spot_img
26.7 C
Ho Chi Minh City
Thứ ba, 17 Tháng chín, 2024
More

    Bị sởi có nên tắm không?

    spot_img

    Trong y học hiện đại bệnh sởi được gây ra bởi virus thuộc nhóm Paramyxovirus, chúng có phương thức lây bệnh là người lây sang người thông qua không khí, qua đồ vật. Có nhiều câu hỏi đặt là những người bị bệnh sởi có cần kiêng nước không, có tắm được không?

    Thời gian ủ bệnh của bệnh sởi thường 1 đến 3 tuần. Tùy theo cơ địa của mỗi người thời gian ủ bệnh cũng khác nhau. Biểu hiện ban đầu của người mắc bệnh sởi đó là phát sốt, viêm đường hô hấp, ho, viêm kết mạc.

    Sau 3 đến 5 ngày khởi phát, sẽ xuất hiện các triệu chứng có hạt nổi trong miệng trước khi phát ban. Sau đó các nốt ban chẩn sẽ xuất hiện từ đầu mặt, thân và tứ chi.

    Người sốt cao đến 40°C, viêm kết mạc, sưng quanh hốc mắt, sợ ánh sáng, người mệt mỏi, ho khan và ngứa ngáy toàn thân. Sau 3 đến 5 ngày, phát ban thì cơ thể giảm sốt, các vết ban mờ dần, và sau đó bong chóc da, bệnh nhân sẽ cảm thấy thoải mái và khỏe hơn.

    Bệnh sởi có thể tự khỏi khi được chăm sóc đúng cách tại nhà mà không để lại bất kỳ di chứng nào. Tuy nhiên, nếu người bệnh sởi có thể trạng yếu hoặc mắc bệnh nền, bị suy giảm miễn dịch nguy cơ biến chứng sẽ cao hơn. Một số biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra khi trẻ bị bệnh sởi như: viêm phổi, viêm não, viêm màng não, viêm dạ dày ruột, viêm loét giác mạc, lao tiến triển,…

    Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm nhưng đã có vaccine phòng bệnh vì vậy để không bị mắc bệnh biện pháp phòng bệnh tốt nhất là tiêm phòng vaccine.

    Bị sởi có nên tắm không?- Ảnh 1.

    Việc tắm khi bị sởi giúp cơ thể tránh khỏi bội nhiễm.

    Có nhiều quan điểm cho rằng những bệnh nhân sởi phải kiêng nước vì phải kiêng nước nên người bệnh sởi không được tắm, lý do là cơ thể đang sốt cao, tắm sẽ nhiễm lạnh, bệnh sẽ lặn vào trong khiến bệnh lâu khỏi và từ đó nguy hiểm tính mạng. Tuy nhiên, khoa học hiện đại đã chứng minh, người bị sởi không cần kiêng nước. Trẻ em hay người lớn bị sởi vẫn có thể tắm. Mặc dù vậy, trẻ bị sởi hoặc người lớn bị mắc sởi cần lưu ý, việc không phải kiêng nước không có nghĩa là được nghịch nước ngâm nước trong thời gian dài như người khỏe mạnh. Bởi khi bị bệnh thể trạng yếu hơn bình thường nên việc tiếp xúc lâu với nước sẽ khiến cơ thể bị nhiễm lạnh và do đó làm cho bệnh sởi thêm nặng.

    Trên thực tế những bệnh nhân bị bệnh sởi vẫn được khuyên nên tắm rửa sạch sẽ và đây cũng là một trong những phương pháp hỗ trợ điều trị đối với bệnh này. Khi bị bệnh cơ thể phát sốt khiến người ngứa ngáy, khó chịu. Khi ngứa ngáy khó chịu thì rất hay gãi mà gãi dễ gây ra nhiễm trùng da đặc biệt là trẻ con không thể làm chủ được. Vì thế, việc kiêng khem quá mức khi chăm sóc trẻ bị sởi lại chính là nguyên nhân khiến bệnh gây biến chứng nguy hiểm.

