spot_img
28.9 C
Ho Chi Minh City
Thứ sáu, 18 Tháng mười, 2024
More

    Các biện pháp điều trị áp xe vú

    spot_img

    Nếu áp xe vú tiến triển nhanh và điều trị không hợp lý có thể dẫn đến biến chứng khá nguy hiểm…

    1. Các biện pháp điều trị áp xe vú

    Nguyên tắc chung điều trị áp xe vú là hạn chế nhiễm trùng. Tùy tình trạng, giai đoạn viêm và áp xe vú, có thể áp dụng biện pháp điều trị khác nhau.

    Các biện pháp chung bao gồm:

    • Dùng thuốc thuốc giảm đau, kháng viêm, hạ sốt.
    • Dùng kháng sinh chống tụ cầu.
    • Chườm ấm/massage vú.
    • Chọc hút mủ, chích rạch dẫn lưu ổ áp xe vú…

    2. Cách dùng thuốc điều trị áp xe vú

    Các biện pháp điều trị áp xe vú- Ảnh 1.

    Thuốc chống viêm làm giảm sưng đau trong áp xe vú.

    2.1. Thuốc giảm đau, hạ sốt, giảm viêm

    Do áp xe vú dẫn đến sưng đau, sốt nên sử dụng thuốc giảm đau, hạ sốt, kháng viêm là một trong những chỉ định sớm.

    – Paracetamol được xem là thuốc giảm đau/hạ sốt đầu tay trong điều trị sốt và đau ở phụ nữ cho con bú. Thuốc không nên sử dụng ở bệnh nhân đang suy gan, thận. Cần thận trọng ở bệnh nhân có tiền sử rối loạn chức năng gan.

    – Ibuprofen được sử dụng trong các trường hợp đau nhẹ và vừa, đau khu trú và giảm viêm. Khi sử dụng thuốc có thể xảy ra một số tác dụng không mong muốn như: Gây viêm loét dạ dày, tá tràng; làm giảm lưu lượng máu tới thận, Một số tác dụng phụ nguy hiểm hơn (nhưng hiếm gặp) như phản ứng dị ứng như phù mặt, khó thở, phát ban trên da, khó thở, đau ngực, giảm thị lực…

    Để ngăn ngừa các tác dụng phụ, bệnh nhân cần thông báo với bác sĩ điều trị về: Tiền sử dị ứng; các loại thuốc đang sử dụng kể cả vitamin vì một số thuốc gây tương tác không tốt khi dùng chung với ibuprofen; tiền sử bệnh hen suyễn, bệnh gan thận, tăng huyết áp, rối loạn đông máu, bệnh tự miễn…

    Thuốc cần được uống khi no, có thể phải phối hợp với thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày.

    2.2 Sử dụng kháng sinh

    Sử dụng kháng sinh trong điều trị áp xe vú là cần thiết, nhưng cần lựa chọn kháng sinh để không gây hại cho em bé (qua sữa mẹ).

    Kháng sinh nhóm beta-lactam như flucloxacillin, cloxacillin, dicloxacillin được khuyến cáo trong điều trị viêm vú do tụ cầu S. aureus.

    – Flucloxacillin: Được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm trùng do tụ cầu kháng benzylpenicillin. Có thể sử dụng thuốc flucloxacilin cho phụ nữ cho con bú. Mặc dù thuốc có thể vào sữa mẹ nhưng chưa có bằng chứng về tác hại của thuốc gây ra cho trẻ bú mẹ.

    – Cloxacillin: Được điều trị các bệnh nhiễm trùng do tụ cầu theo kết quả kháng sinh đồ. Thuốc có thể bài tiết qua sữa mẹ, nhưng với nồng độ thấp và cũng chưa có nhiều bằng chứng về tác dụng có hại của cloxacillin cho trẻ sơ sinh. Chính vì thế thuốc có thể được chỉ định dùng trong trường hợp áp xe vú ở phụ nữ đang cho con bú. Cần lưu ý thận trọng khi dùng hàm lượng cloxacillin 2g.

