợi ích của ngủ trưa

    Giữ giấc ngủ trưa ngắn: Một chu kỳ ngủ đầy đủ thường kéo dài 90 phút, nhưng một giấc ngủ trưa có thể kéo dài từ 10 đến 30 phút, giúp bạn tỉnh táo hơn.

    Tuy nhiên, giấc ngủ trưa dài hơn một giờ, có liên quan đến tình trạng béo phì, tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch cao hơn và cảm thấy uể oải sau đó.

    Tự quyết định thời điểm thức dậy: Bạn nên đặt báo thức để thức dậy đúng kế hoạch. TS. Pirzada giải thích: “Đặt báo thức để đảm bảo giấc ngủ không kéo dài, thức dậy sau 20 đến 30 phút, lý tưởng nhất là 20 phút”.

    Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Clinical Neurophysiology đã quan sát thấy rằng giấc ngủ ngắn 20 phút giúp cải thiện mức độ buồn ngủ của những người tham gia, cũng như hiệu suất làm việc và mức độ tự tin.

    Nên ngủ trưa vào đầu giờ buổi chiều: Bạn nên có giấc ngủ trưa ngắn vào đầu giờ buổi chiều để không ảnh hưởng đến giấc ngủ ban đêm. 

    Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Nghiên cứu Giấc ngủ nêu rõ rằng, những giấc ngủ ngắn vào cuối ngày có liên quan đến tình trạng ngủ kém vào ban đêm, tăng tình trạng ngủ không trọn giấc và giảm chất lượng giấc ngủ.

    Tạo môi trường thuận lợi cho giấc ngủ: Bạn nên ngủ trong một môi trường yên tĩnh, tránh xa mọi tiếng ồn, vì điều này sẽ mang lại lợi ích tối đa của một giấc ngủ ngắn cũng như giúp bạn tỉnh táo khi quay trở lại làm việc.

    Không uống caffeine trước khi ngủ trưa: Nếu bạn đã quyết định ngủ trưa thì nên cắt giảm lượng caffeine vào buổi sáng. Theo TS. Pirzada, caffeine có thời gian bán hủy lên tới 6 giờ, chính vì vậy nếu uống cà phê vào nửa buổi sáng sẽ khó ngủ trưa.

    Giấc ngủ trưa có thể giúp bạn thoát khỏi tình trạng kiệt sức và căng thẳng, đồng thời giúp bạn cảm thấy ít mệt mỏi hơn.

    Tuy nhiên, việc căn thời gian ngủ trưa hợp lý và giới hạn thời gian ngủ là bí quyết để có một giấc ngủ trưa hiệu quả.

    Cố gắng không ngủ trưa quá 20 phút và đảm bảo rằng bạn đang ở trong một môi trường thoải mái và không uống bất kỳ loại caffeine nào trước khi ngủ trưa.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ- Ảnh 1.

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ...

    Trẻ ho sặc sụa, quấy khóc, đừng chủ quan với nguy cơ mắc dị vật

    (Thông tin sức khỏe) - Nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan khi thấy trẻ ho, quấy khóc chỉ nghĩ trẻ đùa nghịch,...
    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ- Ảnh 1.

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ...

    Trẻ ho sặc sụa, quấy khóc, đừng chủ quan với nguy cơ mắc dị vật

    (Thông tin sức khỏe) - Nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan khi thấy trẻ ho, quấy khóc chỉ nghĩ trẻ đùa nghịch,...
    Khi mắc sốt xuất huyết cần chú ý theo dõi những gì?- Ảnh 2.

    Khi mắc sốt xuất huyết cần chú ý theo dõi những gì?

    (Thông tin sức khỏe) - Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm xảy ra quanh năm và thường gặp vào mùa mưa. Hiện bệnh...

    bạn Nên đọc!

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh khu vực ngập lụt do mưa bão.

    Bí quyết để có một giấc ngủ trưa hiệu quả

    Ngủ trưa có lợi gì?

    Ngủ trưa là khoảng thời gian ngủ ngắn mà bạn có thể sắp xếp để ngủ trong ngày, giúp cơ thể tràn đầy năng lượng. Theo TS. Roohi Pirzada, bác sĩ gia đình tại Ấn Độ, lợi ích của việc ngủ trưa là rất lớn, bao gồm giảm căng thẳng, cải thiện khả năng tập trung và trí nhớ, cải thiện tâm trạng, giảm thời gian phản ứng, cải thiện sức khỏe tim mạch và cải thiện hiệu suất làm việc.