    Theo y học cổ truyền bị sởi tắm với các loại lá rất tốt cho cơ thể, không chỉ điều trị một số bệnh ngoài da, và đặc biệt hơn nó còn hỗ trợ điều trị bệnh sởi một cách hiểu quả và an toàn. Các loại lá này không chỉ sát khuẩn mà có tác dụng làm cho bệnh sởi lặn nhanh và giúp cơ thể nâng cao sức đề kháng.

    Có thể tham khảo một số loại lá cây tắm trị sởi như: Lá trà xanh, lá bạc hà, lá và vỏ bưởi, lá dâu, lá khế, mướp đắng…Các loại lá này được lựa chọn kỹ, đun sôi để nguội sau đó tắm nhanh cho người bệnh sởi.

    Ngoài ra, có thể dùng sản phẩm dược mỹ phẩm có đặc tính dịu nhẹ để hỗ trợ loại bỏ mồ hôi, tế bào chết, các vi khuẩn, vi trùng bám trên bề mặt da giúp da thông thoáng, sạch sẽ. Không nên dùng các sản phẩm có tính tẩy rửa mạnh. Việc tắm rửa cũng cần phải được hướng dẫn bởi nhân viên y tế nên tắm nhanh với nước ấm, tắm trong phòng kín gió tránh nơi có gió lùa, không kỳ cọ quá kỹ, không ngâm nước quá lâu.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ- Ảnh 1.

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ...

    Trẻ ho sặc sụa, quấy khóc, đừng chủ quan với nguy cơ mắc dị vật

    (Thông tin sức khỏe) - Nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan khi thấy trẻ ho, quấy khóc chỉ nghĩ trẻ đùa nghịch,...
    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ- Ảnh 1.

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ...

    Trẻ ho sặc sụa, quấy khóc, đừng chủ quan với nguy cơ mắc dị vật

    (Thông tin sức khỏe) - Nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan khi thấy trẻ ho, quấy khóc chỉ nghĩ trẻ đùa nghịch,...
    Khi mắc sốt xuất huyết cần chú ý theo dõi những gì?- Ảnh 2.

    Khi mắc sốt xuất huyết cần chú ý theo dõi những gì?

    (Thông tin sức khỏe) - Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm xảy ra quanh năm và thường gặp vào mùa mưa. Hiện bệnh...

    bạn Nên đọc!

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh khu vực ngập lụt do mưa bão.

    Bị sởi có nên tắm không?

    Trong y học hiện đại bệnh sởi được gây ra bởi virus thuộc nhóm Paramyxovirus, chúng có phương thức lây bệnh là người lây sang người thông qua không khí, qua đồ vật. Có nhiều câu hỏi đặt là những người bị bệnh sởi có cần kiêng nước không, có tắm được không?

    Thời gian ủ bệnh của bệnh sởi thường 1 đến 3 tuần. Tùy theo cơ địa của mỗi người thời gian ủ bệnh cũng khác nhau. Biểu hiện ban đầu của người mắc bệnh sởi đó là phát sốt, viêm đường hô hấp, ho, viêm kết mạc.

    Sau 3 đến 5 ngày khởi phát, sẽ xuất hiện các triệu chứng có hạt nổi trong miệng trước khi phát ban. Sau đó các nốt ban chẩn sẽ xuất hiện từ đầu mặt, thân và tứ chi.

    Người sốt cao đến 40°C, viêm kết mạc, sưng quanh hốc mắt, sợ ánh sáng, người mệt mỏi, ho khan và ngứa ngáy toàn thân. Sau 3 đến 5 ngày, phát ban thì cơ thể giảm sốt, các vết ban mờ dần, và sau đó bong chóc da, bệnh nhân sẽ cảm thấy thoải mái và khỏe hơn.

    Bệnh sởi có thể tự khỏi khi được chăm sóc đúng cách tại nhà mà không để lại bất kỳ di chứng nào. Tuy nhiên, nếu người bệnh sởi có thể trạng yếu hoặc mắc bệnh nền, bị suy giảm miễn dịch nguy cơ biến chứng sẽ cao hơn. Một số biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra khi trẻ bị bệnh sởi như: viêm phổi, viêm não, viêm màng não, viêm dạ dày ruột, viêm loét giác mạc, lao tiến triển,…

    Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm nhưng đã có vaccine phòng bệnh vì vậy để không bị mắc bệnh biện pháp phòng bệnh tốt nhất là tiêm phòng vaccine.

