spot_img
30.3 C
Ho Chi Minh City
Thứ Ba, 1 Tháng 7, 2025
More

    Cá diếc có tác dụng gì?

    spot_img

    1. Cá diếc bổ dưỡng, giúp phòng và điều trị nhiều bệnh

    Cá diếc từ xa xưa đã được các thư tịch Đông y coi như một vị thuốc lành tính và có nhiều tác dụng với sức khỏe, vừa giúp bồi bổ vừa giúp phòng và điều trị nhiều loại bệnh tật. Đông y gọi cá diếc với tên gọi Tức ngư.

    Cá diếc có vị ngọt, tính bình, đi vào các kinh tỳ, vị và đại trường. Sách Lã thị xuân thu có mô tả: “Cá diếc là vật phẩm hảo hạng, từ thời cổ đã rất được ưa chuộng”.

    Cá diếc có công năng kiện Tỳ lợi thấp, hòa trung khai vị, hoạt huyết thông lạc, ôn trung giáng khí; rất thích hợp dùng làm món ăn bổ dưỡng hỗ trợ điều trị các chứng như tỳ vị hư nhược, thủy thũng, viêm loét, viêm phế quản, hen suyễn, đái tháo đường… Phụ nữ sau sinh dùng canh cá diếc hầm có thể bổ hư, thông sữa.

    cá

    Cá diếc có nhiều công dụng với sức khỏe.

    Theo các nghiên cứu khoa học hiện đại, thịt cá diếc rất giàu protein, các acid amin chất lượng cao nhưng rất dễ hấp thu trong đường tiêu hóa. Ngoài ra, trong thịt cá diếc còn rất giàu lipid, omega – 3, vitamin A, D, E, B1, B6, sắt, phốt pho, canxi…

    Cũng theo các nghiên cứu hiện đại, cá diếc là món ăn có tác dụng tốt trong việc bổ dưỡng và phục hồi sức khỏe, cải thiện chức năng tiêu hóa làm giảm các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu, lợi tiểu, giảm phù nề, hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến thận, bồi bổ sức khỏe cho phụ nữ sau sinh giúp phục hồi sức khỏe và tăng sản xuất sữa.

    Không những vậy, cá diếc còn được chứng minh là có khả năng giúp ức chế kết tập tiểu cầu, chống huyết khối, tốt cho sức khỏe tim mạch, tăng cường trí nhớ, chữa mất ngủ, có khả năng chống viêm, ức chế tế bào ung thư, cải thiện miễn dịch, hỗ trợ điều trị đái tháo đường.

    2. Một số cách chế biến cá diếc tốt cho sức khỏe

    Cá diếc có những cách chế biến thông thường như kho, rán, gỡ thịt nấu canh, nấu cháo… Đây đều là những món ăn rất bổ dưỡng. Ngoài ra, cá diếc còn có nhiều cách chế biến kết hợp với các nguyên liệu khác giúp tăng cường tác dụng đối với sức khỏe.

    2.1 Cá diếc nấu với củ cải trắng

    Nguyên liệu: Cá diếc, củ cải trắng, gừng, gia vị.

    Cách làm: Cá diếc làm sạch, phi thơm gừng và áp nhẹ hai mặt cá; cho thêm củ cải, gừng, nước sôi vào nấu, đến khi nước có màu trắng sữa thì thêm muối, hạ nhỏ lửa và ninh trong khoảng 30-40 phút.

    Tác dụng: Đây là món ăn có tác dụng ôn trung kiện tỳ, lợi thấp hóa ẩm, giúp hỗ trợ tiêu hóa, rất phù hợp với những người tỳ vị hư nhược, tiêu hóa kém, ăn ít, hay bị đầy hơi.

    2.2 Cá diếc nấu cùng sa nhân

    Nguyên liệu: Cá diếc, sa nhân, trần bì, hạt tiêu, gừng, hành lá, gia vị.

    Cách làm: Cá diếc làm sạch. Cho sa nhân, trần bì, hạt tiêu, gừng, hành lá vào trong bụng cá, phi thơm rồi cho thêm nước sôi, ninh nhừ.

    Tác dụng: Đây là món ăn giúp hành khí, lợi thủy, giảm đau bụng, hỗ trợ tiêu hóa, rất thích hợp với những người tiêu hóa kém, chán ăn, bụng đầy trướng.

    2.3 Cá diếc nấu với đậu đỏ

    Nguyên liệu: Cá diếc, đậu đỏ, gừng, gia vị.

    Cách làm: Cá diếc làm sạch, phi thơm, thêm đậu đỏ, gừng và nước sôi. Ninh lửa nhỏ khoảng 2 giờ, cho thêm gia vị vừa ăn.