    – Dicloxacillin: Điều trị trong những trường hợp nghi ngờ nhiễm trùng do tụ cầu kháng thuốc trước khi có kết quả kháng sinh đồ. Nếu kết quả kháng sinh đồ cho thấy nhiễm trùng không phải là tụ cầu đề kháng, thì không nên tiếp tục điều trị bằng dicloxacillin.

    Thuốc bài tiết qua sữa mẹ và có thể gây ra sự thay đổi hệ vi khuẩn đường ruột của trẻ. Do đó nên thận trọng khi dùng dicloxacillin cho phụ nữ đang cho con bú và chỉ sử dụng ở liều khuyến cáo thông thường.

    3. Các biện pháp khác

    – Chườm ấm, massage vú: Các phương pháp này giúp giảm tắc sữa, tan khối áp xe do tắc tia sữa. Ngoài ra cần dùng sử dụng áo hỗ trợ cho ngực giúp làm giãn dây chằng cooper, giảm phù nề và làm vú bớt đau khi người mẹ di chuyển.

    – Chọc hút/chích áp xe dẫn lưu mủ: Khi ổ áp xe vú đã hình thành, có mủ thì phương pháp chọc hút mủ dưới sự kiểm soát của siêu âm là biện pháp điều trị đầu tay.

    Sau khi chọc hút ổ mủ, rửa vết chích bằng oxy già, thuốc sát khuẩn betadin. Đặt ống dẫn lưu, thay băng hàng ngày, đến khi sạch hết mủ.

    Cần kết hợp với vắt hết sữa tự nhiên thường xuyên vì đây là một phần thiết yếu của việc điều trị áp xe vú.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Viêm đa rễ thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa- Ảnh 1.

    Viêm đa rễ thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

    (Thông tin sức khỏe) – Viêm đa rễ thần kinh là một rối loạn viêm hiếm gặp của hệ thần kinh ngoại biên, làm...
    Phản xạ Moro ở trẻ sơ sinh hay tình trạng giật mình bởi tiếng động lớn hay chuyển động, hành động này chỉ kéo dài trong vài giây là hiện tượng sinh lý bình thường.

    Hay giật mình ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm?

    (Thông tin sức khỏe) - Trẻ sơ sinh hay bị giật mình (phản xạ Moro) bởi tiếng động lớn hay chuyển động, tình trạng...
    Viêm đa rễ thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa- Ảnh 1.

    Viêm đa rễ thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

    (Thông tin sức khỏe) – Viêm đa rễ thần kinh là một rối loạn viêm hiếm gặp của hệ thần kinh ngoại biên, làm...
    Phản xạ Moro ở trẻ sơ sinh hay tình trạng giật mình bởi tiếng động lớn hay chuyển động, hành động này chỉ kéo dài trong vài giây là hiện tượng sinh lý bình thường.

    Hay giật mình ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm?

    (Thông tin sức khỏe) - Trẻ sơ sinh hay bị giật mình (phản xạ Moro) bởi tiếng động lớn hay chuyển động, tình trạng...
    Những thực phẩm chứa nhiều Magie bạn nên bổ sung để cơ thể khỏe mạnh

    Bị chuột rút và mệt mỏi phải làm thế nào?

    (Thông tin sức khỏe) – Thiếu magiê có thể gây nên tình trạng chuột rút đột ngột, căng cơ, chóng mặt hoặc mệt mỏi…...

    bạn Nên đọc!

    Viêm đa rễ thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

    (Thông tin sức khỏe) – Viêm đa rễ thần kinh là một rối loạn viêm hiếm gặp của hệ thần kinh ngoại biên, làm tổn thương một phần tế bào thần kinh dẫn đến yếu cơ, liệt hoặc rối loạn cảm giác. Tỷ lệ mắc bệnh trên thế giới hàng năm khoảng 1 đến 2 /100.000 người mỗi năm.