    Bị sởi có nên tắm không?- Ảnh 1.

    Việc tắm khi bị sởi giúp cơ thể tránh khỏi bội nhiễm.

    Có nhiều quan điểm cho rằng những bệnh nhân sởi phải kiêng nước vì phải kiêng nước nên người bệnh sởi không được tắm, lý do là cơ thể đang sốt cao, tắm sẽ nhiễm lạnh, bệnh sẽ lặn vào trong khiến bệnh lâu khỏi và từ đó nguy hiểm tính mạng. Tuy nhiên, khoa học hiện đại đã chứng minh, người bị sởi không cần kiêng nước. Trẻ em hay người lớn bị sởi vẫn có thể tắm. Mặc dù vậy, trẻ bị sởi hoặc người lớn bị mắc sởi cần lưu ý, việc không phải kiêng nước không có nghĩa là được nghịch nước ngâm nước trong thời gian dài như người khỏe mạnh. Bởi khi bị bệnh thể trạng yếu hơn bình thường nên việc tiếp xúc lâu với nước sẽ khiến cơ thể bị nhiễm lạnh và do đó làm cho bệnh sởi thêm nặng.

    Trên thực tế những bệnh nhân bị bệnh sởi vẫn được khuyên nên tắm rửa sạch sẽ và đây cũng là một trong những phương pháp hỗ trợ điều trị đối với bệnh này. Khi bị bệnh cơ thể phát sốt khiến người ngứa ngáy, khó chịu. Khi ngứa ngáy khó chịu thì rất hay gãi mà gãi dễ gây ra nhiễm trùng da đặc biệt là trẻ con không thể làm chủ được. Vì thế, việc kiêng khem quá mức khi chăm sóc trẻ bị sởi lại chính là nguyên nhân khiến bệnh gây biến chứng nguy hiểm.

    Theo y học cổ truyền bị sởi tắm với các loại lá rất tốt cho cơ thể, không chỉ điều trị một số bệnh ngoài da, và đặc biệt hơn nó còn hỗ trợ điều trị bệnh sởi một cách hiểu quả và an toàn. Các loại lá này không chỉ sát khuẩn mà có tác dụng làm cho bệnh sởi lặn nhanh và giúp cơ thể nâng cao sức đề kháng.

    Có thể tham khảo một số loại lá cây tắm trị sởi như: Lá trà xanh, lá bạc hà, lá và vỏ bưởi, lá dâu, lá khế, mướp đắng…Các loại lá này được lựa chọn kỹ, đun sôi để nguội sau đó tắm nhanh cho người bệnh sởi.

    Ngoài ra, có thể dùng sản phẩm dược mỹ phẩm có đặc tính dịu nhẹ để hỗ trợ loại bỏ mồ hôi, tế bào chết, các vi khuẩn, vi trùng bám trên bề mặt da giúp da thông thoáng, sạch sẽ. Không nên dùng các sản phẩm có tính tẩy rửa mạnh. Việc tắm rửa cũng cần phải được hướng dẫn bởi nhân viên y tế nên tắm nhanh với nước ấm, tắm trong phòng kín gió tránh nơi có gió lùa, không kỳ cọ quá kỹ, không ngâm nước quá lâu.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ- Ảnh 1.

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ...

    Trẻ ho sặc sụa, quấy khóc, đừng chủ quan với nguy cơ mắc dị vật

    (Thông tin sức khỏe) - Nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan khi thấy trẻ ho, quấy khóc chỉ nghĩ trẻ đùa nghịch,...
    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ- Ảnh 1.

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ...

    Trẻ ho sặc sụa, quấy khóc, đừng chủ quan với nguy cơ mắc dị vật

    (Thông tin sức khỏe) - Nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan khi thấy trẻ ho, quấy khóc chỉ nghĩ trẻ đùa nghịch,...
    Khi mắc sốt xuất huyết cần chú ý theo dõi những gì?- Ảnh 2.

    Khi mắc sốt xuất huyết cần chú ý theo dõi những gì?

    (Thông tin sức khỏe) - Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm xảy ra quanh năm và thường gặp vào mùa mưa. Hiện bệnh...

    bạn Nên đọc!

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh khu vực ngập lụt do mưa bão.