    Tác dụng: Cá diếc phối hợp với đậu đỏ giúp tăng tác dụng kiện tỳ, lợi tiểu, tiêu phù, rất phù hợp với những người gặp phải tình trạng phù nề, người sau sinh khí huyết hư, tiểu ít….

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Trẻ trên 1 tuổi nên bổ sung sữa như thế nào?- Ảnh 1.

    Trẻ trên 1 tuổi nên bổ sung sữa như thế nào?

    (Thông tin sức khỏe) - Khi trẻ bước sang giai đoạn trên 1 tuổi, sữa không còn là nguồn dinh dưỡng chính mà là...
    8 lỗi thường gặp của người mới đi xe đạp nên lưu ý

    6 bài tập tim mạch tốt nhất cho người muốn giảm cân nhanh chóng

    (Thông tin sức khỏe) - Các bài tập tim mạch có thể làm tăng nhịp tim, thúc đẩy quá trình trao đổi chất, đốt...
    Trẻ trên 1 tuổi nên bổ sung sữa như thế nào?- Ảnh 1.

    Trẻ trên 1 tuổi nên bổ sung sữa như thế nào?

    (Thông tin sức khỏe) - Khi trẻ bước sang giai đoạn trên 1 tuổi, sữa không còn là nguồn dinh dưỡng chính mà là...
    8 lỗi thường gặp của người mới đi xe đạp nên lưu ý

    6 bài tập tim mạch tốt nhất cho người muốn giảm cân nhanh chóng

    (Thông tin sức khỏe) - Các bài tập tim mạch có thể làm tăng nhịp tim, thúc đẩy quá trình trao đổi chất, đốt...
    Magiê và Canxi

    5 cặp thực phẩm bổ sung không nên dùng cùng nhau

    (Thông tin sức khỏe) – Khi dùng cùng lúc nhiều loại thực phẩm bổ sung hoặc với thuốc không có nghĩa là sẽ tốt...

    bạn Nên đọc!

    Trẻ trên 1 tuổi nên bổ sung sữa như thế nào?

    (Thông tin sức khỏe) - Khi trẻ bước sang giai đoạn trên 1 tuổi, sữa không còn là nguồn dinh dưỡng chính mà là thực phẩm bổ sung. Sữa hỗ trợ cho chế độ ăn dặm của bé nên việc bổ sung sữa vẫn rất quan trọng. Tuy nhiên, cách thức bổ sung và loại sữa có thể thay đổi so với giai đoạn dưới 1 tuổi.

    Cá diếc có tác dụng gì?

    1. Cá diếc bổ dưỡng, giúp phòng và điều trị nhiều bệnh

    Cá diếc từ xa xưa đã được các thư tịch Đông y coi như một vị thuốc lành tính và có nhiều tác dụng với sức khỏe, vừa giúp bồi bổ vừa giúp phòng và điều trị nhiều loại bệnh tật. Đông y gọi cá diếc với tên gọi Tức ngư.

    Cá diếc có vị ngọt, tính bình, đi vào các kinh tỳ, vị và đại trường. Sách Lã thị xuân thu có mô tả: “Cá diếc là vật phẩm hảo hạng, từ thời cổ đã rất được ưa chuộng”.

    Cá diếc có công năng kiện Tỳ lợi thấp, hòa trung khai vị, hoạt huyết thông lạc, ôn trung giáng khí; rất thích hợp dùng làm món ăn bổ dưỡng hỗ trợ điều trị các chứng như tỳ vị hư nhược, thủy thũng, viêm loét, viêm phế quản, hen suyễn, đái tháo đường… Phụ nữ sau sinh dùng canh cá diếc hầm có thể bổ hư, thông sữa.

    cá

    Cá diếc có nhiều công dụng với sức khỏe.

    Theo các nghiên cứu khoa học hiện đại, thịt cá diếc rất giàu protein, các acid amin chất lượng cao nhưng rất dễ hấp thu trong đường tiêu hóa. Ngoài ra, trong thịt cá diếc còn rất giàu lipid, omega – 3, vitamin A, D, E, B1, B6, sắt, phốt pho, canxi…

    Cũng theo các nghiên cứu hiện đại, cá diếc là món ăn có tác dụng tốt trong việc bổ dưỡng và phục hồi sức khỏe, cải thiện chức năng tiêu hóa làm giảm các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu, lợi tiểu, giảm phù nề, hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến thận, bồi bổ sức khỏe cho phụ nữ sau sinh giúp phục hồi sức khỏe và tăng sản xuất sữa.

    Không những vậy, cá diếc còn được chứng minh là có khả năng giúp ức chế kết tập tiểu cầu, chống huyết khối, tốt cho sức khỏe tim mạch, tăng cường trí nhớ, chữa mất ngủ, có khả năng chống viêm, ức chế tế bào ung thư, cải thiện miễn dịch, hỗ trợ điều trị đái tháo đường.