    Các biện pháp điều trị áp xe vú

    Nếu áp xe vú tiến triển nhanh và điều trị không hợp lý có thể dẫn đến biến chứng khá nguy hiểm…

    1. Các biện pháp điều trị áp xe vú

    Nguyên tắc chung điều trị áp xe vú là hạn chế nhiễm trùng. Tùy tình trạng, giai đoạn viêm và áp xe vú, có thể áp dụng biện pháp điều trị khác nhau.

    Các biện pháp chung bao gồm:

    • Dùng thuốc thuốc giảm đau, kháng viêm, hạ sốt.
    • Dùng kháng sinh chống tụ cầu.
    • Chườm ấm/massage vú.
    • Chọc hút mủ, chích rạch dẫn lưu ổ áp xe vú…

    2. Cách dùng thuốc điều trị áp xe vú

    Các biện pháp điều trị áp xe vú- Ảnh 1.

    Thuốc chống viêm làm giảm sưng đau trong áp xe vú.

    2.1. Thuốc giảm đau, hạ sốt, giảm viêm

    Do áp xe vú dẫn đến sưng đau, sốt nên sử dụng thuốc giảm đau, hạ sốt, kháng viêm là một trong những chỉ định sớm.

    – Paracetamol được xem là thuốc giảm đau/hạ sốt đầu tay trong điều trị sốt và đau ở phụ nữ cho con bú. Thuốc không nên sử dụng ở bệnh nhân đang suy gan, thận. Cần thận trọng ở bệnh nhân có tiền sử rối loạn chức năng gan.

    – Ibuprofen được sử dụng trong các trường hợp đau nhẹ và vừa, đau khu trú và giảm viêm. Khi sử dụng thuốc có thể xảy ra một số tác dụng không mong muốn như: Gây viêm loét dạ dày, tá tràng; làm giảm lưu lượng máu tới thận, Một số tác dụng phụ nguy hiểm hơn (nhưng hiếm gặp) như phản ứng dị ứng như phù mặt, khó thở, phát ban trên da, khó thở, đau ngực, giảm thị lực…

    Để ngăn ngừa các tác dụng phụ, bệnh nhân cần thông báo với bác sĩ điều trị về: Tiền sử dị ứng; các loại thuốc đang sử dụng kể cả vitamin vì một số thuốc gây tương tác không tốt khi dùng chung với ibuprofen; tiền sử bệnh hen suyễn, bệnh gan thận, tăng huyết áp, rối loạn đông máu, bệnh tự miễn…

    Thuốc cần được uống khi no, có thể phải phối hợp với thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày.

    2.2 Sử dụng kháng sinh

    Sử dụng kháng sinh trong điều trị áp xe vú là cần thiết, nhưng cần lựa chọn kháng sinh để không gây hại cho em bé (qua sữa mẹ).

    Kháng sinh nhóm beta-lactam như flucloxacillin, cloxacillin, dicloxacillin được khuyến cáo trong điều trị viêm vú do tụ cầu S. aureus.

    – Flucloxacillin: Được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm trùng do tụ cầu kháng benzylpenicillin. Có thể sử dụng thuốc flucloxacilin cho phụ nữ cho con bú. Mặc dù thuốc có thể vào sữa mẹ nhưng chưa có bằng chứng về tác hại của thuốc gây ra cho trẻ bú mẹ.

    – Cloxacillin: Được điều trị các bệnh nhiễm trùng do tụ cầu theo kết quả kháng sinh đồ. Thuốc có thể bài tiết qua sữa mẹ, nhưng với nồng độ thấp và cũng chưa có nhiều bằng chứng về tác dụng có hại của cloxacillin cho trẻ sơ sinh. Chính vì thế thuốc có thể được chỉ định dùng trong trường hợp áp xe vú ở phụ nữ đang cho con bú. Cần lưu ý thận trọng khi dùng hàm lượng cloxacillin 2g.