    Ngủ trưa mang lại nhiều lợi ích cho người lớn khỏe mạnh, bao gồm:

    • Thư giãn.
    • Giảm mệt mỏi.
    • Tăng sự tỉnh táo.
    • Cải thiện tâm trạng.
    • Cải thiện hiệu suất học tập và làm việc…

    Tuy nhiên, ngủ trưa cũng có thể gây ra những tác động tiêu cực, chẳng hạn như trạng thái trì trệ sau khi ngủ. Nghĩa là bạn có thể cảm thấy uể oải và mất phương hướng sau một giấc ngủ ngắn.

    Ngoài ra, ngủ trưa có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ ban đêm, đặc biệt đối với những người bị mất ngủ hoặc có chất lượng giấc ngủ kém vào ban đêm.

    nap.jpg

    Ngủ trưa đúng cách mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

    Cách tốt nhất để tăng cường lợi ích của ngủ trưa

    Giữ giấc ngủ trưa ngắn: Một chu kỳ ngủ đầy đủ thường kéo dài 90 phút, nhưng một giấc ngủ trưa có thể kéo dài từ 10 đến 30 phút, giúp bạn tỉnh táo hơn.

    Tuy nhiên, giấc ngủ trưa dài hơn một giờ, có liên quan đến tình trạng béo phì, tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch cao hơn và cảm thấy uể oải sau đó.

    Tự quyết định thời điểm thức dậy: Bạn nên đặt báo thức để thức dậy đúng kế hoạch. TS. Pirzada giải thích: “Đặt báo thức để đảm bảo giấc ngủ không kéo dài, thức dậy sau 20 đến 30 phút, lý tưởng nhất là 20 phút”.

    Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Clinical Neurophysiology đã quan sát thấy rằng giấc ngủ ngắn 20 phút giúp cải thiện mức độ buồn ngủ của những người tham gia, cũng như hiệu suất làm việc và mức độ tự tin.

    Nên ngủ trưa vào đầu giờ buổi chiều: Bạn nên có giấc ngủ trưa ngắn vào đầu giờ buổi chiều để không ảnh hưởng đến giấc ngủ ban đêm. 

    Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Nghiên cứu Giấc ngủ nêu rõ rằng, những giấc ngủ ngắn vào cuối ngày có liên quan đến tình trạng ngủ kém vào ban đêm, tăng tình trạng ngủ không trọn giấc và giảm chất lượng giấc ngủ.

    Tạo môi trường thuận lợi cho giấc ngủ: Bạn nên ngủ trong một môi trường yên tĩnh, tránh xa mọi tiếng ồn, vì điều này sẽ mang lại lợi ích tối đa của một giấc ngủ ngắn cũng như giúp bạn tỉnh táo khi quay trở lại làm việc.

    Không uống caffeine trước khi ngủ trưa: Nếu bạn đã quyết định ngủ trưa thì nên cắt giảm lượng caffeine vào buổi sáng. Theo TS. Pirzada, caffeine có thời gian bán hủy lên tới 6 giờ, chính vì vậy nếu uống cà phê vào nửa buổi sáng sẽ khó ngủ trưa.

    Giấc ngủ trưa có thể giúp bạn thoát khỏi tình trạng kiệt sức và căng thẳng, đồng thời giúp bạn cảm thấy ít mệt mỏi hơn.

    Tuy nhiên, việc căn thời gian ngủ trưa hợp lý và giới hạn thời gian ngủ là bí quyết để có một giấc ngủ trưa hiệu quả.

    Cố gắng không ngủ trưa quá 20 phút và đảm bảo rằng bạn đang ở trong một môi trường thoải mái và không uống bất kỳ loại caffeine nào trước khi ngủ trưa.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ- Ảnh 1.

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ...

    Trẻ ho sặc sụa, quấy khóc, đừng chủ quan với nguy cơ mắc dị vật

    (Thông tin sức khỏe) - Nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan khi thấy trẻ ho, quấy khóc chỉ nghĩ trẻ đùa nghịch,...
    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ- Ảnh 1.

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ...

    Trẻ ho sặc sụa, quấy khóc, đừng chủ quan với nguy cơ mắc dị vật

    (Thông tin sức khỏe) - Nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan khi thấy trẻ ho, quấy khóc chỉ nghĩ trẻ đùa nghịch,...
    Khi mắc sốt xuất huyết cần chú ý theo dõi những gì?- Ảnh 2.

    Khi mắc sốt xuất huyết cần chú ý theo dõi những gì?

    (Thông tin sức khỏe) - Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm xảy ra quanh năm và thường gặp vào mùa mưa. Hiện bệnh...

    bạn Nên đọc!

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh khu vực ngập lụt do mưa bão.