    2. Một số cách chế biến cá diếc tốt cho sức khỏe

    Cá diếc có những cách chế biến thông thường như kho, rán, gỡ thịt nấu canh, nấu cháo… Đây đều là những món ăn rất bổ dưỡng. Ngoài ra, cá diếc còn có nhiều cách chế biến kết hợp với các nguyên liệu khác giúp tăng cường tác dụng đối với sức khỏe.

    2.1 Cá diếc nấu với củ cải trắng

    Nguyên liệu: Cá diếc, củ cải trắng, gừng, gia vị.

    Cách làm: Cá diếc làm sạch, phi thơm gừng và áp nhẹ hai mặt cá; cho thêm củ cải, gừng, nước sôi vào nấu, đến khi nước có màu trắng sữa thì thêm muối, hạ nhỏ lửa và ninh trong khoảng 30-40 phút.

    Tác dụng: Đây là món ăn có tác dụng ôn trung kiện tỳ, lợi thấp hóa ẩm, giúp hỗ trợ tiêu hóa, rất phù hợp với những người tỳ vị hư nhược, tiêu hóa kém, ăn ít, hay bị đầy hơi.

    2.2 Cá diếc nấu cùng sa nhân

    Nguyên liệu: Cá diếc, sa nhân, trần bì, hạt tiêu, gừng, hành lá, gia vị.

    Cách làm: Cá diếc làm sạch. Cho sa nhân, trần bì, hạt tiêu, gừng, hành lá vào trong bụng cá, phi thơm rồi cho thêm nước sôi, ninh nhừ.

    Tác dụng: Đây là món ăn giúp hành khí, lợi thủy, giảm đau bụng, hỗ trợ tiêu hóa, rất thích hợp với những người tiêu hóa kém, chán ăn, bụng đầy trướng.

    2.3 Cá diếc nấu với đậu đỏ

    Nguyên liệu: Cá diếc, đậu đỏ, gừng, gia vị.

    Cách làm: Cá diếc làm sạch, phi thơm, thêm đậu đỏ, gừng và nước sôi. Ninh lửa nhỏ khoảng 2 giờ, cho thêm gia vị vừa ăn.

    Tác dụng: Cá diếc phối hợp với đậu đỏ giúp tăng tác dụng kiện tỳ, lợi tiểu, tiêu phù, rất phù hợp với những người gặp phải tình trạng phù nề, người sau sinh khí huyết hư, tiểu ít….

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Trẻ trên 1 tuổi nên bổ sung sữa như thế nào?- Ảnh 1.

    Trẻ trên 1 tuổi nên bổ sung sữa như thế nào?

    (Thông tin sức khỏe) - Khi trẻ bước sang giai đoạn trên 1 tuổi, sữa không còn là nguồn dinh dưỡng chính mà là...
    8 lỗi thường gặp của người mới đi xe đạp nên lưu ý

    6 bài tập tim mạch tốt nhất cho người muốn giảm cân nhanh chóng

    (Thông tin sức khỏe) - Các bài tập tim mạch có thể làm tăng nhịp tim, thúc đẩy quá trình trao đổi chất, đốt...
    Trẻ trên 1 tuổi nên bổ sung sữa như thế nào?- Ảnh 1.

    Trẻ trên 1 tuổi nên bổ sung sữa như thế nào?

    (Thông tin sức khỏe) - Khi trẻ bước sang giai đoạn trên 1 tuổi, sữa không còn là nguồn dinh dưỡng chính mà là...
    8 lỗi thường gặp của người mới đi xe đạp nên lưu ý

    6 bài tập tim mạch tốt nhất cho người muốn giảm cân nhanh chóng

    (Thông tin sức khỏe) - Các bài tập tim mạch có thể làm tăng nhịp tim, thúc đẩy quá trình trao đổi chất, đốt...
    Magiê và Canxi

    5 cặp thực phẩm bổ sung không nên dùng cùng nhau

    (Thông tin sức khỏe) – Khi dùng cùng lúc nhiều loại thực phẩm bổ sung hoặc với thuốc không có nghĩa là sẽ tốt...

    bạn Nên đọc!

    Trẻ trên 1 tuổi nên bổ sung sữa như thế nào?

    (Thông tin sức khỏe) - Khi trẻ bước sang giai đoạn trên 1 tuổi, sữa không còn là nguồn dinh dưỡng chính mà là thực phẩm bổ sung. Sữa hỗ trợ cho chế độ ăn dặm của bé nên việc bổ sung sữa vẫn rất quan trọng. Tuy nhiên, cách thức bổ sung và loại sữa có thể thay đổi so với giai đoạn dưới 1 tuổi.