    – Dicloxacillin: Điều trị trong những trường hợp nghi ngờ nhiễm trùng do tụ cầu kháng thuốc trước khi có kết quả kháng sinh đồ. Nếu kết quả kháng sinh đồ cho thấy nhiễm trùng không phải là tụ cầu đề kháng, thì không nên tiếp tục điều trị bằng dicloxacillin.

    Thuốc bài tiết qua sữa mẹ và có thể gây ra sự thay đổi hệ vi khuẩn đường ruột của trẻ. Do đó nên thận trọng khi dùng dicloxacillin cho phụ nữ đang cho con bú và chỉ sử dụng ở liều khuyến cáo thông thường.

    3. Các biện pháp khác

    – Chườm ấm, massage vú: Các phương pháp này giúp giảm tắc sữa, tan khối áp xe do tắc tia sữa. Ngoài ra cần dùng sử dụng áo hỗ trợ cho ngực giúp làm giãn dây chằng cooper, giảm phù nề và làm vú bớt đau khi người mẹ di chuyển.

    – Chọc hút/chích áp xe dẫn lưu mủ: Khi ổ áp xe vú đã hình thành, có mủ thì phương pháp chọc hút mủ dưới sự kiểm soát của siêu âm là biện pháp điều trị đầu tay.

    Sau khi chọc hút ổ mủ, rửa vết chích bằng oxy già, thuốc sát khuẩn betadin. Đặt ống dẫn lưu, thay băng hàng ngày, đến khi sạch hết mủ.

    Cần kết hợp với vắt hết sữa tự nhiên thường xuyên vì đây là một phần thiết yếu của việc điều trị áp xe vú.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Viêm đa rễ thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa- Ảnh 1.

    Viêm đa rễ thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

    (Thông tin sức khỏe) – Viêm đa rễ thần kinh là một rối loạn viêm hiếm gặp của hệ thần kinh ngoại biên, làm...
    Phản xạ Moro ở trẻ sơ sinh hay tình trạng giật mình bởi tiếng động lớn hay chuyển động, hành động này chỉ kéo dài trong vài giây là hiện tượng sinh lý bình thường.

    Hay giật mình ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm?

    (Thông tin sức khỏe) - Trẻ sơ sinh hay bị giật mình (phản xạ Moro) bởi tiếng động lớn hay chuyển động, tình trạng...
    Viêm đa rễ thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa- Ảnh 1.

    Viêm đa rễ thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

    (Thông tin sức khỏe) – Viêm đa rễ thần kinh là một rối loạn viêm hiếm gặp của hệ thần kinh ngoại biên, làm...
    Phản xạ Moro ở trẻ sơ sinh hay tình trạng giật mình bởi tiếng động lớn hay chuyển động, hành động này chỉ kéo dài trong vài giây là hiện tượng sinh lý bình thường.

    Hay giật mình ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm?

    (Thông tin sức khỏe) - Trẻ sơ sinh hay bị giật mình (phản xạ Moro) bởi tiếng động lớn hay chuyển động, tình trạng...
    Những thực phẩm chứa nhiều Magie bạn nên bổ sung để cơ thể khỏe mạnh

    Bị chuột rút và mệt mỏi phải làm thế nào?

    (Thông tin sức khỏe) – Thiếu magiê có thể gây nên tình trạng chuột rút đột ngột, căng cơ, chóng mặt hoặc mệt mỏi…...

    bạn Nên đọc!

    Viêm đa rễ thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

    (Thông tin sức khỏe) – Viêm đa rễ thần kinh là một rối loạn viêm hiếm gặp của hệ thần kinh ngoại biên, làm tổn thương một phần tế bào thần kinh dẫn đến yếu cơ, liệt hoặc rối loạn cảm giác. Tỷ lệ mắc bệnh trên thế giới hàng năm khoảng 1 đến 2 /100.000 người mỗi năm.